talawas blog

Chuyên mục:

Trần Văn Tích – Người trí thức Từ Thức

27/09/2010 | 3:57 sáng | 2 Comments

Tác giả: Trần Văn Tích

Category: Tư tưởng
Thẻ: > > >

Niên hiệu Quang Thái đời Trần ở Hoá Châu có chàng Từ Thức nhờ phụ ấm được bổ chức huyện tể Tiên Du. Cạnh huyện có ngôi chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, cứ mùa hoa nở là người người ngựa xe tấp nập đến xem hoa đông như hội. Tháng hai năm Bính Tý1 có cô gái tuổi chừng mười lăm mười sáu, dung nhan lộng lẫy, phấn điểm sơ sài, cũng đến xem hoa. Nàng vin phải cành giòn nên làm gãy, bị người coi sóc hoa bắt giữ lại. Từ Thức động lòng nghĩa hiệp liền cởi áo cừu gấm trắng đưa vào tăng phòng xin chuộc nàng ra.

Song Từ Thức vốn tính ưa rượu thích đàn, ham thơ mê cảnh, công vụ bê trễ nên thường bị quan trên quở trách. Từ phẫn chí cởi trả ấn tín từ quan ra đi, sống đời phóng khoáng ẩn dật. Một hôm lạc vào động tiên, đền điện Quỳnh Hư, gác Dao Quang, gặp lại thiếu nữ ngày nào, vốn là tiên nữ Giáng Hương. Từ Thức cùng nàng thành duyên chồng vợ. Tình ái tuy mặn nồng nhưng lòng vẫn nhớ nhung trần thế nên hằng ký thác tâm cảnh vào thi ca. Rồi Từ Thức ngỏ ý muốn tạm về thăm quê. Giáng Hương biết là không thể giữ, hai người gạt lệ chia tay. Chỉ trong chớp mắt, Từ Thức về đến nhà, nhưng quê cũ đã đổi đời, tứ bề lạ hoắc. Chỉ duy núi non, khe suối là vẫn như xưa. Hỏi ra thì đang dưới triều nhà Lê, niên hiệu Diên Ninh năm thứ năm2. Từ Thức bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào dãy Hoàng Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất.

Từ Thức thích cuộc sống phóng khoáng hào hoa, trí thức không chấp nhận cảnh đời kềm cặp ngu dân. Từ Thức vì giai nhân mà can thiệp với tăng chúng; như vậy Từ Thức không dưng liên quan vào chuyện chẳng dính dáng gì đến mình. Đó là thái độ dấn thân của trí thức, theo quan niệm của Sartre. Từ Thức chuộc lại tự do cho Giáng Hương, trí thức lên tiếng vì tự do của dân tộc. Từ Thức treo ấn từ quan, trí thức vứt bỏ chức vụ mà di tản, vượt biển, vượt biên. Từ Thức thôi việc theo tinh thần Đào Tiềm, chẳng chịu bó thân chỉ vì năm đấu gạo; trí thức dẫu được cách mạng đãi ngộ vẫn chẳng buồn vào biên chế nhà nước. Từ Thức cưỡng lệnh thượng cấp, trí thức không cam tâm lột xác, biến chất. Từ Thức lạc lối vào cõi tiên nơi bất tử; trí thức lưu vong sang… thiên đường tư bản đế quốc. Cả hai, khi lên đường, đều cùng mang tâm trạng biết thân mình biết phận mình ra sao. Từ Thức trở về thì cảnh cũ thay đổi qua năm tháng xoay vần, triều đại hưng vong; trí thức sẽ trở về khi cảnh cũ không còn vì thành quả đấu tranh, vì độc tài hết kiếp. Từ Thức và trí thức, như những thành viên của xã hội, đều cùng có những quan hệ rất đa dạng, đều là phần tử của nhiều cộng đồng khác nhau, cho nên cương vị và vai trò tùy hoàn cảnh mà thay đổi. Huống chi bản thân xã hội cũng luôn luôn biến động nên thân phận Từ Thức và trí thức lắm khi dường như không được qui định rõ ràng. Tựa hồ vào một thời điểm nhất định, cả Từ Thức lẫn trí thức đều không quyết định được thân phận của mình. Nhưng chính trong những trường hợp phức tạp đó, vào những hoàn cảnh nhiễu nhương đó, Từ Thức và trí thức như là những con người nhân bản mới phát huy được đặc quyền lựa chọn, mới vận dụng được khả năng quyết định trong tư thế vừa có tự do vừa gánh trách nhiệm.

Tại sao Từ Thức quyết định trở về? Vì Từ Thức là trí thức. Cuộc sống nơi thượng giới đầy đủ, xa hoa, lộng lẫy nhưng vẫn là cuộc sống đơn điệu, nhạt nhẽo, bình lặng. Một cung cách sống như thế trong một bối cảnh sống như vậy không đòi hỏi, không thách thức. Từ Thức, như một trí thức, tìm kiếm sự dấn thân. Từ Thức muốn nhận trách nhiệm. Nhìn cánh buồm xuôi nam, Từ Thức liên tưởng đến những mảnh đời xuôi ngược nơi trần thế. Từ Thức biết là trần thế còn nhiều khổ đau, nhân loại còn nhiều ngu dốt. Có trí tuệ, có kiến thức, Từ Thức không thể chấp nhận cho trí tuệ, kiến thức trở thành vật xa xỉ chốn thiên thai. (Từ Thức không hề là khoa bảng và chỉ nhận một chức quan nhỏ vì được tập ấm.) Sống cuộc sống không cần phấn đấu, Từ Thức thấy cảnh đời bỗng dưng vô nghĩa, vì tự bản chất, Từ Thức trí thức luôn luôn tâm niệm phải theo một lý tưởng thay vì thần phục một chủ nghĩa. Cho nên Từ Thức trở về, có nghĩa là Từ Thức hành động. Nhưng tất cả vấn đề là Từ Thức hành động như thế nào. Theo truyện kể, Từ Thức “rồi sau không biết đi đâu mất“. Từ Thức đi theo Lương Tri, theo Lẽ Phải, theo Công Lý. Câu văn hình thức mơ hồ bất định của Nguyễn Dữ có nội hàm ngữ nghĩa rất rõ rệt, xác định. Bởi vì tất cả giá trị triết học của hành trạng Từ Thức có tiêu điểm hàm nghĩa qui vào động từ trở về.

Sự trở về của Từ Thức là một sự trở về theo lý trí, theo khối óc, không theo cảm tính, không theo thường tình. Giáng Hương phải là một mối tình lớn, nhưng trở về rõ ràng là còn lớn hơn cả Giáng Hương. Bởi lẽ tinh thần trở về đó là tinh thần Trần Văn Bá và chỉ có thể là tinh thần Trần Văn Bá.

Anh sinh năm 1945 tại Sa Đéc. Năm 1966 thân phụ anh, dân biểu Quốc hội Việt Nam Cộng hoà Trần Văn Văn, bị kẻ ác ám sát. Tất cả hành trang người thanh niên 22 tuổi mang theo khi nhập thiên thai du học Pháp quốc là chính nghĩa tự do. Anh đã trở thành một nhân vật lãnh đạo tuổi trẻ, một gương mẫu thanh niên. Anh tự chọn cho mình con đường chông gai bảo vệ ngọn cờ chống cộng. Anh là con chim đầu đàn hướng dẫn tập thể sinh viên quốc gia qua chức vụ Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam Paris. Tờ Thông tin Sinh viên, sau này đổi thành Nguyệt san Nhân bản, với nội dung kêu gọi lòng yêu nước của giới trẻ trước hiểm hoạ xâm lăng của đế quốc đỏ, đuợc phát hành đều đặn. Tổng hội Sinh viên Trần Văn Bá đã tổ chức “Trại hè Nối Vòng Tay Lớn“ cổ vũ sinh viên từ các nước châu Âu về thăm quê hương. Rồi khi miền Nam thất thủ, Anh tổ chức biểu tình, tuần hành tố cáo tội ác cộng sản. Và tháng 09.1984, Anh về nước với tâm nguyện cùng toàn dân thanh toán đại họa toàn trị ngay tại quê nhà. Hành động quyết liệt này là tột đỉnh hành trạng dấn thân của người trí thức Trần Văn Bá. Anh đã lìa bỏ thiên đường tự do, tự nguyện trở về trần thế ngục tù. Vì Anh không thể ích kỷ an nhiên hưởng thụ tự do khi đồng bào anh chưa có tự do. Ngày 08.01.1985, anh cùng một số chiến hữu bị cộng sản hành quyết. Truyền thống dân tộc anh vốn chủ trương sống có đạo lý, sống có trách nhiệm với đời. Anh học là để hành, hiểu là hành đạo. Do hoàn cảnh và học vấn, thời thế tác động lên anh trực tiếp và mạnh mẽ. Cho nên anh có khuynh hướng phản ứng theo tâm trạng kích động vì lòng ái quốc, vì nghĩa tự do.

Còn chúng ta hôm nay? Thực tại và hiện tại nơi cố hương và trong cộng đồng có vẻ như đượm màu không mấy sáng sủa. Chắc là đã có những phút giây cái buồn thấm sâu vào tâm hồn khi thấy bạo quyền có vẻ vẫn còn củng cố được thế lực. Tráng chí vào một lúc nào đó dường như cơ hồ muốn tiêu ma tuy rằng chúng ta cố tự cổ vũ, lòng trung nghĩa e rằng hơn một lần biểu lộ qua những tiếng thở dài, dẫu rằng chúng ta không quen thở dài. Cho nên dòng văn học hải ngoại mới nặng tình hoài cổ, nhớ tiếc cảnh xưa đời cũ. Nghĩa khí không chịu hợp tác với kẻ thù, lòng trong sạch không muốn sống chung cùng bọn người tàn bạo, tránh không muốn để cái nhơ nhuốc dây bẩn đến mình; tất cả những điều đó đôi khi đưa đến tâm trạng an nhiên tự tại, chấp nhận buông xuôi, thậm chí ẩn dật thu mình, tu thiền cầu đạo. Hội chứng Nguyễn Thượng Hiền3 là hệ luận và hệ lụy vì thực tế vốn có khi mạnh hơn ý chí. Nhưng chính trong những hoàn cảnh khó khăn như thế, vai trò trí tuệ mới nổi bật. Cây sồi già trơ trụi và trơ trọi, mất sạch cành sau giông bão vẫn còn gốc cây đủ sức vận chuyển nhựa sống nuôi cây đâm chồi nẩy lộc um tùm.

Hoàn cảnh ly hương của Từ Thức và trí thức thực chất là vong hương. Trong môi trường sinh hoạt đương thời và/hoặc hiện thời, nhất là trong quan trường dành cho Từ Thức và trí thức, nếu muốn tiếp tục sống thì phải biến thể, phải lột xác, phải hoá thân. Biến thể thành một loài bò sát uốn cong mình theo cách ăn nếp ở, văn hoá giáo dục, tư tưởng chính trị của một chế độ mang bản chất phi nhân. Lột xác thành một thứ giun không được phép quằn mặc dầu bị luật lệ tùy tiện, pháp chế sứ quân giày xéo liên miên thô bạo. Hoá thân thành một thể loại phi cầm phi thú theo các tiêu chuẩn của nghề làm quan hoặc của đạo đức cách mạng. Kết quả tất nhiên là Từ Thức phải lên tiên còn trí thức thì lưu vong. Nhưng lên tiên là để tái hồi hạ giới, lưu vong là để dấn thân tranh đấu. Từ Thức cùng trí thức không hề xa hoa hưởng thụ, càng không hề sa đọa trụy lạc.

Lưu vong vốn là một hiện tượng không bình thường trong lịch sử nhân loại, cũng như Từ Thức lên tiên vốn là một huyền thoại từ khi bắt đầu có qui ước xây dựng cộng đồng. Chỉ khi một dân tộc mất quyền tự chủ, chỉ khi bộ máy lãnh đạo công cuộc đấu tranh không còn chỗ đứng ở trong nước thì cuộc vận động cho tự do dân chủ cũng như công tác tuyên truyền cổ vũ mới đành phải chuyển ra nước ngoài. Trong một hoàn cảnh như vậy, chủ lưu của văn hoá, dòng chính của văn học, mà đặc điểm là tính khai phóng, tính nhân bản, không thể phát triển trong tư thế hợp pháp, theo con đường công khai. Văn hoá và văn học chính thống của dân tộc đành phải thoát ly, lưu lạc ra ngoài nước để rồi được chuyển trở lại trong nước bằng con đường hoặc bí mật, hoặc bán công khai. Bất cứ chủ nghĩa toàn trị nào cũng luôn luôn dốc lòng nắm chặt quyền lãnh đạo văn hoá. Đối với chúng, tư tưởng chủ đạo nền văn hoá công khai không phải là tư tưởng phấn đấu cho quyền làm người và quyền làm dân mà là tư tưởng nô dịch ngu dân; văn hoá văn học được đề cao không còn là nền văn hoá văn học ngang tầm thời đại mà là nền văn hoá văn học uốn nắn công dân thần phục chế độ độc đảng. Thực ra đây cũng chỉ là một hiện tượng lịch sử.

Văn hoá văn học nước Đức vào thời Quốc xã là văn hoá văn học do Thomas Mann bảo vệ, qua lời tuyên xưng của Academy of Arts and Letters khi kết nạp nhà văn mà học vị tiến sĩ danh dự đã bị Viện trưởng Viện Đại học Bonn thu hồi trước đó ngày 19.12.1936. Văn hoá văn học nước Pháp trong Đệ nhị Thế chiến là văn hoá văn học do chừng ba vạn trí thức chống chế độ Vichy nên sống lưu vong ở Hoa Kỳ quảng bá qua (1) hoạt động của École Libre des Hautes Études với tạp chí Renaissance xuất bản đều đặn từ năm 1943, bao gồm mọi lĩnh vực triết học, khoa học, xã hội học; (2) mạng lưới báo chí ủng hộ Đồng Minh và nước Pháp tự do mà nổi tiếng nhất là tờ Pour la Victoire; (3) hệ thống truyền tin hướng về quốc nội trong khuôn khổ hoạt động của Office of War Information trên đài BBC; (4) phim ảnh như Salute to France của Jean Renoir; (5) trực tiếp dấn thân vào đại cuộc giải phóng đất nước của trí thức lưu vong mà đại biểu là Antoine de Saint Exupéry và Alain Bosquet. Văn hoá văn học Nga trước ngày cộng sản tiêu tùng chỉ thực sự xứng đáng là văn hoá văn học qua những tác phẩm bị cấm đoán trong nước  và được phổ biến ở nước ngoài như Bác sĩ Jivago của Pasternak phát hành năm 1957 ở Ý, Quần đảo Gulag của Soljenitsyne dịch thuật ấn hành năm 1974 ở Mỹ; cả hai tác phẩm cùng mang lại cho hai tác giả mỗi người một Giải Nobel văn chương mà bạo quyền thuở bấy giờ không cho nhận lãnh. Nét chủ yếu của văn hoá văn học Cuba hiện nay đang ở ngoài đảo quốc. Miami, London, Paris, Madrid đã thay thế La Havanna: Reinaldo Arenas trong La Plantation (Seuil) với bức tranh mô tả các trại lao cải tập trung mà nạn nhân sống kiếp nô lệ da đen thời thực dân chiếm đất; José Triana, nghệ sĩ sân khấu, tác giả La Nuit des Assassins (Gallimard), Heberto Padilla trong tiểu thuyết tự truyện Dans mon Jardin Naissent les Héros (Seuil) v.v…

Phóng chiếu cơ cấu xã hội trí thức, huyền thoại Từ Thức đánh thức lương tri. Lương tri là tình cảm nội tâm thúc đẩy con người làm những việc phải làm, đáng làm. Các quyết lệnh đạo đức của lương tri lắm khi lại nhân danh một chính nghĩa cao cả, một đạo lý công bằng mà khích lệ con người hành xử không theo lẽ thường: cô Kiều bán mình, Jeanne d’Arc lên giàn hoả. Ý thức được thế đứng của mình trong xã hội là điều cần thiết để hoàn thành bổn phận, tất nhiên hoàn thành theo chiều hướng tích cực, xây dựng. Dấn thân có sức hấp dẫn của nó mặc dầu khi dấn thân, con người vốn không chờ đợi được tưởng thưởng, thậm chí có khi còn phải chịu tiếng thị phi. Từ Thức cởi áo chuộc người không phải để mong có ngày gặp Giáng Tiên. Trí thức lăn xả vào việc bảo vệ tự do không phải để được tự do vì – chỉ nói đến trí thức lưu vong tỵ nạn – bản thân họ đã được tự do rồi. Nhưng có dấn thân thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Cho nên các vai chính trong những tác phẩm của Malraux, của Camus qua dấn thân mà thoát ly được tình trạng phi lý của nhân sinh. Dấn thân cũng tạo cơ hội cho con người vượt lên khỏi mình, giúp con người tránh khỏi chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Dấn thân khiến con người tự khẳng định để từ đó hoàn tất được những điều hay đôi điều cao cả hơn tự thân. Dấn thân mang lại bình an cho lương tâm và đưa đến niềm vui của hy sinh. Bởi dấn thân là trí thức.

Từ Thức từng chọn duy lý mà chịu ly tình: Từ Thức xé lòng để lại Giáng Hương với mối tình lớn tiên cảnh. Từ Thức nếu sống trọn đời với Giáng Hương thì đã không là trí thức. Bởi đấy là một sự lựa chọn dễ dãi. Như Từ Thức, trí thức phải biết đâu là lương tri, lý trí, đâu là tình cảm, xúc cảm trên thang thẩm định hành động.

Từ Thức huyền thoại đã trở về và chỉ trở về theo tinh thần Trần Văn Bá. Trí thức lưu vong không trở về, chưa trở về hay chỉ trở về theo tinh thần Từ Thức.

© 2010 Trần Văn Tích

© 2010 talawas


1Tức năm 1396 theo Tây lịch.

2Tức năm 1459 theo Tây lịch.

3Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925) đỗ hoàng giáp lúc mới 25 tuổi nhưng rồi bỏ quan, xuất dương sang Nhật hưởng ứng lời kêu gọi Đông du của Phan Bội Châu. Thất bại trên đường cứu quốc, ông phẫn chí, bỏ vào chùa đi tu và sống những ngày u uất sầu muộn. Ông mất trong một ngôi chùa ở Hàng Châu, Trung Hoa.

Bình luận

2 Comments (bài “Trần Văn Tích – Người trí thức Từ Thức”)

  1. Hà Minh viết:

    Vấn đề là nếu cô gái bị bắt bớ không có “dung nhan lộng lẫy” thì liệu “trí thức” Từ Thức của bác Tích có tự giác dấn thân … cởi áo cừu ra chuộc hay không?

  2. […] NGƯỜI TRÍ THỨC – TỪ THỨC (Trần Văn Tích) Bởi ngoclinhvugia Người trí thức Từ Thức […]

  • talawas - Lời tạm biệt

  • Nói lời chia tay sau 9 năm tồn tại, chúng tôi thiết tha hi vọng vào sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới, thực hiện bởi những người được trang bị những khả năng và phương tiện mà chúng tôi đã không thể có, với cùng một nhiệt thành phấn đấu cho một nền báo chí tự do cho Việt Nam… đọc tiếp >>>

  • Phản hồi mới nhất của độc giả

    talawas blog: Cảm ơn tất cả! Tạm biệt và mong ngày ...
    Trung Thứ: Trích: „Ngoài ra, việc duy trì nhóm khởi...
    Hà Sĩ Phu: LỜI TẠM BIỆT: Buông lơi “một...
    Phùng Tường Vân: Dục Biệt Nhung Dục (Trung Đường) có ...
    Hoài Phi: Chỉ còn vài phút thôi là talawas chính th...
    Hà Sĩ Phu: @ixij Bạn ixij đã gõ đúng chỗ tôi c...
    P: Kính gửi hai bác Lê Anh Dũng và Trung Thứ...
    Hoangnguyen: Không biết những dòng chữ này còn kịp ...
    Trần Quốc Việt: Dear Talawas, Thank you! You're gone now but I ...
    Nguyễn Ước: Xin lỗi. Tôi hơi bị nhớ lầm vài chữ t...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Thời giờ cũng đ...
    Trần Quốc Việt: Hành trang rời Talawas: Live Not By Lies ...
    Hoà Nguyễn: Qua bức thư hết sức nhã nhặn, lịch s...
    Trần Việt: Ôi, nếu được như bác Hữu Tình hình du...
    ixij: Không được tham gia trả lời 3 câu hỏi ...
    Lâm Hoàng Mạnh: Đốt Lò Hương Cũ. Mượn thơ của Th...
    P: Cũng xin góp thêm một bài mới biết :D ...
    Lê Tuấn Huy: Xin gửi anh VQU, TV và những người quan t...
    Khiêm: Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã thực hi...
    Phùng Công Tử: Bị bắt cũng đáng! Vào blog của CoigaiDoL...
    Phùng Công Tử: Nô lệ của văn hóa Trung Quốc: Đi hỏ...
    classicalmood: Bài viết có một số điểm tích cực nh...
    Thanh Nguyễn: Đọc những con số thống kê trong bài vi...
    Phùng Tường Vân: Vĩ Thanh tiễn chị Hoài Thế sự mang ...
    Tiêu Kiến Xương: ĐBA mượn lời ông bác nông dân: "Nói gì...
    dodung: "Sóng lớp phế hưng coi đã rộn......
    Camillia Ngo: Chín năm, một quãng đường dài, Bóng ng...
    Camillia Ngo: Một dân tộc u mê, hèn kém tột độ mớ...
    Thai Huu Tinh: Thưa các bác Trần Việt, Quốc Uy, Tuấn H...
    Phùng Tường Vân: " Thứ nhất, nói mọi thứ đều thối ná...
    Nguyễn Ước: Tôi không vào được Phản hồi bên bài C...
    Tôn Văn: Tiếp theo „Lời tạm biệt“ Câu hỏi...
    Trần Việt: Công bằng mà nói một cách ngắn gọn, Gs...
    Phùng Công Tử: Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơ...
    Bùi Xuân Bách: Việc talawas ngừng hoạt động tuy có là ...
    Nguyễn Chính: Gửi chị Phạm Thị Hoài và Ban Biên tập...
    Lê Tuấn Huy: Việc cảnh giác, tôi đã nói đến. Tôi t...
    vuquocuy: - Tác giả Lê Tuấn Huy đã phát hiện rấ...
    Hạnh Đào: Hơn tuần nay, tôi ngần ngại không muốn ...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Lê Anh Dũng: Bravo ý tưởng tuyệt vời của Arthur, ...
    Thanh Nguyễn: Chào chị Hoài, Cảm ơn tâm huyết và nh...
    Thanh Nguyễn: Cảm ơn ý kiến của anh Hoàng Ngọc Tuấn...
    Hà Minh: Cuộc vui nào cũng phải đến lúc tàn, (al...
    P: Xin có lời cảm ơn gửi đến những ngư...
    Nguyễn Đình Đăng: Tôi lợi dụng chính phản hồi của mình ...
    Arthur: Có nên đề nghi BBT Talawas chơi/hát lại b...
    Phùng Tường Vân: Tôi xin kể thêm truyện này, nghe cũng lâu...
    Hà Sĩ Phu: @ Nam Dao Đây là bài “bình thơ chơi” v...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Cám ơn bác về nhã...
    Trần Việt: Đồng ý với ông Lê Tuấn Huy. Tuy chỉ c...
    Trầm Kha: CÓ THẾ CHỨ! THẾ MỚI 'TIỀN VỆ' CHỨ!...
    Phùng Tường Vân: Hết xảy ! (http://www.talawas.org/?p=26665#co...
    Hoàng Ngọc-Tuấn: Xin thông báo cùng quý vị: Để tiếp n...
    Dương Danh Huy: Cảm ơn bác Phùng Tường Vân và Lâm Hòan...
    Phùng Tường Vân: Đôi lời thưa thêm với bác D.D.Huy, Xin...
    chuha: Mỗi người có một "gu" ăn phở. Riêng t...
    Trương Đức: "Chị Hoài ơi, chị Hoài ơi Niết Bàn nà...
    Phùng Tường Vân: Thưa Bác Dương Danh Huy Xin vội vã trìn...
    Dương Danh Huy: À, có điều tôi muốn nhắc các bác: K...
    hlevan: “Le coeur a ses raisons que la raison ignore” ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Lâm Hòang Mạnh &...
    Phùng Tường Vân: CẨN BẠCH Nhận biết được giới hạ...
    Le Van Hung: Thử lướt qua các trang web Việt Nam, chún...
    Đinh Minh Đạo: Tin TALAWS sẽ ngừng hoạt động làm tôi n...
    Lê Quốc Trinh: Cám ơn tác giả Phạm Hồng Sơn, Nếu c...
    Le Van Hung: "Giáo dục, giáo dục và giáo dục (có l...
    classicalmood: Vậy thì quyết định đóng cửa Talawas, n...
    VanLang: "Merda d’artista" vẫn đang được trưng b...
    Khiêm: Bác Phùng, Một người quen cho biết xếp...
    Nguyễn Đăng Thường: Đập phá & xây dựng “Đạp đổ t...
    Tonnguyen147: Bác Phùng Tường Vân, Người ta không ...
    Hoà Nguyễn: Hôm nay có tin đại biểu Quốc hội Việt...
    Hoà Nguyễn: Báo Người Việt hôm nay đăng toàn văn l...
    Trung Nu Hoang: @ Tạm Biệt talawas. Với lòng quý mến ...
    Tonnguyen147: Bác Trung Thứ và các bác ơi, Chủ Nh...
    VanLang: Đầu thập niên 90 Việt Nam lạm phát phi ...
    Nam Dao: Trình với cả làng Thể ý Trưng Nữ Ho...
    Lâm Hoàng Mạnh: Nâng cốc, cụng ly ... hết váng đầu Nh...
    Hoà Nguyễn: Cứ tưởng nếu khách ngồi bàn chuyện ho...
    Nam Dao: Anh thân mến Quí trọng những việc an...
    Thanh Nguyễn: Talawas trước giờ lâm chung mà vẫn đau ...
    Phùng Tường Vân: Chiếc Cân Thủy Ngân ..."Cứ xét theo ...
    Trung Nu Hoang: Nếu nhà văn Phạm Thị Hoài và BBT Talawas...
    Bắc Phong: bác bị váng đầu thèm uống rượu cứ ...
    Lê Thị Thấm Vân: Ngân trong "là con người", một trích đo...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Tôi xin chia sẻ thê...
    Canuck: Bác Nguyễn Phong, Tui thấy đây là vấn...
    Nguyễn Đình Đăng: Bravo! Như một minh hoạ cho bài này mờ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Tôi đã set up hai...
    Phùng Tường Vân: @Nguyên Phong (http://www.talawas.org/?p=26665#c...
    Nguyễn Phong: Tôi thấy các bác hơi lạc quan và ảo tư...
    Thuận: Chỉ còn ít giờ nữa, Talawas sẽ đóng c...
    Trương Đức: "Nửa ấy… “nói chung là”: nửa dưới...
    Trầm Kha: talawas ơi! oan ức quá! Oan ức quá! Em ...
    Canuck: Tui cám ơn Ban Chủ Nhiệm, Ban Biên Tập Ta...
    Trầm Kha: bác vạch lẹ quá! em há hốc hà lá nho ...
    Trầm Kha: thường thì bác Thường siết... hết bế...
    pham duc le: Tôi đồng ý với bạn Nguyễn Phong, nhưng...
    booksreader: Au plaisir de vous revoir, "một mô hình hoạt...
    Bach Phat Gia: Tôi là độc giả của talawas đã mấy nă...
    Lề Trái: Trong việc tẩm bổ chỉ xin Gia Cát Dự đ...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trầm Kha, bác Đào Nguyên, Xin ...
    Lê Thượng: Nói rằng "So với thảm họa môi trường ...
    Anh Dũng: @1mitee: 1. Muốn SỐNG tới mức "cụ" nh...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng "...phải nghe lời cái dạ dày,...
    Trầm Kha: “Khi cầm cuốn Kinh thánh, tôi đọc với...
    Đào Nguyên: @ bác Nguyễn Phong Tôi đồng thanh tương ...
    Hoà Nguyễn: Sau chuỗi cười khá thoải mái do ông Gia ...
    1mitee: @Anh Dũng "Cả ông Marx, ông Hồ Chí Minh,...
    Bùi Văn Phú: Bạn Trung Nu Hoang ơi, Bạn có khả năng...
    Thái Hữu Tình: Bài vừa mới ra lò, mấy anh (cả mấy ch...
    Canuck: Trong đời tui, có 3 lần / hoàn cảnh xảy...
    Phùng Tường Vân: Lời đề nghị khẩn khoản của tôi Nh...
    Thái Hữu Tình: 1/ Bài nghiên cứu này của ông MTL càng ch...
    Nguyễn Phong: Thực ra ở hải ngoại hiện nay thì có m...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: 1. Cái bạc triệu (VNĐ) c...
    Dương Danh Huy: Bác Hòa Trước hết tôi cảm ơn về l...
    Louis: Trong phút giây chia tay người tình ảo, b...
    Đào Nguyên: Từ lâu ngưỡng mộ bác, biết bác thích ...
    Trầm Kha: Ha ha ha! Bác Trương Đức ơi, Bác "đả t...
    Lê Quốc Trinh: LÊ QUỐC TRINH - LỜI GIÃ BIỆT Thân m...
    vantruong: Thôi thì trước khi giải tán tụ tập tal...
    Đào Nguyên: @Anh Dũng "... - Không có đủ sản phẩm ...
    VietSoul:21: Tôi không nghĩ tài chánh là vấn đề (ch...
    Hoàng Trường Sa: Talawas ơi Ta giã biệt em Như giã từ cu...
    Hoàng Trường Sa: Bauxite Việt Nam: hãy cứu ngay chữ tín! (...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: Thực ra Marx có nói, nói n...
    Lâm Hoàng Mạnh: Chỉ còn vài 28 giờ, Ta Là... Gì sẽ ngh...
    Le Van Hung: Kính thưa các Anh Chị, Từ trước đế...
    Phùng Tường Vân: Bi giờ sắp đến giờ lâm biệt Xin Gia T...
    Hoàng Trường Sa: EM ĐI RỒI Em đã đi rồi thế cũng xong...
    Nguyễn Đăng Thường: Chia tay phút này ai không thấy buồn? Nh...
    Trung Nu Hoang: Tôi cũng có nghe kể chuyện một "học gi...
    peihoh: Tôi không được hỏi ba câu hỏi của tal...
    peihoh: Anh Lại Văn Sâm ơi! Dịch giùm câu này: "...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng Mác nói nhiều về lợi nhuận,...
    Hoà Nguyễn: Ông Huy viết : Điều tôi nói hoàn toàn kh...
    Trương Đức: Đọc cái câu này: "2030: định mệnh đã ...
    Đào Nguyên: Tôi cũng có đọc những câu chuyện với ...
    Camillia Ngo: Nguyễn Khoa Thái-Anh nói "Vũ Huy Quang là m...
    Dương Danh Huy: Bác Hoà Tôi cũng thấy thú vị khi đọ...
    Thanh Nguyễn: Giữa cái lúc "dầu sôi lửa bỏng" thế n...
    Thanh Nguyễn: Nếu vì lý do tài chính mà talawas đóng c...
    Thanh Nguyễn: Oh, Thank you Trầm Hương! We all have our h...
    Hà Minh: Một truyện ngắn quá hay, cảm ơn tác gi...
    Nguyễn Việt Thanh: Trên Talawas bộ cũ, có lần nhà văn Phạm...
    Anh Dũng: Ông Đào Nguyên nói đến "duy lợi". Nhưng...
    Hoàng Trường Sa: BRING ME HAPPINESS Đừng đi Đừng đi Đ...
    Lê Anh Dũng: (tiếp) Nhưng chính nhờ Tin Lành VN như...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Trong cảnh talawas ch...
    Đào Nguyên: Lời ông Vũ Huy Quang làm tôi nhớ tới l...
    Đào Nguyên: @ Nguyễn Khoa Thái Anh Trước khi chiéc thu...
    Trương Nhân Tuấn: Trích : « Người Việt hải ngoại vẫn th...
    Hoàng Trường Sa: Bô xít Việt Nam : Truyền thông Mỹ sắp n...
    khonglaai: Không ngờ anh Bách còn giỏi cả tiến...
    khonglaai: Nếu có giải thưởng talacu thì tôi ti...
    Phùng Tường Vân: Chúc nhau chân cứng đá mềm Chúc nhau an ...
    khonglaai: “Khi nói chuyện với mình họ chỉ nhìn ...