Giải pháp nào tối ưu cho Biển Đông
20/05/2009 | 1:43 chiều | 20 Comments
Category: Chưa phân loại
Để giải quyết hoàn toàn tranh chấp Biển Đông, cần giải quyết 2 vấn đề khó khăn nhất:
1. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scarborough thuộc về nước nào?
2. Mỗi đảo trong các nhóm trên được bao nhiêu hiệu lực trong việc tính vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa?
Để giải quyết một phần tranh chấp, có thể giải quyết vấn đề 2.
Trên lý thuyết, có nhiều trả lời cho câu hỏi 2, thí dụ như:
a) Mỗi đảo được hơn 100% hiệu lực. Điều này có nghĩa nếu một quần đảo thuộc về nước X thì nước đó được EEZ tới gần bờ các nước khác hơn trung tuyến. Tất nhiên giải pháp này phi lý. Ranh giới lưỡi bò của Trung Quốc tương đương với giải pháp này.
b) Mỗi đảo được 100% hiệu lực. Điều này có nghĩa nếu một quần đảo thuộc về nước X thì nước đó được EEZ tới trung tuyến với bờ các nước khác. Thí dụ như Hoàng Sa thuộc về Việt Nam thì Việt Nam được EEZ tới trung tuyến giữa Hoàng Sa và Trung Quốc. Ngược lại, vì Trung Quốc đòi chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trung Quốc “có quyền” đòi EEZ tới trung tuyến giữa Hoàng Sa và các lãnh thổ khác của Việt Nam.
Trên diện pháp lý, chúng ta cần xem có bao nhiêu trường hợp chồng lấn trên thế giới mà các đảo nhỏ cỡ 1-2 km2 hoặc dưới 0.5 km2, như ở Hoàng Sa và Trường Sa được 100% hiệu lực so với đất liền.
Trên diện chiến lược, giải pháp này là con dao hai lưỡi. Trên lý thuyết, Việt Nam có thể dùng con dao đó để chém vào EEZ và thềm lục địa của Trung Quốc và các nước khác và, ngược lại, các nước này có thể dùng nó để chém vào EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.
Đành rằng con dao đó là của Việt Nam, nhưng chúng ta cũng cần xem trên thực tế khả năng chúng ta sử dụng được con dao đó là bao nhiêu, và khả năng Trung Quốc sử dụng được con dao đó để chém chúng ta là bao nhiêu.
c) Mỗi đảo được 0% hiệu lực. Điều này có nghĩa không có đảo nào được nhiều hơn lãnh hải 12 hải lý, những đảo nửa nổi nửa chìm không được ngay cả lãnh hải 12 hải lý.
Giải pháp này là thái cực đối ngược với (b).
Trên diện chiến lược, nếu tất cả các nước Đông Nam Á và nhiều nước trên thế giới ủng hộ điều này thì nó sẽ cản trở phần nào việc Trung Quốc dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để chém vào EEZ và thềm lục địa của Việt Nam. Ngược lại, giải pháp này có nghĩa Việt Nam không dùng con dao đó để chém vào EEZ và thềm lục địa của các nước khác.
Trên diện pháp lý, có nhiều trường hợp chồng lấn với EEZ hay thềm lục địa từ đất liền trong đó các đảo cở các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, hay lớn hơn, đông dân cư hơn được 0% hiệu lực trong việc tính EEZ, thềm lục địa.
d) Mỗi đảo được một phần hiệu lực, eg, 5%, 10%, 20%, vv, hoặc 18 hải lý, 24 hải lý, 30 hải lý, vv, có thể tuỳ theo kích thước của mỗi đảo. Đây là một giải pháp nằm giữa (b) và (c).
e) Mỗi đảo được một phần hiệu lực tuỳ theo vị trí của nó. Thí dụ như nếu đảo nằm trong phạm vi EEZ 200 hải lý của nước khác thì nó được từ 0 tới 10% hiệu lực, nếu nằm ngoài thì nó được 10 tới 50% hiệu lực. Đây là một giải pháp nằm giữa (b) và (c).
f) Xin Toà án Công lý Quốc tế ban một Ý kiến Tư vấn về mỗi đảo được bao nhiêu hải lý EEZ và thềm lục địa. Đây là giải pháp công bằng nhất. Tuy Ý kiến Tư vấn của Toà không có tính chất rang buộc, nó là cơ sở công bằng cho các biện pháp ngoại giao và là tiếng nói khách quan, mạnh mẽ để đối trọng cái lưỡi bò Trung Quốc.
Có người tưởng lầm là (b) là giải pháp tối ưu cho Việt Nam vì nó đòi hỏi tối đa biển cho Việt Nam. Trên thực tế, tối đa khác với tối ưu.
Trên thực tế, khi đánh giá một giải pháp, không thể chỉ đánh giá giá trị nếu thành công, mà phải tính cả tính khả thi và hệ quả nếu thất bại, thí dụ đại khái như sau:
x = a * s – (1 – a) * f
x = giá trị của giải pháp
s = giá trị của giải pháp nếu thành công
f = hệ quả của giải pháp nếu thất bại
a = xác suất giải pháp thành công
Đối với giải pháp (b), xác suất thành công khoảng zero cho nên giá trị x hầu như chỉ là tai hại f.
Những giải pháp (c) tới (f), tuy s nhỏ hơn của giải pháp (b) nhưng a lớn hơn của giải pháp (b) cho nên có
thể có giá trị x cao hơn của giải pháp (b).
Trong lựa chọn giữa các giải pháp từ (c) tới (f), một trong những yếu tố quan trọng là giải pháp nào sẽ được nhiều nước ủng hộ nhất.
Trong tất cả các giải pháp, giải pháp (f) là công bằng nhất và dễ được các nước trên thế giới ủng hộ nhất. Vì vậy, tôi thích giải pháp (f) nhất.
Phân tích này nằm trong phạm trù Việt Nam cần làm gì để thoát khỏi hoàn cảnh hiện nay trong tranh chấp Biển Đông, eg, bao gồm cả chưa giải quyết được vấn đề (1).
Nó không nằm trong những phạm trù phán xét luân lý, lịch sử, chính trị. Những phạm trù đó là của các quan toà, luật sư và bồi thẩm đoàn luân lý, lịch sử, chính trị (*).
Chú thích:
(*) Vì những trường hợp chụp mũ, đáng tiếc phải nhấn mạnh là tôi đưa ra phân tích này không phải để đứng trong những hàng ngũ đó.
Bác Hoàng Trường Sa,
Bác nói những giải pháp tôi đề nghị là có lợi cho TQ và Philippines nhất.
Về có lợi cho TQ nhất thì chắc chắn là bác sai. Tạm nói là Trung Quốc đòi nhiều hiệu lực tính EEZ cho HSTS, như bác và bác Trương Nhân Tuấn đòi. Họ không đòi ít hiệu lực cho HSTS như các giải pháp tôi nêu ra.
Hay là bác bảo TQ ngu, không biết đòi cái có lợi cho họ (HSTS có ít hiệu lực) mà lại đòi lầm cái có hại cho họ (HSTS có ít hiệu lực)?
Về có lợi cho Phi và VN phải trả giá thì bác chỉ đúng khi bác chứng minh được là:
1. TQ và các nước ĐNA, bao gồm Phi, sẽ chấp nhận 1 giải pháp ngoại giao trong đó VN được HSTS và HSTS được 100% hiệu lực.
hoặc
2. TQ và các nước ĐNA, bao gồm Phi, sẽ chấp nhận ra toà và toà sẽ xử VN được HSTS và HSTS được 100% hiệu lực.
hoặc
3. VN sẽ dùng sức mạnh để giành được HSTS và 100% hiệu lực cho HSTS.
Bác và bác TNT chưa bao giờ chứng minh được điều đó mà cứ khăng khăng là HSTS phải được 100% hiệu lực.
Sao các bác không chấp nhận giải pháp xin Toà cho Ý kiến Tư vấn về HSTS được bao nhiêu hải lý? Tôi thiết nghĩ như vậy sẽ công bằng nhất.
Bác Hoàng Trường Sa,
Tôi thích nói chuyện đơn giản, dựa trên logic, bình đẳng. Vì vậy khi bác nói “Thưa Bác”, vv, thì tôi ngại lắm, mà càng ngại hơn nếu trước và sau đó bác có thể quy chụp cho tôi “biện minh”, “dọn đường dư luận cho CSVN bỏ HSTS”.
Nhân tiện, nếu bác chưa biết thì tôi nói cho bác khỏi tiếp tục hiểu lầm, quy chụp: Tôi tin rằng ếu CP VN ngày nay, hay bất cứ CP nào trong tương lai, bất kể “CS” hay “TB”, “độc tài” hay “dân chủ”, tự tiện nhường HSTS cho ngoại bang, thì CP đó nên được người dân lật đổ, được cho ra toà xử tội phản quốc.
khi phía VN không ghi hai quần đảo này vào bản đồ thềm lục địa của VN trong hai báo cáo gửi Ủy Ban về Giới Hạn Thềm Lục Địa của LHQ. Từ nay trở đi, các tuyên bố về chủ quyền VN trên HS và TS sẽ bị suy yếu TRẦM TRỌNG, vì TS đã thuộc vào thềm lục địa của Phi Luật Tân (với sự thỏa thuận của VN) còn HS thì đã bị BỎ NGỎ
Chắc bác lầm ở 2 điểm:
1. Sự thật là các báo cáo của VN và Mã có ghi HS, TS và có ghi “(Viet Nam)”.
2. Không có chuyện “TS đã thuộc vào thềm lục địa của Phi Luật Tân” vì trên đời không có chuyện đảo mà lại thuộc vào thềm lục địa. Chỉ có thể có chuyện thềm lục địa thuộc về đảo hay không thuộc về đảo.
LS Nguyễn Hữu Thống cũng có những sai lầm trên.
Thưa Bác Dương Danh Huy,
Cám ơn Bác Huy đã cho thông tin mới về sự đồng thuận giữa Mã Lai Á và VN về việc phân chia phần trùng lặp của thềm lục địa bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của hai nước.
Như vậy là VN đã có thêm một đồng minh (tuy không mạnh lắm do sức mạnh chính trị, ngoại giao và quân sự hạn chế của Mã Lai Á) trong việc đối đầu với TQ về âm mưu chiếm đoạt 80% Biển Đông của TQ qua bản đồ lưỡi bò.
Tuy nhiên, theo ngu ý của tôi, VN đã phải trả cái giá QUÁ ĐẮT là từ bỏ chủ quyền của mình không những chỉ ở Trường Sa mà còn ở Hoàng Sa nữa, khi phía VN không ghi hai quần đảo này vào bản đồ thềm lục địa của VN trong hai báo cáo gửi Ủy Ban về Giới Hạn Thềm Lục Địa của LHQ. Từ nay trở đi, các tuyên bố về chủ quyền VN trên HS và TS sẽ bị suy yếu TRẦM TRỌNG, vì TS đã thuộc vào thềm lục địa của Phi Luật Tân (với sự thỏa thuận của VN) còn HS thì đã bị BỎ NGỎ (mà tôi e rằng đã được thỏa thận BÍ MẬT để giao cho TQ như qua lời tuyên bố úp mở của Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng trước đây về “tiến triển” của cuộc thương thuyết ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa VN và TQ).
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-06-01-voa16.cfm
“Ô. Hoàng Trường Sa rõ ràng là không biết vô duyên và trơ trẽn là gì, vẫn gân cổ nhận vơ đại diện cho thiên hạ. Phải tự so sánh “phe ta” với… các lãnh đạo đảng CSVN thì đủ thấy là dơ dáng và tuyệt vọng đến mức nào! Dưới mắt tôi, sự so sánh ấy có từ lâu rồi.” (trích lời ông Phạm Quang Tuấn)
Tôi rất buồn vì phải trả lời những ý kiến như loại này. Nhưng đành phải nói vài lời thôi vì tôi nghĩ ông PQT đã buộc cho tôi cái tội “nhận vơ đại diện cho thiên hạ” (nguyên văn của ông PQT). Xin ông vui lòng chỉ cho tôi và mọi người thấy là trong ý kiến của tôi về bài của ông Trương Thái Du, có đoạn nào hay câu nào mà tôi đã nói tôi là ĐẠI DIỆN của nhóm nào hay của cá nhân nào. Nếu ông không chỉ ra được thì xin ông nên im miệng lại tốt hơn vì nếu không bạn đọc sẽ nói ai là vô duyên và trơ trẽn thì có lẽ không mấy đẹp, thưa ông.