talawas blog

Chuyên mục:

Tính “chính / nguỵ” của quyền lực nhà nước (1)

15/03/2009 | 5:01 sáng | 2 Comments

Tác giả: La Thành

Category: Chính trị - Xã hội, Tư tưởng
Thẻ: > >

… quan sát cho thấy thực tiễn cầm quyền của Đảng Cộng sản đang đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng, đặc biệt là câu hỏi về tính chính nghĩa của quyền lực chính trị của nó…

“Nguỵ” và “chính”

Trên một diễn đàn liên mạng, một công dân mạng (hẳn tuổi đời còn rất trẻ) nêu câu hỏi: “[…] Chữ nguỵ trong Mỹ – nguỵ có nghĩa như thế nào? Có ai biết xin chỉ giùm. Kính.”

Câu hỏi đã được một mạng hữunick Nguỵ Xưa tường giải như sau.

“Theo từ điển Thiều Chửu, trong Hán Văn có hai chữ ‘ngụy‘:

(I) 僞  1. Dối trá.  2. Trộm giữ lấy; như kẻ loạn thần lên cướp ngôi của chúa gọi là ngụy triều 僞朝.

(II) 魏 […]

Trước năm 1975 chính quyền Hà Nội coi chính quyền Cộng hoà miền Nam (Sài Gòn) là ngụy (chữ 僞) làm ‘tay sai’ cho Mỹ nên mới có danh từ Mỹ-Ngụy […]”

Được biết rằng trong sách giáo khoa lịch sử dùng cho các nhà trường phổ thông xuất bản gần đây nhất, khi nói về chế độ chính trị ở miền Nam Việt Nam trước 1975, từ nguỵ đã được cân nhắc thay thế bằng những cụm từ “chính quyền Sài Gòn”, “chính quyền Việt Nam Cộng hoà”. Mặc dầu vậy, từ nguỵ còn lâu mới biến mất trên hiện trường ngữ hội tiếng Việt. Người quan tâm luôn luôn có thể đọc thấy từ này trong nội dung của nhiều tài liệu chính thức đang lưu hành, chẳng hạn như trên website chuyên đề Lịch sử Việt Nam, phần nói về lịch sử [Việt Nam] hiện đại. Hiển nhiên, đây là một sự vi phạm đối với tính khách quan khoa học cần có của sử liệu.

Hẳn là trong Chiến tranh Việt Nam, nguỵ đã từng là một thuật ngữ được guồng máy tuyên truyền chính thống sử dụng với tần suất cao trong sự đối lập với chính – đồng đẳng với “chân chính”, “chính nghĩa”, “chính đáng”, “chính thống” -, một khái niệm mà sở hữu chủ độc quyền đương nhiên là ‘nhà nước – đảng’ và lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản.

Để thuyết phục cho “chính nghĩa” của mình, Đảng Cộng sản đã tiếp cận quyền sở hữu khái niệm này từ nhiều hướng. Trước hết và trên hết, đó là công thức đã nhàm nhạt về tính “tất yếu lịch sử” của sự ra đời, làm chủ thể tiến hành cách mạng, giành chính quyền, xúc tiến chiến tranh[1], thực thi quyền lực chính trị và cuối cùng, toàn trị hoá đời sống xã hội của Đảng Cộng sản.

Hướng tiếp cận thứ hai là sự liên tục khẳng định tính “khách quan”, “khoa học” của học thuyết Marx-Lenin đã được các lãnh tụ Đảng tiếp thu và áp đặt thành ý thức hệ của cả dân tộc.

Trải qua nhiều chục năm thực hành và thực hành rất thành công, ngành tuyên truyền của Đảng Cộng sản đã đạt đến trình độ chuyên nghiệp và tinh vi vượt xa mọi lĩnh vực còn lại của thực tiễn cầm quyền. Để thí dụ, trong khi đã cân nhắc loại bỏ đi các thuật ngữ “nguỵ quyền”, “nguỵ quân” trong sách giáo khoa lịch sử, các sử gia của chế độ vẫn tiếp tục sử dụng các thuật ngữ “Đảng ta“, “Nhà nước ta“, “quân và dân ta“, v.v. với dụng ý đánh đồng các thành phần trong hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản với toàn thể quốc dân và xã hội – một phép nguỵ biện về lô-gích và một sự trâng tráo về hành xử.

Trong một sáng kiến [lớn] khác gần đây – cuộc vận động “học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” -, guồng máy tuyên giáo của Đảng Cộng sản đã không xá xót những chi tiêu khổng lồ, những hoang phí vô độ, bằng những cách thức thuần tuý của thực hành tôn giáo, để tiếp tục sơn phết cho nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh, biến con người hoàn toàn trần thế này thành một thứ giáo chủ của chế độ để mưu toan cưỡng đoạt tính chính thống chính trị một cách vô thời hạn.

Song le, quan sát cho thấy thực tiễn cầm quyền của Đảng Cộng sản đang đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng, đặc biệt là câu hỏi về tính chính nghĩa của quyền lực chính trị của nó.

Quyền lực nhà nước, tính chính nghĩa và uy quyền chính trị

Quyền lực (power) của một nhà nước là năng lực của nhà nước đó (của các cá nhân trong bộ máy hoặc của toàn bộ hệ thống nhà nước) trong việc đạt được mục tiêu chính trị của mình, bằng cách khiến một bộ phận xã hội hoặc toàn thể xã hội tuân thủ ý chí của cá nhân hoặc nhóm đang sở hữu các biểu tượng của nhà nước.

Chính nghĩa hay tính chính đáng (legitimacy) của quyền lực nhà nước là điều kiện thuận lợi để quyền lực kia được thực thi, trong đó thủ tục thực thi quyền lực đã được kiến tạo / xác lập trên bình diện xã hội, đồng thời được các chủ thể chấp hành quyền lực thừa nhận về phương diện tâm lý. Một người nào đó có thể có chính nghĩa nhưng không thực sự có quyền lực (thí dụ một ông vua chính danh / lên ngôi một cách hợp lệ nhưng đang phải sống lưu vong); ngược lại một người khác có thể có thực quyền nhưng lại thiếu chính nghĩa / bất chính / phi nghĩa (thí dụ một kẻ tiếm quyền đã làm đảo chính lật đổ nhà vua kia và cướp đoạt các biểu trưng nhà nước của vị quân vương).

Uy quyền (authority) chính trị của một quyền lực nhà nước là ý thức ứng xử [thuận lợi] của xã hội đối với sự tồn tại và thực thi quyền lực của nhà nước đó khi nó sở hữu cả quyền lực lẫn chính nghĩa.

Để thí dụ, ta hãy phân tích tình huống trong đó, người A toan sai khiến người B và bị người B phản ứng: “Anh không có quyền!” Điều đó có nghĩa là người A hoặc không có quyền lực về mặt xã hội (anh ta không sở hữu khả năng khiến được người khác tuân thủ ý chí của mình và đè bẹp được sự chống đối của họ), hoặc anh ta thiếu chính nghĩa (= không được thừa nhận về tâm lý), hoặc anh ta không có cả hai thứ vừa nêu.

Các kiểu thức của chính nghĩa

Tính chính nghĩa thần quyền. Thí dụ điển hình về tính chính đáng loại này là địa vị thống trị của các hoàng đế Ai Cập cổ đại, vốn được lý giải bởi một truyền thuyết về nguồn gốc của đế chế, cho rằng bản thân mỗi một Pharaoh chính là thần Horus, con của thần Osiris.

Một thí dụ khác, ở Đông Á cổ đại, học thuyết Thiên mệnh được phát minh bởi các vua chúa nhà Chu và được các triều đại phong kiến Trung Quốc về sau liên tục áp dụng cũng đã cung cấp tính chính nghĩa thần quyền cho quyền lực của giai cấp thống trị ở đây trong hàng nghìn năm lịch sử, cho đến tận đầu thế kỷ XX. Trong lý thuyết này, ngôi vua là địa vị trung gian giữa Trời và Đất, nhà vua là kẻ “thế Thiên hành đạo” (= thay Trời duy trì đạo đức), và quyền lực của vua là sứ mệnh được Trời giao phó (= “Thiên mệnh”). Về sau, học thuyết quyền lực này còn được phát triển thêm khái niệm Thiên tử (= “con Trời”): vua chính là con của Trời.

Địa vị của giới tăng lữ trong các tôn giáo cũng đưa đến tính chính nghĩa của uy quyền tôn giáo của họ, và nguồn gốc của tính chính đáng ở đây cũng hoàn toàn tương tự như đối với địa vị của các quân vương. Để thí dụ, theo học thuyết chính thống của thần học Gia-tô giáo, chức Giáo hoàng chính là sự kế thừa ngôi vị của Thánh Phê-rô (St. Peter), tông đồ trưởng của Giê-su Ki-tô (Jesus Christ), người được coi là đã được Chúa Giê-su chỉ định trị vì Hội thánh trong hàng chục năm đầu của Công nguyên; điều này (được ghi hẳn vào các niên giám Toà thánh) đã giúp thần thánh hoá và trao tính chính đáng cho quyền lực của mỗi Giáo hoàng kế vị trong suốt lịch sử Toà thánh ở Roma.

Tính chính nghĩa dân sự (tính chính nghĩa thế quyền / thế tục). Tính chính nghĩa dân sự hiện hữu khi một hệ thống chính quyền được đặt căn bản trên sự thoả hiệp bình đẳng giữa các thành viên, những người tất yếu phải liên đới hợp tác vì một số lợi ích chung. Mọi hệ thống có hiến pháp (constitutional system) hoặc hệ thống chính quyền dân cử (representational government) hiện đại đều được xây dựng hoặc trên một sự đồng thuận căn bản tuân thủ những quy tắc nhất định, hoặc – ít nhất – trên một giả định có thể kiểm chứng được rằng một sự đồng thuận căn cốt (giữa các thành viên của hệ thống), tuân thủ những quy tắc nhất định, là đang hiện hữu. Một nhà nước có hiến pháp hiện đại sẽ khiến cho một [trong những] đặc trưng của tính chính nghĩa dân sự trở nên đặc biệt rõ ràng: các cơ quan nhà nước (các công sở) hoạt động dựa trên những chức năng được uỷ thác, chứ không phải chỉ là những con rối trong trò chơi quyền lực của kẻ thống trị. Sự uỷ thác này được thể hiện thông qua chế độ phổ thông đầu phiếu.

Các cội nguồn của chính nghĩa

Ba nguồn gốc của chính nghĩa theo Weber. Nhà xã hội học và kinh tế học người Đức Max Weber đã luận chứng rằng tồn tại ba dạng thức của tính chính đáng, và rằng tất cả các xã hội của loài người – xuyên suốt chiều dài lịch sử – đều được đặt căn bản trên ba dạng thức đó.

  • Uy quyền dựa trên hấp lực (charismatic authority). Thứ chính nghĩa đặt nền tảng trên khả năng dẫn dụ / mê hoặc (the charisma) quần chúng của lãnh tụ; nói riêng, thường dựa trên quan niệm rằng nhà lãnh đạo này có những tố chất phi thường hoặc siêu nhiên nhất định. Thí dụ điển hình: uy quyền của một tù trưởng bộ lạc hoặc một lãnh tụ tôn giáo.
  • Uy quyền dựa trên tập tục (traditional authority). Thứ chính nghĩa đặt nền tảng trên truyền thống; chẳng hạn, dân chúng chấp nhận một chính quyền đơn giản vì nó đã tồn tại suốt bấy lâu và tồn tại trên căn bản những tục lệ, tập quán đã hưng thịnh / được ưa chuộng. Thí dụ: các nền quân chủ.
  • Uy quyền hợp pháp / uy quyền hữu lý (legal/rational authority). Thứ chính nghĩa đặt nền tảng trên quan niệm rằng quyền lực của một nhà nước là hệ quả của các thủ tục, nguyên tắc và luật lệ — thường là phức tạp và được soạn thảo ra với tư cách là bộ phận của hiến pháp — đã được thiết đặt. Thí dụ: chế độ dân chủ đại diện.

Trong lý thuyết về tính chính nghĩa của quyền lực chính trị của mình, Weber chưa chỉ ra được rằng chế độ dân chủ sẽ là một trào lưu tất yếu của các nhà nước hiện đại và là thực thể thiết yếu của chính nghĩa chính trị của các nhà nước đó, khi mà các nhà cầm quyền [có thể] được trao cho tính chính đáng thông qua các luật lệ và nguyên tắc được xây dựng bằng lá phiếu. Tuy nhiên, một trong các tiên đoán của Weber có thể đã được nghiệm đúng khi ông khẳng định rằng hoàn toàn có khả năng để một xã hội hiện đại ngược dòng lịch sử và trở nên bị mê hoặc bởi một ban lãnh đạo tàn bạo, có hấp lực, một hiện tượng sau này đã xảy ra trên quê hương Đức quốc của ông dưới thời Adolf Hitler, đồng thời cũng được chứng kiến ở những nơi khác trên thế giới, tỷ như trên nước Ý thời Mussolini, nước Nga và các vệ tinh Xô-viết của nó thời Stalin, hay Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thời Mao Trạch Đông.

Trong một phân tích khác, nhà khoa học chính trị người Pháp Mattei Dogan đã đề xuất một loại hình học (typology) hiện đại hơn về tính chính nghĩa của quyền lực chính trị. Theo Dogan, phép phân loại của Weber (chính nghĩa nhờ truyền thống / nhờ hấp lực tâm lý / nhờ luật pháp) một mặt đã phản ánh được các cội nguồn của uy quyền chính trị trong những những thế kỷ trước, mặt khác lại chưa đủ để bao quát những mối quan hệ phức tạp giữa tính chính nghĩa và các hệ thống chính trị hiện đại. Theo quan điểm của ông, trên thực tế hai cội nguồn đầu tiên của chính nghĩa (nhờ truyền thốngnhờ hấp lực tâm lý) giờ đây đã lỗi thời. Một thí dụ khá gần đây – song không hề mang tính phổ biến – về tính chính đáng có được nhờ hấp lực dẫn dụ có thể là giáo chủ Khomeini ở Iran. Trong khi đó, Dogan khẳng định rằng kiểu uy quyền do truyền thống đã hoàn toàn biến mất, với ngoại lệ hiếm hoi là một vài chế độ ở Trung Đông (chẳng hạn ở Ả-rập Xê-út). Cội nguồn thứ ba của chính nghĩa chính trị trong học thuyết Weber — cái được gọi là tính chính đáng hữu lý hay hợp pháp — được Dogan chỉ ra là một tập hợp của nhiều biến thái phức tạp đến nỗi khó có thể coi nó như vẫn còn cấu thành một xuất xứ đơn nhất của tính chính nghĩa được nữa.

Chính nghĩa chính trị trong các hình thái hiện đại của nhà nước

Ở các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản, chính nghĩa chính trị giành được nhờ nguyên lý thiết lập sự bình đẳng và sự phát triển về kinh tế trong xã hội. Tuy nhiên, các nhà nước cộng sản hiện đại hoặc ngay từ đầu, hoặc vào lúc cuối cùng đã sa vào những phương pháp cai trị toàn trị chủ nghĩa, và đã hoàn toàn thất bại trong các mục tiêu đặt ra về sự bình đẳng kinh tế và xã hội.

Hiến chính luận (constitutionalism) là một khái niệm hiện đại, đòi hỏi rằng một trật tự chính trị phải được cai trị bằng luật lệ. Tư tưởng này hậu thuẫn sự thượng tôn luật pháp bên trên mọi cá nhân, đồng thời hấp thu những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc gia (nationalism), chủ nghĩa dân chủ (democracy) và nguyên lý về một nhà nước [có quyền lực] giới hạn. Hiến chính luận mang đến chính nghĩa chính trị với niềm tin rằng một hành vi là chính đáng khi nó tuân thủ những trình tự kinh thường, là những bộ phận của luật pháp quốc gia. Dạng thái này của chính nghĩa liên đới đến dân chủ như một đảm bảo rằng các trình tự hiến pháp là phù hợp với sự đồng thuận của quảng đại dân chúng.

Ở các nền quân chủ, kẻ thống trị thâu tóm chính nghĩa nhờ một quan niệm phổ biến trong thần dân rằng ông ta là nhà cầm quyền đích đáng trên lãnh thổ. Nhận thức này còn thường được gia cố, bảo vệ bởi sự tuyên truyền cho niềm tin rằng ông ta nhận lãnh một sứ mệnh thiêng liêng để nắm giữ ngôi vị của mình, và rằng cội nguồn của vương triều là thuộc về ý nguyện của thần linh. Ngày nay, dạng thái này của chính nghĩa vẫn tồn tại ở một vài nhà nước quân chủ chuyên chế (absolute monarchy), nơi các quân vương có quyền hành tuyệt đối, chẳng hạn ở Ả-rập Xê-út (Saudi Arabia). Trong khi đó, ở nhiều quốc gia Âu châu (Anh Quốc, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan…), chế độ quân chủ lập hiến (constitutional monarchy) lại đang hưng thịnh: các cội nguồn cổ truyền của chính nghĩa chính trị đã được gắn kết chặt chẽ với những căn cứ dân chủ và hiến chính của phạm trù này.

Hiện nay, trên toàn thế giới, chế độ dân chủ (democracy) đang được nhận thức là xu thế tất yếu của các hình thức nhà nước. Điều này là hệ quả của quan niệm ngày càng phổ biến rằng cội nguồn chung nhất của chính nghĩa chính trị của một nhà nước hiện đại phải liên đới với những nguyên lý dân chủ và phải đáp ứng ý chí của toàn dân. Tuy nhiên, nồng độ của các cội nguồn này vẫn còn khác nhau nhiều giữa các quốc gia được coi (hoặc tự nhìn nhận) là dân chủ: trong khi thường xuyên tuyên bố về sự uỷ thác (the mandate) mà mình nhận lãnh từ nhân dân khi thực thi quyền lực, các chính phủ của các chế độ [“dân chủ”] khác nhau thực tế đang chuyển hoá các quyền lực được uỷ thác theo những cách rất khác nhau. Ở các nền dân chủ khai phóng (liberal democracies), chính nghĩa chính trị của quyền lực nhà nước được trồng cấy trên những cuộc bầu cử thường kỳ tự do và công bằng, được tham gia bởi các đảng phái chính trị không chịu bất cứ một đe doạ hay áp lực nào. Tựu trung, do chỗ chính nghĩa của nhà nước không gắn kết với bất cứ cá nhân hay chính đảng bá quyền nào, các nền chính trị dân chủ khai phóng được xem là có độ ổn định đáng nể. Ở hầu hết các nền dân chủ khai phóng đang được vận hành tốt, chính đảng cầm quyền được thay thế định kỳ một cách hoà bình mà không gây nên bất cứ một xáo trộn hiến chính nào. Đối lập với điều này, ở một nhà nước độc tài, sự thất thế của nhà độc tài và/hoặc phe nhóm độc tài thường dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống nhà nước và các công cụ thể chế gắn kết với nó. Một nhà nước dân chủ khai phóng còn gặt hái tính chính đáng thông qua sự hiện hữu của các công cụ thể chế tiên tiến: một bản hiến pháp (constitution) được biên soạn cẩn trọng / chặt chẽ, những ước lệ / thủ tục hiến chính được tôn trọng và được duy trì nghiêm ngặt bởi một hệ thống tư pháp vô tư. Dưới chế độ dân chủ, quần chúng nhân dân được đảm bảo tham gia / can dự đông đảo vào nền chính trị và các quyết định chính trị của đất nước. Một nền dân chủ mạnh cũng là nơi tác nghiệp của các phương tiện truyền thông (media) độc lập, không thiên vị, nằm ngoài mọi hình thức kiểm duyệt của chính quyền. Một cơ chế kiểm soát và cân bằng (check and balance) – nhằm gìn giữ sự độc lập tương đối và sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực – cũng đang trở nên ngày càng được hoàn thiện và phổ biến trong các thể chế dân chủ. Các nguyên lý dân chủ cũng đảm bảo tính liên tục và ổn định của các chính sách nói chung, của nền kinh tế nói riêng trong điều kiện nhân sự của chính quyền được bầu lên có thời hạn, theo các nhiệm kỳ cố định.

Trở lại với các nhà nước toàn trị – phát-xít hoặc cộng sản. Ở Đức và Italy vào thập niên 1930, chủ nghĩa Quốc xã (Nazism) và chủ nghĩa Phát-xít (Fascism) đều đã từng tuyên bố đại diện cho ý chí của nhân dân một cách trực tiếp hơn và có thẩm quyền hơn so với các nền dân chủ khai phóng. Còn ở các quốc gia cộng sản trong quá khứ và hiện tại, giới cầm quyền thường khẳng định chính nghĩa của mình trên cơ sở họ đã giành được thắng lợi trong một cuộc cách mạng đại chúng, và tuyên bố họ hành động nhân danh quần chúng nhân dân phù hợp với các định lý khoa học của chủ nghĩa Marx. Song le, các nhà nước Quốc xã và Phát-xít đã bị loại khỏi vũ đài chính trị quốc tế vào trước nửa sau của thế kỷ XX, còn những mắt xích quan trọng nhất của chuỗi xích toàn trị cộng sản – Liên Xô và các vệ tinh Đông Âu của nó – thì cũng đã bị chặt đứt kịp trước cuối thế kỷ đó. Bộ phận còn sống sót của hệ thống này – gồm Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Việt Nam, Cuba và Lào thì đang gắng gỏi luồn lách để tiếp tục tồn tại.

(Còn nữa)

© 2009 La Thành


[1] Theo quan điểm của người viết bài này, trong nhiều thời điểm quá khứ, Đảng Cộng sản đã hoặc không tích cực tìm kiếm các cơ hội vãn hồi hoà bình, hoặc chủ động lựa chọn chiến tranh và do đó, phải chia sẻ trách nhiệm trong những hy sinh to lớn về sinh mạng và vật chất của toàn thể dân tộc.

Bình luận

2 Comments (bài “Tính “chính / nguỵ” của quyền lực nhà nước (1)”)

  1. ngominhhai viết:

    Chính thể cộng sản ở Việt Nam có phải là một hệ thống chính thể tam quyền phân lập hay không?
    Như cách nó tuyên truyền nhân dân thay cái xích cũ rồi lại tự tròng cái xích mới [chính thể CSVN] vào cổ mình!

  2. Trần Văn Tích viết:

    Bài viết đăng dang dở nhưng đã có thể phản hồi. Uwe Tellkamps, tác giả “Der Turm”, giải thưởng sách Đức năm 2008, nguyên là bác sĩ tốt nghiệp tại Đông Đức cũ, khi trả lời một bài phỏng vấn (Deutsches Ärzteblatt, Jg.106, Heft 10, 06.März 2009, tr.379) đã tâm sự : “Ich wollte zum Beispiel auf keinen Fall Germanistik studieren.” (Chẳng hạn, tôi từng không bao giờ muốn học ngữ văn Đức.)Tiếng Đức hoặc/và tiếng Việt do chủ nghĩa toàn trị cộng sản sử dụng như là một công cụ đều có những khiếm khuyết ngữ lý, những tỳ vết ngữ nghĩa.

  • talawas - Lời tạm biệt

  • Nói lời chia tay sau 9 năm tồn tại, chúng tôi thiết tha hi vọng vào sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới, thực hiện bởi những người được trang bị những khả năng và phương tiện mà chúng tôi đã không thể có, với cùng một nhiệt thành phấn đấu cho một nền báo chí tự do cho Việt Nam… đọc tiếp >>>

  • Phản hồi mới nhất của độc giả

    talawas blog: Cảm ơn tất cả! Tạm biệt và mong ngày ...
    Trung Thứ: Trích: „Ngoài ra, việc duy trì nhóm khởi...
    Hà Sĩ Phu: LỜI TẠM BIỆT: Buông lơi “một...
    Phùng Tường Vân: Dục Biệt Nhung Dục (Trung Đường) có ...
    Hoài Phi: Chỉ còn vài phút thôi là talawas chính th...
    Hà Sĩ Phu: @ixij Bạn ixij đã gõ đúng chỗ tôi c...
    P: Kính gửi hai bác Lê Anh Dũng và Trung Thứ...
    Hoangnguyen: Không biết những dòng chữ này còn kịp ...
    Trần Quốc Việt: Dear Talawas, Thank you! You're gone now but I ...
    Nguyễn Ước: Xin lỗi. Tôi hơi bị nhớ lầm vài chữ t...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Thời giờ cũng đ...
    Trần Quốc Việt: Hành trang rời Talawas: Live Not By Lies ...
    Hoà Nguyễn: Qua bức thư hết sức nhã nhặn, lịch s...
    Trần Việt: Ôi, nếu được như bác Hữu Tình hình du...
    ixij: Không được tham gia trả lời 3 câu hỏi ...
    Lâm Hoàng Mạnh: Đốt Lò Hương Cũ. Mượn thơ của Th...
    P: Cũng xin góp thêm một bài mới biết :D ...
    Lê Tuấn Huy: Xin gửi anh VQU, TV và những người quan t...
    Khiêm: Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã thực hi...
    Phùng Công Tử: Bị bắt cũng đáng! Vào blog của CoigaiDoL...
    Phùng Công Tử: Nô lệ của văn hóa Trung Quốc: Đi hỏ...
    classicalmood: Bài viết có một số điểm tích cực nh...
    Thanh Nguyễn: Đọc những con số thống kê trong bài vi...
    Phùng Tường Vân: Vĩ Thanh tiễn chị Hoài Thế sự mang ...
    Tiêu Kiến Xương: ĐBA mượn lời ông bác nông dân: "Nói gì...
    dodung: "Sóng lớp phế hưng coi đã rộn......
    Camillia Ngo: Chín năm, một quãng đường dài, Bóng ng...
    Camillia Ngo: Một dân tộc u mê, hèn kém tột độ mớ...
    Thai Huu Tinh: Thưa các bác Trần Việt, Quốc Uy, Tuấn H...
    Phùng Tường Vân: " Thứ nhất, nói mọi thứ đều thối ná...
    Nguyễn Ước: Tôi không vào được Phản hồi bên bài C...
    Tôn Văn: Tiếp theo „Lời tạm biệt“ Câu hỏi...
    Trần Việt: Công bằng mà nói một cách ngắn gọn, Gs...
    Phùng Công Tử: Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơ...
    Bùi Xuân Bách: Việc talawas ngừng hoạt động tuy có là ...
    Nguyễn Chính: Gửi chị Phạm Thị Hoài và Ban Biên tập...
    Lê Tuấn Huy: Việc cảnh giác, tôi đã nói đến. Tôi t...
    vuquocuy: - Tác giả Lê Tuấn Huy đã phát hiện rấ...
    Hạnh Đào: Hơn tuần nay, tôi ngần ngại không muốn ...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Lê Anh Dũng: Bravo ý tưởng tuyệt vời của Arthur, ...
    Thanh Nguyễn: Chào chị Hoài, Cảm ơn tâm huyết và nh...
    Thanh Nguyễn: Cảm ơn ý kiến của anh Hoàng Ngọc Tuấn...
    Hà Minh: Cuộc vui nào cũng phải đến lúc tàn, (al...
    P: Xin có lời cảm ơn gửi đến những ngư...
    Nguyễn Đình Đăng: Tôi lợi dụng chính phản hồi của mình ...
    Arthur: Có nên đề nghi BBT Talawas chơi/hát lại b...
    Phùng Tường Vân: Tôi xin kể thêm truyện này, nghe cũng lâu...
    Hà Sĩ Phu: @ Nam Dao Đây là bài “bình thơ chơi” v...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Cám ơn bác về nhã...
    Trần Việt: Đồng ý với ông Lê Tuấn Huy. Tuy chỉ c...
    Trầm Kha: CÓ THẾ CHỨ! THẾ MỚI 'TIỀN VỆ' CHỨ!...
    Phùng Tường Vân: Hết xảy ! (http://www.talawas.org/?p=26665#co...
    Hoàng Ngọc-Tuấn: Xin thông báo cùng quý vị: Để tiếp n...
    Dương Danh Huy: Cảm ơn bác Phùng Tường Vân và Lâm Hòan...
    Phùng Tường Vân: Đôi lời thưa thêm với bác D.D.Huy, Xin...
    chuha: Mỗi người có một "gu" ăn phở. Riêng t...
    Trương Đức: "Chị Hoài ơi, chị Hoài ơi Niết Bàn nà...
    Phùng Tường Vân: Thưa Bác Dương Danh Huy Xin vội vã trìn...
    Dương Danh Huy: À, có điều tôi muốn nhắc các bác: K...
    hlevan: “Le coeur a ses raisons que la raison ignore” ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Lâm Hòang Mạnh &...
    Phùng Tường Vân: CẨN BẠCH Nhận biết được giới hạ...
    Le Van Hung: Thử lướt qua các trang web Việt Nam, chún...
    Đinh Minh Đạo: Tin TALAWS sẽ ngừng hoạt động làm tôi n...
    Lê Quốc Trinh: Cám ơn tác giả Phạm Hồng Sơn, Nếu c...
    Le Van Hung: "Giáo dục, giáo dục và giáo dục (có l...
    classicalmood: Vậy thì quyết định đóng cửa Talawas, n...
    VanLang: "Merda d’artista" vẫn đang được trưng b...
    Khiêm: Bác Phùng, Một người quen cho biết xếp...
    Nguyễn Đăng Thường: Đập phá & xây dựng “Đạp đổ t...
    Tonnguyen147: Bác Phùng Tường Vân, Người ta không ...
    Hoà Nguyễn: Hôm nay có tin đại biểu Quốc hội Việt...
    Hoà Nguyễn: Báo Người Việt hôm nay đăng toàn văn l...
    Trung Nu Hoang: @ Tạm Biệt talawas. Với lòng quý mến ...
    Tonnguyen147: Bác Trung Thứ và các bác ơi, Chủ Nh...
    VanLang: Đầu thập niên 90 Việt Nam lạm phát phi ...
    Nam Dao: Trình với cả làng Thể ý Trưng Nữ Ho...
    Lâm Hoàng Mạnh: Nâng cốc, cụng ly ... hết váng đầu Nh...
    Hoà Nguyễn: Cứ tưởng nếu khách ngồi bàn chuyện ho...
    Nam Dao: Anh thân mến Quí trọng những việc an...
    Thanh Nguyễn: Talawas trước giờ lâm chung mà vẫn đau ...
    Phùng Tường Vân: Chiếc Cân Thủy Ngân ..."Cứ xét theo ...
    Trung Nu Hoang: Nếu nhà văn Phạm Thị Hoài và BBT Talawas...
    Bắc Phong: bác bị váng đầu thèm uống rượu cứ ...
    Lê Thị Thấm Vân: Ngân trong "là con người", một trích đo...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Tôi xin chia sẻ thê...
    Canuck: Bác Nguyễn Phong, Tui thấy đây là vấn...
    Nguyễn Đình Đăng: Bravo! Như một minh hoạ cho bài này mờ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Tôi đã set up hai...
    Phùng Tường Vân: @Nguyên Phong (http://www.talawas.org/?p=26665#c...
    Nguyễn Phong: Tôi thấy các bác hơi lạc quan và ảo tư...
    Thuận: Chỉ còn ít giờ nữa, Talawas sẽ đóng c...
    Trương Đức: "Nửa ấy… “nói chung là”: nửa dưới...
    Trầm Kha: talawas ơi! oan ức quá! Oan ức quá! Em ...
    Canuck: Tui cám ơn Ban Chủ Nhiệm, Ban Biên Tập Ta...
    Trầm Kha: bác vạch lẹ quá! em há hốc hà lá nho ...
    Trầm Kha: thường thì bác Thường siết... hết bế...
    pham duc le: Tôi đồng ý với bạn Nguyễn Phong, nhưng...
    booksreader: Au plaisir de vous revoir, "một mô hình hoạt...
    Bach Phat Gia: Tôi là độc giả của talawas đã mấy nă...
    Lề Trái: Trong việc tẩm bổ chỉ xin Gia Cát Dự đ...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trầm Kha, bác Đào Nguyên, Xin ...
    Lê Thượng: Nói rằng "So với thảm họa môi trường ...
    Anh Dũng: @1mitee: 1. Muốn SỐNG tới mức "cụ" nh...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng "...phải nghe lời cái dạ dày,...
    Trầm Kha: “Khi cầm cuốn Kinh thánh, tôi đọc với...
    Đào Nguyên: @ bác Nguyễn Phong Tôi đồng thanh tương ...
    Hoà Nguyễn: Sau chuỗi cười khá thoải mái do ông Gia ...
    1mitee: @Anh Dũng "Cả ông Marx, ông Hồ Chí Minh,...
    Bùi Văn Phú: Bạn Trung Nu Hoang ơi, Bạn có khả năng...
    Thái Hữu Tình: Bài vừa mới ra lò, mấy anh (cả mấy ch...
    Canuck: Trong đời tui, có 3 lần / hoàn cảnh xảy...
    Phùng Tường Vân: Lời đề nghị khẩn khoản của tôi Nh...
    Thái Hữu Tình: 1/ Bài nghiên cứu này của ông MTL càng ch...
    Nguyễn Phong: Thực ra ở hải ngoại hiện nay thì có m...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: 1. Cái bạc triệu (VNĐ) c...
    Dương Danh Huy: Bác Hòa Trước hết tôi cảm ơn về l...
    Louis: Trong phút giây chia tay người tình ảo, b...
    Đào Nguyên: Từ lâu ngưỡng mộ bác, biết bác thích ...
    Trầm Kha: Ha ha ha! Bác Trương Đức ơi, Bác "đả t...
    Lê Quốc Trinh: LÊ QUỐC TRINH - LỜI GIÃ BIỆT Thân m...
    vantruong: Thôi thì trước khi giải tán tụ tập tal...
    Đào Nguyên: @Anh Dũng "... - Không có đủ sản phẩm ...
    VietSoul:21: Tôi không nghĩ tài chánh là vấn đề (ch...
    Hoàng Trường Sa: Talawas ơi Ta giã biệt em Như giã từ cu...
    Hoàng Trường Sa: Bauxite Việt Nam: hãy cứu ngay chữ tín! (...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: Thực ra Marx có nói, nói n...
    Lâm Hoàng Mạnh: Chỉ còn vài 28 giờ, Ta Là... Gì sẽ ngh...
    Le Van Hung: Kính thưa các Anh Chị, Từ trước đế...
    Phùng Tường Vân: Bi giờ sắp đến giờ lâm biệt Xin Gia T...
    Hoàng Trường Sa: EM ĐI RỒI Em đã đi rồi thế cũng xong...
    Nguyễn Đăng Thường: Chia tay phút này ai không thấy buồn? Nh...
    Trung Nu Hoang: Tôi cũng có nghe kể chuyện một "học gi...
    peihoh: Tôi không được hỏi ba câu hỏi của tal...
    peihoh: Anh Lại Văn Sâm ơi! Dịch giùm câu này: "...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng Mác nói nhiều về lợi nhuận,...
    Hoà Nguyễn: Ông Huy viết : Điều tôi nói hoàn toàn kh...
    Trương Đức: Đọc cái câu này: "2030: định mệnh đã ...
    Đào Nguyên: Tôi cũng có đọc những câu chuyện với ...
    Camillia Ngo: Nguyễn Khoa Thái-Anh nói "Vũ Huy Quang là m...
    Dương Danh Huy: Bác Hoà Tôi cũng thấy thú vị khi đọ...
    Thanh Nguyễn: Giữa cái lúc "dầu sôi lửa bỏng" thế n...
    Thanh Nguyễn: Nếu vì lý do tài chính mà talawas đóng c...
    Thanh Nguyễn: Oh, Thank you Trầm Hương! We all have our h...
    Hà Minh: Một truyện ngắn quá hay, cảm ơn tác gi...
    Nguyễn Việt Thanh: Trên Talawas bộ cũ, có lần nhà văn Phạm...
    Anh Dũng: Ông Đào Nguyên nói đến "duy lợi". Nhưng...
    Hoàng Trường Sa: BRING ME HAPPINESS Đừng đi Đừng đi Đ...
    Lê Anh Dũng: (tiếp) Nhưng chính nhờ Tin Lành VN như...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Trong cảnh talawas ch...
    Đào Nguyên: Lời ông Vũ Huy Quang làm tôi nhớ tới l...
    Đào Nguyên: @ Nguyễn Khoa Thái Anh Trước khi chiéc thu...
    Trương Nhân Tuấn: Trích : « Người Việt hải ngoại vẫn th...
    Hoàng Trường Sa: Bô xít Việt Nam : Truyền thông Mỹ sắp n...
    khonglaai: Không ngờ anh Bách còn giỏi cả tiến...
    khonglaai: Nếu có giải thưởng talacu thì tôi ti...
    Phùng Tường Vân: Chúc nhau chân cứng đá mềm Chúc nhau an ...
    khonglaai: “Khi nói chuyện với mình họ chỉ nhìn ...