Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (9)
20/06/2010 | 12:00 chiều | Chức năng bình luận bị tắt ở Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (9)
Category: Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm
Thẻ: Erwin Brochers > Nguyễn Hữu Đang > Tố Hữu
Theo như Nguyễn Hữu Đang kể lại, ông đã muốn tới Ấn Độ và Nam Tư để gặp Nehru và Tito, những người mà ông “tin tưởng” như những đại diện cho một chủ nghĩa xã hội khác, một chủ nghĩa xã hội tự do hơn. Để tiến hành “vạch mặt” Nguyễn Hữu Đang và hai người bị bắt trước công luận, ngày 15.4.1958, báo Nhân dân đăng bài…
Đọc tiếp »Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (8)
13/05/2010 | 7:03 sáng | Chức năng bình luận bị tắt ở Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (8)
Category: Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm
Thẻ: Nguyễn Hữu Đang > Trần Duy
Trong hoàn cảnh hiện nay, mọi sự tự do đều phải đặt dưới kỉ luật Đảng, và chỉ có tuân thủ kỉ luật tư tưởng và kỉ luật đời sống mới mang lại tự do đích thực, trong đó có tự do văn nghệ. Ngược lại, nếu các văn nghệ sĩ công khai những đòi hỏi của mình trên báo chí thì quần chúng nhân dân miền Nam sẽ mất niềm tin vào Đảng.
Đọc tiếp »Lại Nguyên Ân – Xuân Diệu, trong những năm 1954-1958 (kì cuối)
11/05/2010 | 11:26 sáng | 2 Comments
Category: Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm, Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Lê Đạt > Văn Cao > Xuân Diệu
Xuân Diệu dành cho hai tác giả Lê Đạt và Văn Cao mỗi người một bài viết riêng. Nếu bài về Lê Đạt thiên về chửi bới sỉ nhục, thì bài viết về Văn Cao lại thiên về giọng điệu mỉa mai cay độc. Dưới ngòi bút Xuân Diệu, Lê Đạt chỉ là một nhà thơ cao bồi, còn Văn Cao lại như một “đại ca” nằm vùng, “giả dối như một con mèo…
Đọc tiếp »Lại Nguyên Ân – Xuân Diệu, trong những năm 1954-1958 (3)
10/05/2010 | 6:30 sáng | 7 Comments
Category: Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm, Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Đại hội Văn nghệ Toàn quốc II > Tuần báo Văn
Đọc lại những lời lẽ trên đây của Xuân Diệu, không khó để thấy thành phần nghị luận chủ yếu trong đó là ngụy biện, tuy được phát ngôn một cách không kém nồng nhiệt nhưng vẫn là kết quả những suy tính kỹ lưỡng, − không nhiều suy tư về chân lý, nhưng chắc chắn là ngầm chứa rất nhiều suy tính về cách ứng xử…
Đọc tiếp »Lại Nguyên Ân – Xuân Diệu, trong những năm 1954-1958 (2)
09/05/2010 | 1:00 chiều | 2 Comments
Category: Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm, Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Nguyễn Bính > Xuân Diệu
Không lên tiếng trả lời, nhưng hẳn Xuân Diệu sẽ không quên những món nợ loại như vậy trong giới của mình. Tạp chí Tác phẩm mới (1969-1976) mà Xuân Diệu là một trong số vài ba nhân vật chủ chốt cầm lái, đã hầu như không nhắc gì đến Nguyễn Bính, đã làm như thể không hề có Nguyễn Bính trong nền thơ Việt thế kỷ XX…
Đọc tiếp »Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (7)
04/04/2010 | 1:00 chiều | Chức năng bình luận bị tắt ở Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (7)
Category: Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm
Thẻ: Nguyễn Đình Thi > Phan Khôi > Trường Chinh
Nguyễn Đình Thi đã kể với tôi rằng, thời gian ngắn sau khi trở về từ Moskva, Trường Chinh có nói với ông thế này: “Mấy người làm Giai phẩm mùa Xuân thực ra đều là anh em kháng chiến mình cả. Cậu thấy ở Hà Nội này, cứ vào mấy hiệu sách mà xem, còn đầy sách của đế quốc đấy, đầy sách chống cộng đấy, vậy mà người ta có làm gì đâu. Lại đi thu cái tạp chí của anh em quân ta. Phải thay đổi gấp thôi.”
Đọc tiếp »Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (6)
30/03/2010 | 11:00 sáng | Chức năng bình luận bị tắt ở Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (6)
Category: Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm
Thẻ: Cải cách ruộng đất > Đại hội 20 ĐCS Liên Xô
Ngày 29.10.1956, nhân danh Đảng và Chính phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp, người hùng của Điện Biên Phủ, đã tự phê bình công khai. Tháng 11 bắt đầu chiến dịch sửa sai. Chủ tịch Hồ Chí Minh thừa nhận những sai lầm trong cải cách ruộng đất, mặc dù về tổng thể ông vẫn đánh giá cải cách ruộng đất là tích cực. Ông đã khóc trước mặt mọi người…
Đọc tiếp »Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (5)
29/03/2010 | 1:00 sáng | 1 phản hồi
Category: Chính trị - Xã hội, Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm, Lịch sử
Thẻ: Bản đề nghị 32 điểm > Nguyễn Chí Thanh > Trần Dần
Bản đề nghị 32 điểm này không bao giờ được công bố và hiện nay cũng không còn tồn tại bản viết nào nữa. Những người đã tham gia vào buổi gặp mặt đó ở Hà Nội kể lại rằng, Trần Dần đã đọc bản đề nghị một cách nhỏ nhẹ và chậm rãi, và tướng Nguyễn Chí Thanh đã chăm chú nghe. Nhưng khi nghe đến điểm thứ 14 thì vị tướng, luôn được xem là điềm tĩnh và quý trọng văn nghệ sĩ quân đội, đột ngột nổi trận lôi đình…
Đọc tiếp »Lại Nguyên Ân – Hội Nhà văn Việt Nam: Sự thành lập và hai năm đầu tiên tồn tại (1957-1958)
25/03/2010 | 7:00 sáng | 1 phản hồi
Category: Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm, Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Hội Nhà văn Việt Nam
sự bất mãn và thất vọng ấy lại được giới lãnh đạo cảm nhận và diễn tả như là sự hiện diện tiếng nói và bàn tay phá hoại của kẻ thù. Và biện pháp được họ đưa ra là trừng phạt, cấm đoán. Biện pháp này trên thực tế đã được duy trì cho đến tận thời Đổi mới (1986) và vẫn còn được coi như một trong những phương cách hữu dụng, cho đến tận hiện nay.
Đọc tiếp »Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (4)
14/03/2010 | 11:10 sáng | 1 phản hồi
Category: Chính trị - Xã hội, Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm, Lịch sử
Thẻ: Kháng chiến chống Pháp > Vai trò của trí thức
Hầu hết các nhà ly khai sau này đều từng là đảng viên hoặc công tác ở những chức vụ cao liên quan mật thiết tới Đảng và giới lãnh đạo Đảng. Từ 1949 đến 1951, Lê Đạt là một trong những thư ký riêng của Tổng Bí thư Trường Chinh và chịu trách nhiệm về lĩnh vực văn hóa–văn nghệ. Từ 1952 ông là thư ký Ban tuyên huấn của Đảng. Năm 1951, Lê Đạt tham gia tổ chức các khóa chỉnh huấn trí thức. “Anh ấy (Lê Đạt) đã truyền đạt chủ nghĩa Mao cho chúng tôi”, Nguyễn Đình Thi kể lại…
Đọc tiếp »Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (3)
13/03/2010 | 11:00 sáng | 1 phản hồi
Category: Chính trị - Xã hội, Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm, Lịch sử
Thẻ: Tướng Nguyễn Sơn
Hôm nay nhiều người nói họ đã nhìn rõ những thủ thuật của Nguyễn Sơn, và rằng ngay từ đầu ông ta đã luôn là một tín đồ Mao-ít tới tận chân răng, kẻ chẳng làm gì khác hơn là nhai lại các học thuyết của Mao những năm 1940 ở Tây An, và rằng ông ta chỉ là một con vẹt không hơn không kém. Tuy vậy trong hồi ức của đa số những người đã gặp ông thì ông vẫn mãi là một người cách tân…
Đọc tiếp »Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (2)
12/03/2010 | 1:00 sáng | 3 Comments
Category: Chính trị - Xã hội, Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm, Lịch sử
Thẻ: Cải cách ruộng đất > Đề cương Văn hóa Việt Nam của Trường Chinh
Đại hội III của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 1.1950 tuyên bố chính thức Việt Nam đi theo đường lối Trung Quốc và đẩy mạnh chủ trương đấu tranh giai cấp trong cả nước. Điều này dẫn tới việc thủ tiêu những người bị cho là những “phần tử phản cách mạng”. Sách vở Trung Quốc, đặc biệt những tác phẩm của Mao, được dịch ra tiếng Việt – vài tác phẩm do chính Hồ Chí Minh dịch…
Đọc tiếp »Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (1)
10/03/2010 | 11:00 sáng | 2 Comments
Category: Chính trị - Xã hội, Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm, Lịch sử
Thẻ: Georges Boudarel > Nhân Văn Giai Phẩm
Tôi đã đặt chân vào cái vùng chính trị nhạy cảm cho đến nay vẫn bị giới sử học chính thống Việt Nam sợ hãi che đậy và việc thảo luận về nó trước sau vẫn bị các nhà quản lý tư tưởng và cơ quan an ninh Việt Nam luôn sốt sắng và huy động nhiều công sức để trấn áp…
Đọc tiếp »Nguyễn Trung Lương – Ông Nguyễn Mạnh Tường nào được tuyên dương nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh?
04/02/2010 | 5:00 sáng | 4 Comments
Category: Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm, Lịch sử
Thẻ: Nguyễn Mạnh Tường
Tôi kinh ngạc về động cơ thúc đẩy người ta tổ chức kỷ niệm lễ kỷ niệm ông Nguyễn Mạnh Tường. Tôi không giải thích nổi. Để tự xoa dịu lương tâm mình chăng, như người ta đã từng truy phong huân chương hạng ba (!) cho triết gia Trần Đức Thảo.
Đọc tiếp »Lại Nguyên Ân – Đi tìm dấu tích tờ báo “Sáng tạo” (Hà Nội, 1956)
03/02/2010 | 2:55 chiều | 1 phản hồi
Category: Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm
Thẻ: Báo Sáng tạo (1956)
Trong số những ấn phẩm đã trở thành ‘tội nhân’ trong vụ Nhân văn–Giai phẩm, có thể thấy 2 phạm vi: những ấn phẩm ở ‘vòng trong’ và ở ‘vòng ngoài’. Ở ‘vòng trong’ là khoảng 10 ấn phẩm, gồm…
Đọc tiếp »