Bùi Văn Phú – Chữ với nghĩa
01/11/2010 | 7:51 sáng | 4 Comments
Category: Ngôn ngữ - Dịch thuật
Ông bạn nhà quê nào đã dịch tờ thực đơn trên sang tiếng Anh, mai mốt thăng quan tiến chức lên làm văn hoá, thông tin và phải dịch khẩu hiệu “Bác Hồ sống mãi trong quần chúng” ra tiếng Anh thì chắc Bác cũng phải bật cười vùng ra khỏi lăng.
Đọc tiếp »Dũng Vũ – Tiếng Việt và vấn đề dịch máy
30/10/2010 | 12:30 sáng | 2 Comments
Category: 9 năm talawas, Ngôn ngữ - Dịch thuật
Thẻ: Dịch máy
Bài viết sơ lược này sẽ chỉ ra một số vấn đề dịch máy tiếng Việt và đồng thời gợi ý giải quyết. Tuy đây là một đề tài chuyên môn nhưng bài viết chọn cách trình bày bình dân, dễ hiểu thay cho hình thức một tiểu luận khoa học khô khan…
Đọc tiếp »Chu Việt – Tiếng Việt đôi bờ
28/10/2010 | 8:51 sáng | 5 Comments
Category: 9 năm talawas, Ngôn ngữ - Dịch thuật
Ở đây tôi chỉ muốn nói tới “bức tường” ngôn ngữ ngăn trong với ngoài hay sự cách biệt của tiếng Việt ở hai bên bờ đại dương. Quan tâm của tôi là làm thế nào để chúng ta có thể phá vỡ bức tường hay tát cạn đại dương ấy. Một công việc tưởng như đội đá vá trời, nhưng rất khả thi với thời gian nếu có… “hòa giải dân tộc” thực sự.
Đọc tiếp »Trịnh Thanh Thủy – Nhỏ mà không học lớn làm MC
23/10/2010 | 2:39 sáng | 2 Comments
Category: 9 năm talawas, Đời sống, Ngôn ngữ - Dịch thuật
Thẻ: MC Nguyễn Ngọc Ngạn > MV Vĩnh Lạc
Thử quan sát một cuộc phỏng vấn tay đôi hay một cuộc tranh luận bàn tròn dăm ba người. Các chính khách của ta nói chuyện rất rề rà, không có lửa, thiếu thu hút. Ngược lại, xem những cuộc đối thoại phỏng vấn của Mỹ sẽ thấy hào hứng hơn nhiều. Người mình lại hay nghiêm và buồn, không biết pha trò trước đám đông nên thiếu sự thu hút cần có.
Đọc tiếp »Hà Hiển – “Tình ca 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”: Thì cứ để cho Tây nó thưởng thức!
16/10/2010 | 3:02 sáng | 26 Comments
Category: Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Ngôn ngữ - Dịch thuật, Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Tình ca 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Vả lại, tôi có cảm giác cái cảnh “khăn tắm em bay” phù hợp với tình huống “you inside me after class” hơn là là cái “khăn quàng” chứ! Có vẻ thật dễ hiểu đối với cả Tây lẫn Ta-biết-tiếng-Tây! Biết đâu, những đoạn ca từ tiếng Anh này lại càng giúp thể hiện rõ hơn tính chất “vừa lãng mạn, vừa quyết liệt vừa đi vào lòng người” của album này như lời mào đầu của nhạc sĩ Trần Long Ẩn!
Đọc tiếp »Trịnh Thanh Thủy – Tiếng Việt thời thượng
09/10/2010 | 12:10 sáng | 2 Comments
Category: Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Ngôn ngữ - Dịch thuật, Văn hoá – Giáo dục
Có lần tôi đọc được thực đơn những thức giải khát của một nhà hàng ở Hà Nội. Họ bán một thứ nước uống gọi là Milk Sex. Tôi ngạc nhiên, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới đoán ra là có lẽ họ bán thứ nước uống giống sinh tố bên Mỹ gọi là Milk Shake làm bằng sữa. Vì khi người Mỹ phát âm Shake, họ nghe không rõ nên tưởng lầm là Sex, rồi tỏ ra sáng tạo hơn sao không gọi là Milk Sex. Thế là thứ nước uống rất Việt Nam gọi là Milk Sex ra đời!!!
Đọc tiếp »Bùi Xuân Bách – Vài ý kiến đóng góp với bản dịch “Việt Nam khai quốc” (kỳ 2)
22/09/2010 | 4:52 sáng | 10 Comments
Category: Lịch sử, Ngôn ngữ - Dịch thuật
Thẻ: Việt Nam khai quốc
Tiếng Anh trong nguyên bản dùng “army of twenty-seven batalions”, nếu dịch là “một đạo quân 27 tiểu đoàn” như trong bản tiếng Việt thì đúng quá rồi còn gì. Thế nhưng ở Trung Quốc thời cổ đại và trung đại, chắc chắn người ta không phân chia các đơn vị quân đội và gọi là tiểu đoàn, trung đoàn v.v… như hiện nay.
Đọc tiếp »Bùi Xuân Bách – Vài ý kiến đóng góp với bản dịch “Việt Nam khai quốc” (kỳ 1)
22/09/2010 | 4:29 sáng | Chức năng bình luận bị tắt ở Bùi Xuân Bách – Vài ý kiến đóng góp với bản dịch “Việt Nam khai quốc” (kỳ 1)
Category: Lịch sử, Ngôn ngữ - Dịch thuật
Thẻ: Việt Nam khai quốc
Ngần ấy người đã góp công sức, thời gian và cả tiền bạc để chúng ta có được một bản dịch hoàn toàn miễn phí, mà cuốn sách này 397 trang, vậy thì khỏi nói ta cũng có thể hình dung ra cái nhiệt tâm, nhiệt tình ấy lớn như thế nào. Tuy nhiên, như ta đều biết, vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, bất kỳ một bản dịch nào, dù tốt đến đâu, cũng còn có những chỗ chưa chính xác hoặc chưa được thỏa đáng…
Đọc tiếp »Cao Dao – Thử đề nghị một cách dịch thuật văn bản triết học
14/08/2010 | 4:00 chiều | 37 Comments
Category: Ngôn ngữ - Dịch thuật, Tư tưởng
Thẻ: Ludwig Wittgenstein
Dịch thuật, hay chuyển ngữ, không phải chỉ là cầm cây bút, hí hoáy một chút, thì chữ (của một hệ ngôn ngữ này) sẽ chuyển sang chữ (của một hệ ngôn ngữ khác). Đơn giản chỉ là vì: người ta không thể lùa một đàn bò vào một cái chuồng trâu thì chúng sẽ biến thành những con trâu. Bò thì vẫn cứ là bò, trâu thì vẫn cứ là trâu. Còn cái chuồng thì…
Đọc tiếp »Hữu Hảo – Nhân dịp không đọc “Mùa Thu Đức 1989”
30/05/2010 | 5:12 chiều | 4 Comments
Category: Chính trị - Xã hội, Ngôn ngữ - Dịch thuật
Thẻ: Egon Krenz
Cũng phải nói thêm: do cuộc sống vất vả, không có thì giờ học tiếng Đức cho tử tế để đọc nguyên tác, chúng tôi chỉ chờ đón sách tiếng mẹ đẻ từ nhà gửi qua thôi. Vậy mà đọc được vài trang thì tôi quyết tâm không đọc tiếp nữa.
Đọc tiếp »Phạm Văn – Tính đỏng đảnh của ngôn ngữ
24/05/2010 | 12:00 chiều | 49 Comments
Category: Ngôn ngữ - Dịch thuật
Thẻ: American English & British English > Đàng Ngoài & Đàng Trong
Cùng với khuynh hướng của xã hội, cách diễn tả có thể trở nên cầu kỳ hay giản dị, làm dáng hay tục tĩu, được hay bị chính trị hoá. Nhưng chính trị hoá việc tìm hiểu đặc tính của ngôn ngữ chắc hẳn là dấm dớ, nhất là nếu dùng chính trị để đi đến kết luận “đúng-sai”, “chính thống-phi chính thống”, “hay-dở”, “chuẩn-không chuẩn”…
Đọc tiếp »Phạm Thị Hoài – Bức tường ngôn ngữ
14/05/2010 | 12:00 chiều | 57 Comments
Category: Ngôn ngữ - Dịch thuật, Nhìn lại cuộc chiến 1954-1975
Thẻ: bức tường Berlin > Cộng hòa chuối > Elvis Presley > Việt Nam Cộng hòa nối dài
35 năm sau Chiến tranh Việt Nam, chúng ta biết gì về giới tuyến ngôn ngữ trong tiếng Việt của hai thập kỉ Nam Bắc phân tranh 1954-1975?
Đọc tiếp »Bùi Văn Phú – Không có cách viết đồng nhất cho danh từ riêng tiếng nước ngoài?
10/04/2010 | 1:36 chiều | 12 Comments
Category: Ngôn ngữ - Dịch thuật
Thẻ: danh từ riêng tiếng nước ngoài
Việc tên một quốc gia có đến hai ba cách viết khác nhau trong cùng một ngôn ngữ thì kể là cũng lạ. Không biết những nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã có bao giờ tìm cách đi đến một sự đồng thuận trong cách viết danh từ riêng tên quốc gia, địa danh tiếng nước ngoài chưa? Nếu đã có những cố gắng thì nguyên do nào mà vẫn còn những cách viết khác nhau như thế?
Đọc tiếp »Trần Văn Tích – Dạt/Giạt
23/03/2010 | 1:00 sáng | 9 Comments
Category: Ngôn ngữ - Dịch thuật
Thẻ: Dạt / giạt; dòng / giòng
Kết luận tạm thời: nếu căn cứ vào chữ Nôm gốc gác thì nên hiểu dạt không phải là giạt. Dạt xem như có phần thông dụng trong kỹ thuật chế tạo vải vóc, giạt xem như có phần thông dụng khi nói về tình trạng trôi nổi bồng bềnh.
Đọc tiếp »Dũng Vũ – Từ “ngụy”, “Việt kiều” cho tới “kiêu dân”
23/11/2009 | 3:26 chiều | 9 Comments
Category: Chiến tranh Việt Nam, Ngôn ngữ - Dịch thuật
Thẻ: Kiêu dân
Hẳn người Việt Nam rất thấm thía và chưa quên tiếng “Ngụy”, một từ tiêu cực không khác “kiêu dân”. Nó đã sản sinh biết bao sản phẩm ngôn ngữ: ngụy quân, ngụy quyền, Mỹ-Ngụy, chế độ ngụy, lính ngụy, cán bộ ngụy, lý lịch ngụy, gia đình ngụy, văn hóa ngụy, bọn ngụy, v.v… và v.v… Chỉ vì một tiếng “ngụy”, toàn dân trong xã hội Việt Nam đã chia rẽ, thù hận nhau suốt mấy chục năm liền.
Đọc tiếp »