Phạm Hồng Sơn – Cảnh giác với sai lầm khi ra quyết định
03/11/2010 | 12:58 sáng | 3 Comments
Category: 9 năm talawas, Tư tưởng
Cuộc đời con người có thể nói là một chuỗi các quá trình ra quyết định. Từ những quyết định vô thức, vô hại như đặt bàn chân nào lên trước khi leo cầu thang cho tới những quyết định có tính mất còn đối với một dân tộc như chọn quốc gia nào làm đồng minh hay chọn phương cách nào để giành độc lập.
Đọc tiếp »Hà Sĩ Phu – Một lá ngô đồng, một lá nho!
02/11/2010 | 6:01 sáng | 7 Comments
Category: Tư tưởng, Văn học - Nghệ thuật
Xứ sở của những câu thơ, những bức họa kết tinh của triết lý, tinh tế, nhạy cảm, phong nhã như bài về chiếc lá ngô đồng, như tranh Tề Bạch Thạch, là xứ Trung Hoa. Nhưng có mấy ai biết đây cũng chính là xứ sở thiên tài về sử dụng chiếc lá nho che sự chai lỳ?
Đọc tiếp »Mai Thái Lĩnh – Cương lĩnh chính trị của Phan Châu Trinh
02/11/2010 | 5:02 sáng | 2 Comments
Category: Chính trị - Xã hội, Tư tưởng
Thẻ: Phan Châu Trinh
Có thể nói sau khi đã lật đổ chế độ quân chủ của nhà Nguyễn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lén lút tái lập một cơ quan quyền lực tương tự như Hội đồng Cơ mật (Privy Council) của thời quân chủ – một cơ quan quyền lực không do dân bầu ra và hoạt động hoàn toàn bí mật, vượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân. Chính cơ quan này (Bộ Chính trị) đã vô hiệu hóa cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất (tức là Quốc hội) và đôi khi biến Thủ tướng và Chính phủ trở thành hữu danh vô thực.
Đọc tiếp »Reinhold Niebuhr – Bản ngã và cuộc truy tầm ý nghĩa tối hậu của nó (2)
31/10/2010 | 10:32 chiều | Chức năng bình luận bị tắt ở Reinhold Niebuhr – Bản ngã và cuộc truy tầm ý nghĩa tối hậu của nó (2)
Category: 9 năm talawas, Tôn giáo, Tư tưởng
Bản ngã luôn luôn nằm trong cuộc đối thoại miên viễn với các bản ngã khác, một cuộc đối thoại mà trong đó sự tùy thuộc của nó vào tha nhân là điều dễ thấy, nhưng đồng thời cuộc đối thoại này cũng chứng tỏ tính độc lập của nó trong tất cả các mối tương quan.
Đọc tiếp »Reinhold Niebuhr – Bản ngã và cuộc truy tầm ý nghĩa tối hậu của nó (1)
31/10/2010 | 8:15 chiều | Chức năng bình luận bị tắt ở Reinhold Niebuhr – Bản ngã và cuộc truy tầm ý nghĩa tối hậu của nó (1)
Category: 9 năm talawas, Tôn giáo, Tư tưởng
Reinhold Niebuhr là một nhà lãnh đạo tôn giáo nằm trong số các triết gia đương đại tài năng nhất, cả trong lãnh vực tri thức lẫn trong việc xử trí một cách hữu hiệu các vấn đề sinh tử của thời đại chúng ta, ông đã tạo được sự ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng tôn giáo của Âu châu và của Hoa Kỳ trong suốt hai, ba thập kỷ qua.
Đọc tiếp »Đỗ Kim Thêm – Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Pháp
26/10/2010 | 3:27 sáng | 1 phản hồi
Category: Pháp luật, Tư tưởng
Thẻ: Nhà nước pháp quyền > Tòa Bảo hiến
Triết gia Jürgen Habermas của Đức đã đưa ra thuyết “lòng ái quốc dựa trên hiến pháp”. Theo ông, chúng ta cần thay đổi nội dung khái niệm lòng yêu nước. Ông lập luận rằng yêu nước ngày nay là tìm hiểu, mến yêu và thi hành trân trọng những giá trị cao cả do hiến pháp (tự do, dân chủ, nhân quyền) mang lại hơn là yêu nước theo hình thức bảo vệ đất nước như trước đây.
Đọc tiếp »Susanne K. Langer – Bàn về ý nghĩa trong nghệ thuật
22/10/2010 | 7:39 sáng | 3 Comments
Category: Tư tưởng
Thẻ: Nghệ thuật
Nhưng giờ đây, khi mọi người đều biết đọc, ai cũng có thể vào viện bảo tàng, và nghe các tác phẩm âm nhạc, ít nhất, qua máy thâu thanh, thì sự xét đoán của giới bình dân về những thứ này đã trở thành điều có thực; và thông qua đó, dễ dàng thấy rằng nghệ thuật không phải là một khoái cảm giác quan trực tiếp. Nếu nó là như thế, nó phải — giống như cái bánh hay món cocktail – hấp dẫn cả khẩu vị của người ít học lẫn có học. Sự thật này, cùng với cái căn tính “khó chịu” của phần lớn nghệ thuật hiện đại, đương nhiên sẽ làm suy yếu bất cứ lý thuyết nào coi nghệ thuật như là một khoái cảm thuần túy.
Đọc tiếp »Đỗ Kim Thêm – Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức
14/10/2010 | 10:25 sáng | 4 Comments
Category: Tư tưởng
Thẻ: Nhà nước pháp quyền
Dù bối cảnh lịch sử, trình độ phát triển xã hội và dân trí Đức và Việt khác nhau, nhưng kinh nghiệm của Đức trong lãnh vực xây dựng một nhà nước pháp quyền không phải là một mặt hàng xa xỉ mà Việt Nam có thể bỏ qua. Dĩ nhiên, tìm cách áp dụng nó vào hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay như thế nào lại là một thách thức khác…
Đọc tiếp »Susanne K. Langer – Triết học trong một yếu tố mới
12/10/2010 | 1:28 sáng | Chức năng bình luận bị tắt ở Susanne K. Langer – Triết học trong một yếu tố mới
Category: Tư tưởng
Thẻ: triết học
Dòng chảy tư tưởng triết học, một lần nữa, đã cạn kiệt. Ít nhất trong suốt năm mươi năm qua, chúng ta đã chứng kiến tất cả các triệu chứng dễ nhận thấy, những triệu chứng đánh dấu sự kết thúc của một thời đại; đó là sự đồng nhất tư tưởng với các loại “chủ nghĩa” càng lúc càng lòe loẹt, sự ồn ào nơi các môn đồ của những chủ nghĩa này, sự bảo vệ triết học như là một cứu cánh quan trọng và khả kính, sự gia tăng các hội nghị chuyên đề, và sự tràn ngập các bài phê bình chỉ dựa trên văn bản, các bài nghiên cứu, sự đại chúng hóa và các cuộc khảo cứu chung.
Đọc tiếp »Thomas Jefferson – Sự nguy hiểm của truyền thống
07/10/2010 | 3:16 sáng | 1 phản hồi
Category: Thế giới, Tư tưởng
Thẻ: hiến pháp
Một số người nhìn vào hiến pháp với thái độ sùng bái, đồng thời xem hiến pháp như là hòm chứa pháp điển mang tính chất thiêng thánh đến độ bất khả xâm phạm. Họ gán một sự thông thái phi phàm cho những người thuộc thời đại trước và cho rằng những gì các vị ấy đã thực hiện thì không thể tu chính. Tôi biết rõ thời đại ấy; tôi đã thuộc về nó và nỗ lực vì nó. Nó xứng đáng được đất nước ghi công. Nó rất giống với hiện tại, nhưng…
Đọc tiếp »Trịnh Hữu Tuệ – Một số khái niệm trong triết học thời kì đầu của Ludwig Wittgenstein
05/10/2010 | 6:29 sáng | 2 Comments
Category: Tư tưởng
Thẻ: Ludwig Wittgenstein > ngôn ngữ > Tractatus Logico-Philosophicus
Trong Lời nói đầu của “Tractatus Logico-Philosophicus”, Wittgenstein nói rằng về cơ bản, ông đã giải quyết xong các vấn đề của triết học, bằng cách cho thấy rằng thực ra chúng không tồn tại, hay đúng hơn, bằng cách cho thấy rằng ta không thể đặt ra chúng, nếu ta hiểu thế nào là ngôn ngữ. Vậy ngôn ngữ là gì?
Đọc tiếp »Ludwig Wittgenstein – Tractatus Logico-Philosophicus
05/10/2010 | 6:18 sáng | 43 Comments
Category: Tư tưởng
Thẻ: Ludwig Wittgenstein > Tractatus Logico-Philosophicus
Triết học thế kỉ XX đã trở thành một câu chuyện của riêng các chuyên gia, và các triết gia hiện đại thời gian qua có được một chút tiếng tăm thực ra cũng chỉ được đồng nghiệp của họ thực sự biết đến. Nhưng danh tiếng của Ludwig Wittgenstein thì vượt xa khỏi giới chuyên môn. Tên ông được những người không thuộc giới triết học nhắc đến nhiều tới mức đáng ngạc nhiên và trong những bối cảnh rất bất ngờ.
Đọc tiếp »Huỳnh Ngọc Chiến – Suy ngẫm nhỏ về phương tiện và cứu cánh trong tinh thần Phật pháp
29/09/2010 | 12:55 chiều | Chức năng bình luận bị tắt ở Huỳnh Ngọc Chiến – Suy ngẫm nhỏ về phương tiện và cứu cánh trong tinh thần Phật pháp
Category: Tôn giáo, Tư tưởng
Thẻ: Tinh thần Phật pháp
Trong các vương triều phong kiến vẫn có chuyện con giết cha để tranh giành quyền lực; điều đó đã là quá khủng khiếp rồi, nhưng nó hoàn toàn khác hẳn với kẻ giết cha nhân danh một tổ chức, một lý tưởng.
Đọc tiếp »Nguyễn Thanh Giang – Trần Đức Thảo: Những phủ định trớ trêu
27/09/2010 | 5:36 sáng | 14 Comments
Category: Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm, Tư tưởng
Thẻ: Sartre > Trần Đức Thảo
Nhờ sự can thiệp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trần Đức Thảo được chữa bệnh ở bệnh viện Việt-Xô. Cả tuần lễ hầu như không có ai vào thăm ông. Ông nằm thui thủi và thường quay mặt vào tường. Thỉnh thoảng lại giơ bàn tay trái lên, nhìn chằm chằm qua kẽ tay lẩm bẩm một câu tiếng Pháp “Một giọt nước trong suốt đang từ từ rơi”. Rồi ông khóc rưng rức, nho nhỏ.
Đọc tiếp »Trần Văn Tích – Người trí thức Từ Thức
27/09/2010 | 3:57 sáng | 2 Comments
Category: Tư tưởng
Thẻ: Nguyễn Thượng Hiền > Trần Văn Bá > Từ Thức > Vai trò của trí thức
Hoàn cảnh ly hương của Từ Thức và trí thức thực chất là vong hương. Trong môi trường sinh hoạt đương thời và/hoặc hiện thời, nhất là trong quan trường dành cho Từ Thức và trí thức, nếu muốn tiếp tục sống thì phải biến thể, phải lột xác, phải hoá thân. Biến thể thành một loài bò sát uốn cong mình…
Đọc tiếp »