Vũ Tú Nam – Những ngày thử thách (trích Nhật ký)
16/10/2010 | 6:06 sáng | 1 phản hồi
Category: Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm, Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Tập thơ Việt Bắc > Tiểu thuyết Vượt Côn Đảo > Trần Dần
Chúng tôi xin trích giới thiệu một số bài trong cuốn “Kỷ niệm dọc đường văn”, tập sách mới nhất của nhà văn Vũ Tú Nam. Trong kì này, đó là bài liên quan đến những năm 1954-1958, giai đoạn với hai sự kiện nổi bật là Cải cách Ruộng đất và phong trào Nhân văn-Giai phẩm.
Đọc tiếp »Hà Hiển – “Tình ca 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”: Thì cứ để cho Tây nó thưởng thức!
16/10/2010 | 3:02 sáng | 26 Comments
Category: Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Ngôn ngữ - Dịch thuật, Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Tình ca 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Vả lại, tôi có cảm giác cái cảnh “khăn tắm em bay” phù hợp với tình huống “you inside me after class” hơn là là cái “khăn quàng” chứ! Có vẻ thật dễ hiểu đối với cả Tây lẫn Ta-biết-tiếng-Tây! Biết đâu, những đoạn ca từ tiếng Anh này lại càng giúp thể hiện rõ hơn tính chất “vừa lãng mạn, vừa quyết liệt vừa đi vào lòng người” của album này như lời mào đầu của nhạc sĩ Trần Long Ẩn!
Đọc tiếp »Mario Vargas Llosa – Quan sát các nhà độc tài
11/10/2010 | 1:14 sáng | 2 Comments
Category: Chính trị - Xã hội, Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Alberto Fujimori > Giải Nobel Văn học 2010 > Mario Vargas Llosa > Rafael Leónidas Trujillo
Tôi nghĩ nhà văn có một kiểu trách nhiệm, ít nhất là tham gia vào những cuộc tranh luận xã hội. Tôi nghĩ văn học bị bần cùng hóa khi nó bị cắt đứt khỏi những vấn đề lớn của nhân dân, của xã hội, của đời sống. Sự đóng góp của các nhà văn vào các cuộc tranh luận công khai là cái có thể làm nên sự thay đổi. Nếu văn hóa bị cắt đứt khỏi dòng chảy những sự kiện đang diễn tiến, nó sẽ trở thành vô cùng giả tạo.
Đọc tiếp »Lê Diễn Đức – Nói xấu dân tộc vẫn được vinh danh
08/10/2010 | 11:53 sáng | 13 Comments
Category: Chính trị - Xã hội, Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Czesław Miłosz > Dân tộc
Nghĩ về một người Ba Lan danh tiếng từng nói xấu dân tộc mình, nay được nhà nước Ba Lan tôn vinh, tôi liên tưởng ngay đến tác phẩm “Người Trung Hoa xấu xí” của nhà văn Bá Dương và thói chỉ thích được khen của người Việt cùng với tính tự ái nặng nề và sẵn sàng sửng cồ ăn thua nếu bị ai nói xấu.
Đọc tiếp »Trịnh Lữ – Bản sắc cũng phong trần như lịch sử
26/09/2010 | 3:57 sáng | 1 phản hồi
Category: Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: 1000 năm Thăng Long Hà Nội > Bản sắc Hà Nội
Cũng muốn đi tìm một dòng chảy nghệ thuật âm thầm và vô danh của Hà Nội, nhưng nếu có thì chắc nó cũng chả đại diện được cho mảnh đất vốn nhẹ nguyên tắc, ngại cực đoan, mải hưởng lạc, thạo bắt chước và giỏi thích ứng này. Âu cũng là một vấn nạn của việc đi tìm bản sắc cho một vùng đất khởi lên từ 36 phường thủ công mỹ nghệ và tiểu thương chuyên phục vụ cho cuộc sống vua quan nay lại lọt thỏm giữa những đợt triều cường nhập cư khi thế giới đã đang thành phẳng lì và ngày càng trơ trụi.
Đọc tiếp »Nguyễn Đình Đăng – Đi tìm một phong cách Hà Nội trong hội hoạ
23/09/2010 | 1:14 chiều | 45 Comments
Category: Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: 1000 năm Thăng Long Hà Nội > Hội họa Việt Nam > Phong cách Hà Nội > Trường Mỹ thuật Đông Dương
Chẳng lẽ, trong thời Bắc thuộc, các kẻ sĩ xứ ta chỉ chuyên tâm học văn chương thơ phú (cốt để ra làm quan), mà coi nhẹ triết lý của hội hoạ Trung Hoa cổ, vì nó mơ hồ khó hiểu đến nỗi người Việt Nam, không rõ vì óc thực dụng hay tinh thần dân tộc, đã bỏ qua? Kết quả là có vẻ như không có một tác phẩm hội họa nào ra đời chưa nói sống sót trong thời gian dài dằng dặc đó.
Đọc tiếp »Nguyễn Đức Tùng – Thơ cần thiết cho ai (6)
20/09/2010 | 3:10 sáng | 1 phản hồi
Category: Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Naomi Nye
Thơ không sinh ra trong chân không, nhưng đọc một số nhà thơ Việt Nam gần đây, tôi không có ấn tượng mạnh mẽ về việc họ đang sống ở đâu, viết ở đâu, triết lý của họ về cuộc đời là gì. Đọc Naomi Nye thì trái lại: bà sống cuộc đời cụ thể mỗi ngày, ghi lại chúng, hít thở không khí tự do hiện đại nhưng vẫn không đi lạc trong môi trường đa văn hóa của Mỹ.
Đọc tiếp »Phùng Tân Côi – Vua mặc áo Tàu, quân mặc váy Tây
19/09/2010 | 10:35 chiều | 27 Comments
Category: Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: 1000 năm Thăng Long Hà Nội > Phim Lý Công Uẩn
Nói thế này thì có khi ông Phan Cẩm Thượng tự ái, nhưng cứ căn cứ theo lời ông kể thì vị trí của ông trong dự án phim này là “cố vấn bù nhìn”. Vì sao ông không từ bỏ chức danh bù nhìn này, lên tiếng kịp thời trên báo chí để cảnh báo nguy cơ mà dự án phim này đang đối diện, mà bây giờ mới lên tiếng có phần vớt vát và đổ trách nhiệm cho “hoàn cảnh” thì chỉ có ông mới trả lời được.
Đọc tiếp »Nguyễn Đăng Thường – Một cái chết ngoạn mục?
17/09/2010 | 3:50 sáng | 10 Comments
Category: Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Phim "Cánh đồng bất tận"
cái truyện ngắn nổi tiếng
nhờ tai tiếng
có tí hiện thực
đọc được vì không lê thê
nhưng yếu xìu vì triết lý
nhân đạo ba phải gượng gạo
đã bị/được tư bản đỏ rước đuốc
Thùy Yên – Điểm lại những dự án phim kỉ niệm 1000 năm Thăng Long
13/09/2010 | 7:00 sáng | 4 Comments
Category: Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Ngay từ năm 2004/2005, các dự án phim nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã được nói tới. Nhưng dường như dự án phim nào cũng kèm theo tai tiếng, tranh chấp, đấu đá, tới mức người quan tâm không còn đủ kiên nhẫn phân biệt phim nào với phim nào. Phim nào cũng thấy Lý Công Uẩn, dời đô, Thăng Long, phim nào cũng lùm xùm điều này tiếng kia. Kết quả là đúng dịp kỉ niệm, chỉ có 2 dự án phim hoàn thành: một phim nhựa và một phim truyền hình 19 tập. Cả hai đều do tư nhân thực hiện, một hợp tác với Hàn Quốc và một hợp tác với Trung Quốc, trong khi tất cả các dự án có kinh phí từ ngân sách nhà nước đều bị tạm ngưng, tạm “giãn tiến độ” hay tạm… âm thầm khai tử. Xin điểm lại các dự án phim này:
Đọc tiếp »Nguyễn Đăng Thường – Tiểu thuyết đen
11/09/2010 | 1:00 sáng | Chức năng bình luận bị tắt ở Nguyễn Đăng Thường – Tiểu thuyết đen
Category: Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Phim "Cánh đồng bất tận"
Cánh đồng bất tận
khi mới ra lò đã gây phẫn nộ
dù bối cảnh của nó chỉ là một cánh đồng
dĩ nhiên phải mênh mông
mà các nhân vật chính là một lũ cùng đinh
Bùi Văn Phú – Tự do thông tin và sáng tác ở Việt Nam, so sánh với ai và đang đứng ở đâu?
08/09/2010 | 12:00 chiều | Chức năng bình luận bị tắt ở Bùi Văn Phú – Tự do thông tin và sáng tác ở Việt Nam, so sánh với ai và đang đứng ở đâu?
Category: Chính trị - Xã hội, Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Nguyễn Q. Thắng > Tự do sáng tác > Văn học miền Nam
Nhân đọc bài viết của Nguyễn Vy Khanh đưa ra những nhận xét về một bộ sách phê bình văn học do Nguyễn Q. Thắng biên soạn năm 2003, tôi có mấy ý kiến sau…
Đọc tiếp »Nguyễn Lê Hiếu – Về nhà biên khảo Nguyễn Q. Thắng, tác giả cuốn “Văn học Việt Nam nơi miền đất mới”
08/09/2010 | 6:00 sáng | 1 phản hồi
Category: Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Nguyễn Q. Thắng > Văn học miền Nam
Xin cùng theo nhiều độc giả khác để cảm ơn ông Nguyễn Vy Khanh đã đọc và phân tích hộ quyển “Văn học Việt Nam nơi miền đất mới” của soạn giả Nguyễn Q. Thắng (NXB Văn Học, Hà Nội); và cũng tỏ một lời thán phục sự điềm tĩnh và cả sự can đảm của ông Nguyễn Vy Khanh. Tuy nhiên, xin có một điểm không hoàn toàn đồng ý
Đọc tiếp »Trần Hoài Thư – Thư Ấn Quán và phương pháp Book-On-Demand với 4 tác phẩm giới thiệu những người viết miền Nam trước 1975
07/09/2010 | 3:25 sáng | Chức năng bình luận bị tắt ở Trần Hoài Thư – Thư Ấn Quán và phương pháp Book-On-Demand với 4 tác phẩm giới thiệu những người viết miền Nam trước 1975
Category: Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Tin văn
Chỉ trong tháng 8 năm 2010, cơ sở Thư Ấn Quán và tạp chí Thư Quán Bản Thảo tại Hoa Kỳ đã tung ra 4 tác phẩm mới dưới hình thức “Book-On-Demand” và “Chỉ tặng khi có yêu cầu”. Lợi điểm của phương pháp này là giúp nhà xuất bản khỏi bối rối về số lượng sách bị tồn trữ, tránh nạn tin tặc, không phổ biến tác phẩm bừa bãi, chỉ in theo yêu cầu. Ngoài ra nó còn giúp cho người đọc có thể giữ gìn tác phẩm được lâu dài trong tủ sách gia đình.
Đọc tiếp »Phan Xuân Sinh – Thời gian và sắc màu: Viết về cuộc triển lãm tranh tại Houston ngày 21/8/2010
07/09/2010 | 12:21 sáng | Chức năng bình luận bị tắt ở Phan Xuân Sinh – Thời gian và sắc màu: Viết về cuộc triển lãm tranh tại Houston ngày 21/8/2010
Category: Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Nghệ thuật tạo hình Việt Nam
Việc làm của Huỳnh Hữu Ủy trong hội họa cũng tương tự như Võ Phiến trong văn chương, ngồi lượm lặt từng tác phẩm, từng tác giả để tạo dựng lại một sinh hoạt văn hóa của miền Nam từ 1954 đến 1975, vì tất cả những gì trong 20 năm đó tại miền Nam, những người thắng trận phương Bắc đã xóa sạch không còn gốc tích.
Đọc tiếp »