Bill Hayton – Phá rào ở Việt Nam
22/07/2010 | 12:00 chiều | 2 Comments
Category: Chính trị - Xã hội
Thẻ: Đảng Cộng sản Việt Nam > Lê Công Định > Phá rào
Vị trí của Đảng đủ mạnh để khoan dung cho rất nhiều thứ – thậm chí kể cả việc xuất bản tờ Cosmopolitan của Việt Nam vào tháng trước – nhưng không chấp nhận bất kỳ thách thức nào đe dọa vai trò lãnh đạo của nó. Lê Công Định và các đồng nghiệp đã phải trả giá đắt để nhận ra điều này. Đầu tư và tài trợ quốc tế không mang lại dân chủ và đa đảng cho Việt Nam; ngược lại, nó giúp cho hệ thống cai trị độc đảng trở nên hiệu quả và hiệu lực hơn. Đó là cách mà Đảng muốn. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn đối với đa số người dân Việt Nam, và chừng nào xu thế này còn tiếp tục, chừng đó mọi việc vẫn sẽ như bây giờ.
Đọc tiếp »Dustin Roasa – Các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam không hiện diện trong tâm tưởng phương Tây
09/07/2010 | 12:00 chiều | 7 Comments
Category: Chính trị - Xã hội
Thẻ: chiến tranh Việt Nam > Khối 8506 > Lê Công Định > Nguyễn Đan Quế
Trường hợp Lê Công Định nhắc nhở rằng trong các xã hội chuyên chế, bất đồng chính kiến là một chuyện đầy nguy hiểm mà chẳng đảm bảo thắng lợi. Dù vậy, ta hãy tưởng tượng nếu những lời kể của Solzhenitsyn về các quần đảo ngục tù bị bỏ rơi ngoài tai. Hay nếu Hiến chương 77 không bao giờ được ai ngoài biên giới Tiệp Khắc đọc đến. Ngay giờ đây có những Solzhenitsyn và những Havel ở Việt Nam. Liệu có ai sẽ lắng nghe họ?
Đọc tiếp »Lê Trần Luật – Điều 79 Bộ Luật Hình sự, sự thay đổi luật sư và một vài nhận định
06/12/2009 | 6:24 sáng | 1 phản hồi
Category: Chính trị - Xã hội, Pháp luật
Thẻ: Điều 79 BLHS > Điều 88 BLHS > Lê Công Định > Nguyễn Tiến Trung
Việc thay đổi tội danh cho thấy sự thiếu chắc chắn của cơ quan an ninh, và đặt biệt cho thấy sự mâu thuẫn trong “lời nhận tội và xin khoan hồng” trước đây với các tình tiết khác và với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. Theo lập luận này thì…
Đọc tiếp »Vương Văn Quang – Ngắc ngoải vinh & chết nhục & hấp hối thơm tho
30/08/2009 | 6:04 sáng | 3 Comments
Category: Chính trị - Xã hội
Thẻ: Lê Công Định > Nguyễn Tiến Trung
Thật lòng, tôi sẽ không mất công gõ tới từng này chữ, nếu cái tựa đề bài viết của anh Lê Diễn Đức xuất hiện trên báo CAND, hay ANTG. Nhưng cơ khổ, nó lại ưỡn ẹo nằm chình ình trên talawas, cho nên tôi đành lòng mà cầm… ấy vậy.
Đọc tiếp »Đinh Từ Thức – Nhục và sống nhục
25/08/2009 | 1:00 sáng | 6 Comments
Category: Chính trị - Xã hội
Thẻ: Lê Công Định > Nguyễn Tiến Trung > Vụ thú tội
Hãy thử tưởng tượng: Ngày 4 tháng 7, truyền hình Mỹ; hay ngày 14 tháng 7, truyền hình Pháp; thay vì chiếu cảnh an bình thịnh vượng, dân chúng đi nghe hòa nhạc, coi pháo bông, vui hưởng Ngày Quốc khánh, lại chiếu cảnh những thanh niên ưu tú của đất nước bị công an bắt, tiều tụy, đọc như rô-bốt lời thú tội…
Đọc tiếp »Phạm Việt Vinh – Trí thức và chế độ cộng sản
21/08/2009 | 11:37 sáng | 2 Comments
Category: Chính trị - Xã hội
Thẻ: Lê Công Định > Stasi > Vai trò của trí thức
Tư chất trí thức chưa bao giờ là đồng minh của một chế độ cộng sản. Stasi Đông Đức là con đẻ của cơ quan an ninh Liên Xô. Các bài bản của Stasi phần lớn được học hỏi từ bộ máy an ninh Xô-viết. Lịch sử đã cho thấy rõ, ngay sau khi chính quyền Xô-viết được thành lập vào năm 1917, đối tượng bị cơ quan an ninh đánh phá khốc liệt và tàn bạo nhất là tầng lớp quý tộc và trí thức.
Đọc tiếp »Lê Diễn Đức – Những nhà dân chủ thích sống nhục
20/08/2009 | 7:00 sáng | 29 Comments
Category: Chính trị - Xã hội
Thẻ: Lê Công Định > Nguyễn Tiến Trung
“Chết vinh còn hơn sống nhục. Đã thấy việc mình làm là đúng, thì dù có chết, cũng không nên làm như thế” – bà Huệ nói về hành động “nhận tội” của Trần Anh Kim (và Nguyễn Tiến Trung).
Đọc tiếp »Tôn Vân Anh và Huyền Trang – Ý kiến sau những đầu hàng
07/08/2009 | 1:00 sáng | 12 Comments
Category: Chính trị - Xã hội
Thẻ: Lê Công Định > Phong trào dân chủ Việt Nam > Võ Tấn Huân
Các câu hỏi đó là gì? Là: công an đã làm gì khiến những người bị bắt phải đầu hàng? Những người bị bắt đã nghĩ gì khi tự tay viết bản nhận tội và xin ân xá? Sự thật nằm ở đâu trong những bản nhận tội? Những lời nhận tội đưa phong trào dân chủ vào con hẻm nào? Thiếu câu trả lời, sự việc „thú tội xin ân xá” bị ném vào màn im lặng khó chịu…
Đọc tiếp »Phạm Toàn – Thêm một lời khuyên chân tình
09/07/2009 | 6:47 chiều | 11 Comments
Category: Chính trị - Xã hội
Thẻ: Lê Công Định > Nguyễn Tiến Trung
Bài viết này gửi tới cả hai phái, những người như anh Nguyễn Tiến Trung, và những người chống lại anh Trung, chống lại tích cực, và cả chống lại tiêu cực – những bạn trẻ đang mắt nhắm mắt mở tìm chỗ học, chạy chỗ làm, kiếm chỗ trú chân nơi trần thế này và dăm chục năm nữa, các bạn đó rồi cũng sẽ thành một ông già 78 tuổi như tôi hôm nay, bao ảo mộng tan tành, bao lý tưởng tốt đẹp hủy hoại.
Đọc tiếp »Phạm Thị Hoài – Vẫn còn một lời nói sau
09/07/2009 | 12:15 sáng | 13 Comments
Category: Chính trị - Xã hội, Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: 17 tháng Sáu > Bertolt Brecht > Lê Công Định > Vai trò của trí thức
Giải pháp mà Brecht đề nghị với chính quyền Đông Đức đến muộn 11 năm, nhưng có thể dùng tốt cho chính quyền Việt Nam, cũng một nước xã hội chủ nghĩa, những ngày này. Tiện hơn cả là cách chức giới trí thức đang đánh tuột lòng tin của chính phủ qua việc tiếp tục kiến nghị dừng Đại Dự án Bauxite Tây Nguyên. Và bầu một giới trí thức khác. Cũng nên giải tán luôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bầu một Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới. Tất nhiên trước đó cần bãi nhiệm Chiến thắng Điện Biên Phủ và bầu một Chiến thắng Điện Biên Phủ mới. Không có gì mà chính quyền nhân dân không thể làm được, đơn giản nhất là việc cách chức nhân dân.
Đọc tiếp »Hà Nội (2): Change We Need, nhưng…
29/06/2009 | 1:00 sáng | 8 Comments
Category: Phóng sự ảnh, Tổng hợp
Thẻ: Hà Nội > Lê Công Định
Tôi cảm thấy cái tâm trạng “Change We Need” đang bắt đầu lan rộng, song cũng như các ví dụ trên về cảnh quan Hà Nội, sức cản còn quá lớn, len lỏi từ trong mọi xó xỉnh của xã hội Việt Nam. Nhưng nếu người ta đã nói đến cái ngày màn hình LCD bị tắt thì chắc họ cũng đã nghĩ đến ngày nó lại sáng.
Đọc tiếp »Vụ Luật sư Lê Công Định và đòi hỏi một Hiến pháp Dân chủ cho Việt Nam
27/06/2009 | 1:00 sáng | 3 Comments
Category: Chính trị - Xã hội, Pháp luật
Thẻ: Hiến pháp Dân chủ > Lê Công Định
Không riêng Luật sư Lê Công Định, trong nước cũng có nhiều quan tâm về một Hiến pháp Dân chủ cho Việt Nam, xin đơn cử vài thí dụ: Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, Đại học Hà Nội, tiếc rằng từ 1946, dân tộc ta đã không có cơ hội đi xa hơn trong chủ nghĩa lập hiến. Bản hiến văn 1946 không có giá trị về pháp lý, chưa từng được sửa theo cách thức mà nó đề nghị và nó đã bị thay thế bởi những tuyên bố chính trị khác (Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và 2001). Đó là một món nợ lịch sử cần phải trả.
Đọc tiếp »Ngón tay giữa của Lê Công Định
25/06/2009 | 3:31 chiều | 8 Comments
Category: Chính trị - Xã hội, Pháp luật
Thẻ: Lê Công Định > Tàu Pueblo
Cả “Bản tường trình” đã là một ngón tay giữa của Lê Công Định. Công an đã tưởng ông thú tội, như mấy anh nhà quê Bắc Triều Tiên đã tưởng đám con tin trên tầu Pueblo thành tâm thú tội, vội vàng cho phổ biến tối đa hình ảnh để khoe thành tích, không biết đó là những hình ảnh lăng mạ chính mình.
Đọc tiếp »Bắt Lê Công Định: hù doạ những ai muốn dùng kinh tế làm diễn biến hoà bình
24/06/2009 | 5:58 sáng | 3 Comments
Category: Chính trị - Xã hội, Pháp luật
Thẻ: Lê Công Định > pháp luật Việt Nam
Hà Nội bắt luật sư Lê Công Định chính là để hù doạ những ai đang muốn dùng kinh tế để thúc đẩy cải cách chính trị. Một tín hiệu cho thấy thành phần bảo thủ vẫn đang nắm ưu thế trong hệ thống quyền lực ở Việt Nam.
Đọc tiếp »Quyết định xoá tên LS Lê Công Định của đoàn luật sư TP HCM
23/06/2009 | 4:00 chiều | 12 Comments
Category: Chính trị - Xã hội, Pháp luật
Thẻ: Lê Công Định
Thi hành kỷ luật xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh đối với Lê Công Định, sinh năm 1968, vì đã có hành vi vi phạm pháp luật, đã bị Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công An khởi tố và bắt tạm giam ngày 13/06/2009; vi phạm điểm g khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư, Điều 1 và Điều 2 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.
Đọc tiếp »