Trần Kiêm Đoàn – Đôi điều với ma giữa ban ngày
18/11/2009 | 1:10 chiều | 25 Comments
Category: Báo chí - Truyền thông, Chiến tranh Việt Nam, Tôn giáo
Thẻ: Người Việt tại Mỹ > văn hoá tranh luận
Những năm 1987 và 1988 tại Mỹ mà nổi bật nhất là ở California, một phong trào nổi lên đòi thay đổi cờ vàng 3 sọc đỏ và chọn bài “Việt Nam-Việt Nam” của Phạm Duy làm quốc ca thay cho bài “Tiếng gọi sinh viên” của Lưu Hữu Phước. Tôi đã mạnh mẽ phản đối khuynh hướng nầy. Bài chính luận đầu tiên của tôi trên đất Mỹ về đề tài nầy là bài “Quốc Ca: Tín hiệu hay pháp lệnh” góp ý rằng, mặc dầu khối người Việt tỵ nạn cộng sản tuy không còn lãnh thổ và chính quyền, nhưng vẫn còn những con người quốc gia không cộng sản hiện diện, chúng ta phải duy trì cờ vàng ba sọc đỏ và quốc ca “Này công dân ơi” làm tín hiệu và biểu tượng cho quân dân miền Nam đang lưu vong ở xứ người.
Đọc tiếp »Vớ vẩn “Biển Đông” (hay “không Biển Đông”)
22/05/2009 | 12:05 sáng | 35 Comments
Category: Vấn đề Biển Đông
Thẻ: văn hoá tranh luận
Lý do là trao đổi này không phải không tiêu biểu, và nó nói lên ít nhiều về những trao đổi khác giữa tôi, ông Trương Nhân Tuấn, ông Hoà Nguyễn, và ông Hoàng Trường Sa. Tuy tôi sẽ nói tới một số chi tiết kỹ thuật, mục đích của bài này là nói về phong cách trao đổi.
Đọc tiếp »Tình nghĩa khăng khít
12/05/2009 | 1:00 sáng | 2 Comments
Category: Đời sống, Tạp văn
Thẻ: văn hoá tranh luận
Xóm tôi ở cạnh xóm Mễ, bên kia đường là xóm Đen, hai góc là hai xa lộ rộng thênh thang có tiếng xe chạy tối ngày. Tinh thần làng xóm ngàn năm văn vật mang từ quê cha đất tổ qua vẫn còn bền chặt tuy không có lũy tre làng, nghĩa là, xóm tôi là một xóm biệt lập, dân trong xóm đầy lòng kiêu hãnh, tự hào bản sắc dân tộc, khinh Mễ, ghét Đen, sợ Mỹ trắng. Nói tóm lại, nghĩa là xóm tôi không chơi với ai, không ai chơi với mình, và không ai chơi với ai.
Đọc tiếp »Về những điều tủn mủn
07/05/2009 | 1:01 sáng | 1 phản hồi
Category: Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Thơ Vè > văn hoá tranh luận
Để giải quyết chóng vánh, tôi xin thưa như thế này: Tôi không tin Nguyễn Viện hay bất cứ ai dám khẳng định là tôi lấy phần này xuống vì phản ứng của họ. Đoạn văn này của tôi, và quyết định dùng nó hay không, và dùng như thế nào là của tôi. Và cũng không cần “tín chỉ” vì đã quyết định lấy xuống sau 72h.
Đọc tiếp »Hiện tượng “đào sâu cái riêng” và bài học qua cuộc triển lãm “Nambang”
06/05/2009 | 3:00 sáng | 3 Comments
Category: Chính trị - Xã hội
Thẻ: người Việt hải ngoại > văn hoá tranh luận
Nếu chỉ để tranh luận “thắng thua”, đào sâu cái riêng, thì chỉ làm trò cười cho một thiểu số cầm quyền, họ đang bật cười nói với nhau “trí thức chỉ là…” Đối thoại cần phải hướng đến cái chung, hướng đến điều cả hai cùng có lợi. Từ cái lợi nhỏ hiểu nhau hơn, tôn trọng nhau hơn để dẫn đến chuyện ngồi lại với nhau, cùng bàn những việc chung, một hướng đi chung, cùng nhau tổ chức…
Đọc tiếp »Vài lời kết luận về cuộc tranh luận về Biển Đông
23/04/2009 | 12:15 sáng | 62 Comments
Category: Vấn đề Biển Đông
Thẻ: văn hoá tranh luận
trước khi có một vài ý kiến phản biện về nguồn gốc ông Valencia đang đặt ra, xin được tóm lược lại một số điểm đã bàn luận để mọi người thấy rõ các bên đang nói với nhau về các vấn đề gì, điểm nào chưa sáng tỏ, điểm nào cần góp ý thêm, sau đó cần có một kết luận để chấm dứt việc tranh luận này.
Đọc tiếp »Đề nghị lật trang mới
22/04/2009 | 8:58 chiều | 3 Comments
Category: Vấn đề Biển Đông
Thẻ: văn hoá tranh luận
Tôi mạn phép đề nghị lật sang trang mới cho tranh luận, đối thoại, bàn thảo, góp ý liên quan tới tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông. Thí dụ như từ nay: Chúng ta bỏ qua những chuyện đã qua và hướng tới tương lai. Chúng ta, với hết sự thành thật và khả năng của bản thân mỗi người, không chiếu cố tới cá nhân nữa…
Đọc tiếp »Cái sướng của kẻ cầm… bút
22/04/2009 | 1:40 sáng | 2 Comments
Category: Báo chí - Truyền thông
Thẻ: văn hoá tranh luận
Quyền lực của cây bút là bất tận. Nói theo lối giang hồ, cây bút của người viết tựa cây kiếm của một kiếm thủ. Cao thủ tài ba, ngọn bút tài ba. Cây bút có thể “giết” thanh danh của một hay nhiều người. Nó không cướp đi mạng sống, thể xác, nhưng dễ cướp đi danh dự. Những kẻ bị ngòi bút hạ bệ, nếu sống, cũng lao đao – hay đôi khi sống chẳng ra gì. Ngược lại, khi quyền lực của cây bút bị sử dụng lệch lạc, không những nó không gây được ảnh hưởng như bài viết mong muốn, mà ngược lại, còn trở thành sự “hiếp dâm” con mắt độc giả.
Đọc tiếp »