trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 305 bài
  1 - 20 / 305 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tản văn thứ Sáu
13.7.2007
Phạm Lưu Vũ
Thử bàn về chu kì
 1   2 
 
Vậy là ngũ hành đã “hóa thân” vào các “toạ độ” Không - Thời gian (Can, Chi) của mọi chuyển động. Ta tưởng ngũ hành đã “biến mất”. Song nó lại hiện ra ở chính mỗi “tọa độ” (Can, Chi) ấy. Nghĩa là đến lượt mỗi “tọa độ” Không - Thời gian kia lại mang một thuộc tính ngũ hành cụ thể. Biện chứng đến cỡ này chẳng trách phải “bái” các cụ làm... tiên sư. Theo đó thì: giáp tý, ất sửu... thuộc kim. Bính tý, đinh sửu... thuộc thuỷ. Mậu tý, kỉ sửu... thuộc hoả. Canh tý, tân sửu... thuộc thổ. Nhâm tý, quý sửu... thuộc mộc, v.v... Tóm lại là toàn bộ 60 “tọa độ” Can, Chi ấy cũng đều mang những thuộc tính ngũ hành.

Xin trình bày hệ thống ngũ hành của cả Không - Thời gian kèm theo “vòng ngũ hành” của riêng Can, Chi cùng với “vòng ngũ hành” của cả “tọa độ” Can, Chi như sau: (Trong đó “không gian” bắt đầu bằng mộc; “thời gian” bắt đầu từ dần.)

Số thứ tự
Tên “toạ độ” Không - Thời gian (Can, Chi)

Vòng ngũ hành của riêng “toạ độ” Không gian
(Can)
Vòng ngũ hành của riêng “toạ độ” Thời gian
(Chi)
Ngũ hành của cả “tọa độ” Không - Thời gian (Mệnh hay Mạng)
1
2
Giáp – Dần
Ất – Mão
Dương Mộc
Âm Mộc
Dương Mộc
Âm Mộc
Thủy
3
4
Bính – Thìn
Đinh – Tỵ
Dương Hỏa
Âm Hỏa
Dương Thổ
Âm Hoả
Thổ
5
6
Mậu – Ngọ
Kỉ – Mùi
Dương Thổ
Âm Thổ
Dương Hỏa
Âm Thổ
Hỏa
7
8
Canh – Thân
Tân – Dậu
Dương Kim
Âm Kim
Dương Kim
Âm Kim
Mộc
9
10
Nhâm – Tuất
Quý – Hợi
Dương Thuỷ
Âm Thuỷ
Dương Thổ
Âm Thuỷ
Thuỷ
11
12
Giáp – Tý
Ất – Sửu
Dương Mộc
Âm Mộc
Dương Thuỷ
Âm Thổ
Kim
13
14
Bính – Dần
Đinh – Mão
Dương Hỏa
Âm Hỏa
Dương Mộc
Âm Mộc
Hỏa
15
16
Mậu – Thìn
Kỉ – Tỵ
Dương Thổ
Âm Thổ
Dương Thổ
Âm Hoả
Mộc
17
18
Canh – Ngọ
Tân – Mùi
Dương Kim
Âm Kim
Dương Hỏa
Âm Thổ
Thổ
19
20
Nhâm – Thân
Quý – Dậu
Dương Thuỷ
Âm Thuỷ
Dương Kim
Âm Kim
Kim
21
22
Giáp – Tuất
Ất – Hợi
Dương Mộc
Âm Mộc
Dương Thổ
Âm Thuỷ
Hỏa
23
24
Bính – Tý
Đinh – Sửu
Dương Hỏa
Âm Hỏa
Dương Thuỷ
Âm Thổ
Thuỷ
25
26
Mậu – Dần
Kỉ – Mão
Dương Thổ
Âm Thổ
Dương Mộc
Âm Mộc
Thổ
27
28
Canh – Thìn
Tân – Tỵ
Dương Kim
Âm Kim
Dương Thổ
Âm Hoả
Kim
29
30
Nhâm – Ngọ
Quý – Mùi
Dương Thuỷ
Âm Thuỷ
Dương Hỏa
Âm Thổ
Mộc
31
32
Giáp – Thân
Ất – Dậu
Dương Mộc
Âm Mộc
Dương Kim
Âm Kim
Thuỷ
33
34
Bính – Tuất
Đinh – Hợi
Dương Hỏa
Âm Hỏa
Dương Thổ
Âm Thuỷ
Thổ
35
36
Mậu – Tý
Kỉ – Sửu
Dương Thổ
Âm Thổ
Dương Thuỷ
Âm Thổ
Hoả
37
38
Canh – Dần
Tân – Mão
Dương Kim
Âm Kim
Dương Mộc
Âm Mộc
Mộc
39
40
Nhâm – Thìn
Quý – Tỵ
Dương Thuỷ
Âm Thuỷ
Dương Thổ
Âm Hoả
Thuỷ
41
42
Giáp – Ngọ
Ất – Mùi
Dương Mộc
Âm Mộc
Dương Hỏa
Âm Thổ
Kim
43
44
Bính – Thân
Đinh – Dậu
Dương Hỏa
Âm Hỏa
Dương Kim
Âm Kim
Hoả
45
46
Mậu – Tuất
Kỉ – Hợi
Dương Thổ
Âm Thổ
Dương Thổ
Âm Thuỷ
Mộc
47
48
Canh – Tý
Tân – Sửu
Dương Kim
Âm Kim
Dương Thuỷ
Âm Thổ
Thổ
49
50
Nhâm – Dần
Quý – Mão
Dương Thuỷ
Âm Thuỷ
Dương Mộc
Âm Mộc
Kim
51
52
Giáp – Thìn
Ất – Tỵ
Dương Mộc
Âm Mộc
Dương Thổ
Âm Hoả
Hỏa
53
54
Bính – Ngọ
Đinh – Mùi
Dương Hỏa
Âm Hỏa
Dương Hỏa
Âm Thổ
Thuỷ
55
56
Mậu – Thân
Kỉ – Dậu
Dương Thổ
Âm Thổ
Dương Kim
Âm Kim
Thổ
57
58
Canh – Tuất
Tân – Hợi
Dương Kim
Âm Kim
Dương Thổ
Âm Thuỷ
Kim
59
60
Nhâm – Tý
Quý – Sửu
Dương Thuỷ
Âm Thuỷ
Dương Thuỷ
Âm Thổ
Mộc


Những ngũ hành của cả “toạ độ” Can, Chi ấy gọi là “mệnh” hay “mạng” đã được người xưa lập sẵn. Hàng nghìn năm nay, nó luôn là một điều bí hiểm đối với các nhà nghiên cứu. Như trên đã nói, “vòng ngũ hành” của không gian và thời gian không giống nhau. Song ngoại trừ việc xen lẫn tính “thổ” trong “vòng ngũ hành” của thời gian, thì về cơ bản, cả hai “vòng” ấy đều tuân theo quy luật ngũ hành tương sinh như bảng trên đã chỉ rõ. Vậy mà khi kết hợp lại thành Không - Thời gian (Can, Chi), thì cái “vòng ngũ hành” của cả Can, Chi này lại biến ảo vô cùng phức tạp. Nó không chuyển vận theo quy luật tương sinh, cũng không phải tương khắc, cứ gọi là... loạn xà ngầu. Tại sao lại như vậy?

Trước tiên, nhìn bảng trên, ta chỉ thấy một điều rằng cứ hai “tọa độ” Không - Thời gian (Can, Chi) âm dương liên tục của cùng một thuộc tính ngũ hành của không gian (hàng Can) (ví dụ dương mộc, âm mộc; dương hoả, âm hoả...), sẽ có chung một thuộc tính ngũ hành của cả hệ. Như vậy, sở dĩ chỉ có một thuộc tính ngũ hành chung cho cả hai “tọa độ” Không - Thời gian nối tiếp nhau là do thuộc tính ngũ hành của riêng “tọa độ” không gian quy định.

Tiếp theo, vậy “thuộc tính” ngũ hành chung của cả hai hệ (Can, Chi) liên tiếp ấy cụ thể là cái gì? Điều này quyết không phải do những ngũ hành thành phần cấu tạo nên hệ đó quy định. Ví dụ năm Giáp Dần (Can: dương mộc + Chi: dương mộc) có “mệnh” là thuỷ, thì “thuỷ” ấy không phải do hai thành phần là dương mộc (Can) và dương mộc (Chi) tạo nên cái “tọa độ” Không Thời - gian Giáp Dần ấy quy định. Nói cách khác, ngũ hành của cái Can, Chi ấy của những “năm Trái đất” lại... không thể tìm thấy trên Trái đất. Vậy do đâu mà có “thuỷ” trong cái “toạ độ” Giáp Dần ấy?

Xin thưa rằng cái món “thuỷ” ấy chính là một dạng kiểu như “thời” của Giáp Dần (cũng tức là “thời” của cả Ất Mão nữa). Hai “toạ độ” ấy đang “nằm” trong “thời” thuỷ, chúng “thuộc” về thuỷ. Nghĩa là Giáp Dần (và Ất Mão) với danh nghĩa là “toạ độ” Không - Thời gian của một chu kì cụ thể (năm, tháng, hoặc ngày, giờ ,v.v...) Song chu kì cụ thể đó lại nằm trong một hay nhiều chu kì khác lớn hơn nó. Chính chu kì lớn hơn này cũng (đang) có các “toạ độ” Không - Thời gian (Can, Chi) (cũng tức là có các thuộc tính ngũ hành) riêng của nó. Và những thuộc tính ngũ hành của chu kì lớn hơn ấy đã “chi phối”, đã quy định nên cái thuộc tính ngũ hành của chu kì dưới nó (trong ví dụ này là tính “thuỷ” của Giáp Dần và Ất Mão).

Nghĩa là thuộc tính ngũ hành của bất kì một hệ Can, Chi (hay “tọa độ” Không - Thời gian) của một chu kì nào cũng do những thuộc tính ngũ hành của một hoặc nhiều chu kì lớn hơn nó quy định. Bảng “nạp âm” hoa giáp cụ thể trên mô tả các vòng ngũ hành của chu kì năm Trái đất, là chu kì chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt trời. Vậy ngũ hành của cả Can, Chi của các năm Trái đất không do Can, Chi cụ thể của từng năm quy định, mà do thuộc tính ngũ hành của chu kì lớn hơn chu kì năm Trái đất chi phối mà thành.

Điều đó cũng có nghĩa là ngũ hành, ngay từ đầu đã không quan niệm Trái đất là trung tâm của vũ trụ như thuyết “địa tâm” của Ptolemy một thời thống trị cả tôn giáo phương Tây. Vậy cái chu kì lớn hơn ấy (đối với năm Trái đất) cụ thể là gì?

Như ta đã biết, Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời theo một quỹ đạo hình e-líp. Một vòng như vậy gọi là “năm Trái đất”. Đến lượt Mặt trời lại chuyển động theo một quỹ đạo xung quanh một điểm nào đó trong thiên hà, kéo theo cả hệ Mặt trời (trong đó có Trái đất) cũng chuyển động theo. Chu kì này (của Mặt trời) gọi là “năm Mặt trời”, dĩ nhiên lớn hơn rất nhiều so với “năm Trái đất”, nó bao gồm nhiều “năm Trái đất”. Nếu “bàn” rộng hơn nữa thì đến lượt cả thiên hà cũng lại chuyển động theo một quỹ đạo (hình e-líp - chắc thế) nào đó (chu kì lớn hơn nữa)... Nên nhớ rằng mỗi chu kì đều có những vòng ngũ hành (Không - Thời gian) riêng của mình. Vậy chu kì lớn hơn chi phối đến ngũ hành của “năm Trái đất” có thể hiểu là “năm Mặt trời”.

Nghĩa là muốn xác định ngũ hành của một “năm Trái đất” cụ thể nào đó, phải xác định được vị trí của Mặt trời đang ở “cung” nào trong quỹ đạo chuyển động của nó.

Vậy căn cứ vào đâu để xác định điều này? Nói cách khác, căn cứ vào đâu để xác định ngũ hành của các “năm Trái đất”?

Như trên đã nói. Bởi điều đó không nằm trên Trái đất. Nên phải tìm nó ở... trên Trời.

Người xưa đã xây dựng nên cả một khoa chiêm tinh học để tính toán ra điều này. Có 7 thiên thể mà những vị trí tương đối giữa chúng (theo vị trí của người quan sát từ Trái đất) có thể coi như những “toạ độ” để xác định vị trí của cả “hệ Mặt trời” trong quỹ đạo chuyển động của Mặt trời. Nói cách khác, những thuộc tính ngũ hành (hay chuyển động) của những thiên thể này có ảnh hưởng lớn nhất đến các thuộc tính ngũ hành (hay chuyển động) của Trái đất (xét riêng đối với các chu kì “năm Trái đất”). Gồm các thiên thể: 1- sao Mộc; 2- sao Kim; 3- sao Thổ; 4- Mặt trời; 5- Mặt trăng; 6- sao Hỏa; 7- sao Thuỷ. Tuỳ theo vị trí của Trái đất trên quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt trời (chu kì năm), rồi lại tuỳ theo vị trí của Mặt trời trên quỹ đạo của nó (“năm Mặt trời”), mà các thiên thể đó có những vị trí tương ứng khác nhau khi chúng được quan sát từ phía Trái đất. Chu kì “năm” của Trái đất chuyển động theo các “toạ độ” thời gian được chia ra 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông). Vị trí tương đối đồng thời với cả khí ngũ hành của 7 thiên thể nói trên đối với Trái đất tất nhiên cũng lần lượt thay đổi theo 4 mùa. Người xưa bèn gọi tên 7 thiên thể đó theo những vị trí của chúng tương ứng với các trạng thái của “toạ độ” thời gian (theo các “cung tý, sửu, dần, mão...) Tổng cộng có 4 mùa, mỗi thiên thể “biến” ngũ hành 4 lần thành 4 tên gọi khác nhau. Kết quả có 4 x 7 = 28 gọi là “nhị thập bát tú” (28 sao). Hai mươi tám ngôi “sao”, thực đấy nhưng lại núp dưới dạng những “tinh tú” ảo, được chia ra 4 “chòm” theo chiều ngược lại với vòng vận hành của các “toạ độ” thời gian của chu kì năm Trái đất. Tại sao ngược lại? Có lẽ lấy theo chiều của “năm Mặt trời” chăng? Lần lượt có các chòm: 1- Thanh Long (ứng với mùa xuân); 2- Huyền Vũ (ứng với mùa đông); 3- Bạch Hổ (ứng với mùa thu); 4- Chu Tước (ứng với mùa hạ).

Xin trình bày cái sự “biến” tên gọi (ngũ hành) ấy của 7 thiên thể nói trên đối với các “năm Trái đất” trong bảng sau:

Tên thiên thể
Chòm Thanh Long
(xuân)
Phương Đông, hành mộc
Chòm Huyền Vũ
(đông)
Phương Bắc,
Hành thuỷ
Chòm Bạch Hổ
(thu)
Phương Tây,
Hành kim
Chòm Chu Tước
(hạ)
Phương Nam,
Hành hỏa
1- Sao Mộc
Giác
Đẩu
Khuê
Tĩnh
2- Sao Kim
Cang
Ngưu
Lâu
Quỷ
3- Sao Thổ
Đê
Nữ
Vị
Liễu
4- Mặt trời
Phòng

Mão
Tinh
5- Mặt trăng
Tâm
Nguỵ
Tất
Trương
6- Sao Hỏa

Thất
Chuỷ
Dực
7- Sao Thuỷ

Bích
Sâm
Chấn


Từ sao “Giác” đến sao “Chấn” tổng cộng 28 “sao” biến hoá từ 7 thiên thể trong hệ Mặt trời mà vị trí tương đối của chúng thực chất là những “thông số vũ trụ” hay những “toạ độ vũ trụ”, dùng để xác định vị trí (cũng tức là xác định ngũ hành) của các “năm Trái đất” trên quỹ đạo chuyển động của cả hệ Mặt trời. Ngoài ra, mỗi “sao” trong hệ thống “nhị thập bát tú” này còn có các “vệ tinh” giúp cho việc “định vị” được chi tiết hơn... Từ đó, người xưa đã lập nên các “bài toán ngũ hành” để tính toán sự chi phối của các thuộc tính ngũ hành ở những chu kì ngoài Trái đất đối với ngũ hành của bản thân Trái đất. Đó là những kết quả vô cùng huyền diệu bởi những quy luật của những chu kì lớn ngoài Trái đất thường mang tính tổng quát, bao trùm cực kì cao. Rất tiếc kiến thức chiêm tinh kì vĩ này của người xưa một phần lớn đã thất truyền, phần còn lại cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ, thậm chí còn bị nhiều mặc cảm do những kết quả quan sát “vô cơ”, “phi ngũ hành” của khoa học đem lại.

Đến đây, người viết thú thực cũng chưa giải thích được một cách cụ thể, rằng tại sao ngũ hành của cả Can, Chi nó lại như thế, chỉ xin đưa ra cái căn cứ mà từ đó, người xưa đã thiết lập nên chúng mà thôi. Và cũng xin lưu ý rằng chả cứ gì Can, Chi của năm mới mang những thuộc tính ngũ hành như ở bảng nạp âm cho các “năm Trái đất” nói trên. Mà Can, Chi của tất cả, từ giờ, ngày, tháng, kỉ, hoa giáp, đại hoa giáp, đại đại hoa giáp, v.v... cũng đều mang những thuộc tính ngũ hành như vậy. Những thuộc tính (hay những “khí âm dương ngũ hành”) ấy chuyển vận không ngừng từ trong những cái nhỏ nhất trong cơ thể ta, trong lòng vạn vật... ra đến bên ngoài, cho đến cả vũ trụ vô cùng vô tận. Mỗi chu kì của chuyển động đều vận hành trong lòng nó những thuộc tính ngũ hành riêng. Song nằm trong một tổng thể các chu kì, các thuộc tính (hay những khí âm dương ngũ hành) ấy liên quan chặt chẽ đến nhau, ảnh hưởng đến nhau, chi phối và tác động lên nhau theo những chiều hướng hoặc nâng đỡ, kích hoạt, hoặc kìm hãm, tiêu diệt, từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn, từ gần đến xa, từ sơ sơ đến quyết định... Tóm lại, sự kì diệu của học thuyết âm dương ngũ hành là điều cực kì rõ ràng, không thể xem thường.

Mọi sự biến ảo, hoá thân, xuất hiện... của ngũ hành như đã phân tích từ đầu đến giờ quả thực chỉ nhằm mô tả vị trí, phương chiều, “hồn vía”, “mùi vị” và “thuận nghịch”... của chuyển động (sóng) mà không hề quan tâm tới cái hạt (hoặc thiên thể...) ấy nó là cái gì, mềm, cứng, nặng nhẹ... ra làm sao. Vậy mà cho đến nay, có nhà nghiên cứu vẫn cho rằng “kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ” là “năm loại “vật chất cơ bản nhất” cấu tạo nên vũ trụ thì... lạ thật. Vào thế kỉ thứ 18, khi nhà triết học người Đức Kant viết kiệt tác: “Phê phán lý tính thuần túy” mà ông biết trên đời đã có sẵn học thuyết âm dương ngũ hành, thì ông đã không phải trăn trở với câu hỏi: “làm sao có thể có môn vật lý thuần túy?”. Môn “vật lý thuần túy” mà thiên tài Kant chứng minh rằng nó tồn tại và được xây dựng nơi “tri thức siêu nghiệm của trí năng thuần túy” ấy là một môn vật lý: “không nghiên cứu vạn vật nơi vạn vật”, mà nghiên cứu chúng “nơi biểu tượng ta có về chúng, nơi những giả thuyết và những chứng nghiệm ta đưa ra về chúng...” thì đó chính là “ngũ hành” của người phương Đông chứ còn gì nữa. Những thứ: “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ...” với “tý, sửu, dần, mão...” kia chẳng phải là những “biểu tượng”, là những “giả thuyết và những chứng nghiệm” về vạn vật mà con người đưa ra đấy sao? Cứ như thể Kant đã căn cứ vào “ngũ hành” để viết nên cái định nghĩa tuyệt vời ấy vậy. Nghĩa là học thuyết âm dương ngũ hành, nếu nói theo Kant, chính là khoa “vật lý thuần túy”. Ngũ hành đâu quan tâm đến tính “vật” của vật chất. Còn việc “định nghĩa” (hay là “dịch nghĩa”) 5 “thuộc tính” ấy ra thành: “Kim” = kim loại; “Mộc” = gỗ; “Thuỷ” = nước; “Hoả” = lửa; “Thổ” = đất, chẳng qua chỉ là gắn vào nó những cái “tượng” cho dễ hình dung, một sự mô tả có tính tương đối, tổng quát mà thôi. Kẻ thông hiểu về ngũ hành có thể quên hẳn những cái “tượng” đó đi, chỉ cần để ý đến cái “tính”, hay cái “lý” của nó là đủ. Bởi ngũ hành tuỳ từng trường hợp, từng quy mô xem xét, bao giờ cũng bao gồm toàn bộ chính nó. Lớn bao nhiêu cũng gồm đủ “ngũ hành”, mà nhỏ bao nhiêu cũng gồm đủ “ngũ hành”. Ở qui mô quốc gia cũng: “Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ”, mà ở qui mô tỉnh, huyện, xã, nhỏ nữa, v.v… cũng “Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ” . Giữa những con người với nhau cũng chia (mệnh) ra thành: “Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ”, mà xét trên một con người cụ thể (đầu, cổ, chân tay hay lục phủ, ngũ tạng…) cũng lại chia ra “Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ”,v.v… Nghĩa là nếu tách riêng ra một “tính” bất kì (ví dụ Kim hoặc Mộc hoặc Thuỷ… chẳng hạn), thì trong nó vẫn bao gồm đủ cả “Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ”. Và một khi đã biết được “Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ” của vạn vật rồi, thì sẽ “tính sổ” được vạn vật căn cứ vào quy luật tương sinh, tương khắc, quy luật trường sinh, đế vượng... (như sau đây sẽ nói) của chúng. Thế mới nói học thuyết ngũ hành thực sự là một kiệt tác về tính tổng quát, một phát minh không tiền khoáng hậu, một triết học tuyệt đỉnh trí tuệ (thực sự chứ không phải khoác lác) của người phương Đông xưa.

Thời gian cũng y như vậy. Cũng như không gian, thời gian hoàn toàn không phải là một khối đồng nhất. Nó cũng chia ra những thuộc “tính”, và những cái “lý” hoàn toàn khác nhau. Những tên gọi: “tí”; “sửu”; “dần”; “mão”... kia chính là chỉ cái “tính”, hay cái “lý” tương ứng đó của thời gian. Còn cách gắn vào nó những con vật cụ thể (chuột, trâu, mèo, hổ…) ấy thì cũng chỉ là (bèn) gắn thêm cái “tượng” (cũng giống như Mộc = gỗ, lửa = hoả…) cho dễ hình dung mà thôi. Kẻ thông hiểu về bản chất (thực) của thời gian cũng có thể quên hẳn những cái “tượng” mèo, chuột, chó, lợn... đó đi, chỉ cần để ý đến cái “tính”, hay cái “lý” của nó là đủ. Và, cũng tổng quát như (không gian) ngũ hành, thời gian tuỳ từng thời điểm, tuỳ từng quy mô xem xét, lúc nào cũng bao gồm toàn bộ chính nó. Nghĩa là trong “tí”, hoặc trong “sửu”, hoặc trong “dần”… cũng có gồm đủ lần lượt: “tí”; “sửu”; “dần”; “mão”, lớn bao nhiêu cũng thế mà nhỏ bao nhiêu cũng thế (giờ, hoặc ngày, hoặc tháng, hoặc năm, v.v...)

Vậy “Can, Chi” chính là sự kết hợp của không gian và thời gian, tạo nên “Không - Thời gian”. Nó vừa mô tả “tọa độ” và phương chiều của chuyển động, vừa chỉ ra những thuộc tính ngũ hành của chính cái chuyển động đó. Nó chính là những “trạng thái” tổng quát của chuyển động vậy. 60 “Không - Thời gian” ấy tuy lặp lại mà vẫn không cái nào trùng với cái nào. Cụ thể: có thể trùng (cả Can, Chi) ở giờ, chưa chắc đã trùng ở (Can, Chi) ngày. Có thể trùng cả giờ, ngày, chưa chắc đã trùng ở tháng. Có thể trùng cả giờ, ngày, tháng, chưa chắc đã trùng ở năm, trùng ở năm chưa chắc đã trùng ở kỉ (12 năm). Trùng ở kỉ, chưa chắc đã trùng ở giáp (60 năm), v.v... Vì thế mới nói không một tọa độ (Không - Thời gian) nào trùng (một cách tuyệt đối) với toạ độ nào. Cứ thế mà “tưởng tượng”, sẽ thấy số lượng “toạ độ” ấy lớn đến mức nào.

Và như thế có nghĩa toàn bộ cái “Không - Thời gian” ấy là không có đầu, không có cuối. Cái gọi là “quá khứ, hiện tại, tương lai” chẳng qua do con người vốn nhỏ bé (về kích thước) và ngắn ngủi (về kiếp sống) quy ước ra mà thôi.

Các “tọa độ” Không - Thời gian của mọi chuyển động vận hành theo quy luật: lặp lại hàng “Can” có bội số là 10, lặp lại hàng “Chi” có bội số là 12. Lặp lại cả “Can” lẫn “Chi” có bội số là 60. Và mặc dù mỗi “hạt” (hoặc thiên thể...) đều có một chuyển động (một chu kì) riêng. Song tất cả đều được mô tả thông qua những “tọa độ” đó kèm theo những “thuộc tính” ngũ hành của chúng. Giả sử xét chuyển động của một “thiên thể” là electron chẳng hạn. Cũng hệt như Trái đất, nó cũng vừa tự quay xung quanh mình theo một trục nào đó. Một vòng quay là 1 chu kì (tạm gọi là “ngày” electron). Trong cái “ngày” ấy, cũng lần lượt trải qua: “tí, sửu, dần, mão...” cho đến “hợi” cùng với “giáp, ất, bính, đinh... Tiếp tục sang “ngày” thứ hai... Chu kì (“ngày”) đó lại nằm trong 1 chu kì khác lớn hơn. Đó là chuyển động của electron xung quanh hạt nhân nguyên tử. Trọn một vòng trên quỹ đạo quanh hạt nhân của nó (tạm gọi là “năm” electron) cũng được chia theo Can, Chi y như vậy... Đến lượt cả nguyên tử (bao gồm hạt nhân, eletron...) lại chuyển động xung quanh một điểm nào đó trong phân tử (chu kì lớn kế tiếp...), rồi đến lượt phân tử... (chu kì lớn nữa...) Cứ như thế mãi cho đến cả Trái đất, đến các thiên thể, rồi hệ Mặt trời, Thiên hà... Ta sẽ thấy chu kì nọ nằm trong chu kì kia, chu kì kia bao gồm nhiều chu kì nọ, trùm lên chu kì nọ. Cả vũ trụ bao gồm một số lượng vô cùng lớn các chu kì như thế, cái sau trùm lên cái trước, tổng quát hơn cái trước, cái trước nằm trong cái sau... Tất cả đều chuyển động lặp lại theo đúng các “tọa độ” Can, Chi, và điều quan trọng là chúng đều mang theo những thuộc tính ngũ hành. Đó chính là nguồn năng lượng tạo nên các quá trình sinh, diệt vô cùng vô tận trong vũ trụ này. Năng lượng được “giải phóng” ra cũng bởi ngũ hành, mà bị “triệt tiêu” cũng bởi ngũ hành. Cái này “vượng” tất có cái khác “suy” và ngược lại, “vượng” bao nhiêu thì “suy” bấy nhiêu... Chính điều đó mới thực sự đem lại những kết quả huyền diệu mà con người đã từng chứng kiến hoặc vận dụng một cách hoàn hảo.

Đến đây, ta nhận thấy một điều rằng học thuyết ngũ hành ngoài việc không quan tâm đến tính “hạt” của vật chất, mà trong quá trình mô tả dao động của các “hạt” (hoặc thiên thể...), ngũ hành dường như cũng “lờ” luôn cả vận tốc của các dao động ấy. Việc xác lập được các toạ độ Không - Thời gian (Can, Chi) của một dao động đồng thời với việc cũng xác định được thuộc tính ngũ hành của nó, đặt nó vào trong tổng thể các chu kì cũng gồm Can, Chi, cũng gồm những thuộc tính ngũ hành khác dường như đã đủ để chỉ ra toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong... của cái dao động ấy rồi. Ví dụ khoa tứ trụ phải có đủ 4 “toạ độ” của 4 chu kì là Can, Chi của giờ, ngày, thángnăm sinh. Căn cứ vào những thuộc tính ngũ hành của 4 “toạ độ” đó, tứ trụ có thể tính toán khá chính xác thời vận, cát hung... của đối tượng ở bất kì thời điểm nào. Khoa tử vi cũng tương tự như vậy nhưng ở một cấp độ chi tiết hơn, với mức chính xác cao hơn. Không quan tâm đến vận tốc của chuyển động, đơn giản bởi ngũ hành luôn luôn xét các vị trí (cũng là các “toạ độ” Can, Chi) của hạt (hoặc thiên thể...), nên không thể xác định được vận tốc của nó. Điều này không có nghĩa là người xưa cũng biết đến cái “nguyên lý bất định” của Heisenberg (không thể xác định đồng thời một cách chính xác cả vị trí lẫn vận tốc của hạt). Đây chính là một trong những tính chất “thực dụng” của ngũ hành. Chẳng cần biết anh chạy đến đây với vận tốc bao nhiêu. Miễn anh đang có mặt ở đây. Cái đại lượng có tên “vận tốc” ấy bởi không có ngũ hành, chẳng ảnh hưởng gì đến sự chuyển vận của những thuộc tính ngũ hành nên cũng chẳng cần quan tâm đến nó làm gì... cho mệt.

Khoa học vật lý chỉ mô tả chuyển động (tính “sóng”) của các “hạt” thông qua những tính chất cơ học, vật lý thuần tuý của nó. Dù từ đó có mở rộng ra đối với toàn vũ trụ, thì vũ trụ ấy của khoa học cũng chỉ là một thứ vũ trụ “vô cơ”, không mùi vị. Với việc lập ra những “toạ độ” Can, Chi cực kì tổng quát như trên, người phương Đông xưa không chỉ cũng mô tả được chuyển động (tính “sóng”) của mọi loại “thiên thể”, như trên đã nói, mà còn chỉ ra được những “thuộc tính” ngũ hành cụ thể của nó. Điều này vô cùng quan trọng. Bởi vũ trụ một khi đã chuyển động không ngừng, tất phải có sự phát sinh, phát triển, diệt vong... theo những quy luật nhất định nào đó. Những quy luật ấy chỉ có thông qua ngũ hành mới có thể chỉ ra được một cách tổng quát hoặc chi tiết tuỳ theo yêu cầu. Và đó mới thực sự là một vũ trụ “sống”, một vũ trụ sinh động. Vậy cái quy luật phát sinh, phát triển, diệt vong... ấy là gì?

Bao gồm hai quy luật tổng quát theo thứ tự từ “lượng” đến “chất” như sau:

Một là quy luật trường sinh, đế vượng:

Đó là các trạng thái trong quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc (về lượng),v.v… của Không - Thời gian (ngũ hành), bao gồm các giai đoạn:
  1. Trường sinh – mới sinh ra, bắt đầu phát triển.

  2. Đế vượng – đạt đến đỉnh cao.

  3. Tử - kết thúc.

  4. Mộ - yên nghỉ.
Theo đó thì quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc (về mặt lượng) của Không - Thời gian (ngũ hành) kia sẽ “gắn” với thời gian như thế này:

Mộc trường sinh ở Hợi, đế vượng ở Mão, tử ở Ngọ, mộ ở Mùi
Hỏa trường sinh ở Dần, đế vượng ở Ngọ, tử ở Dậu, mộ ở Tuất
Kim trường sinh ở Tỵ, đế vượng ở Dậu, tử ở , mộ ở Sửu
Thuỷ, Thổ trường sinh ở Thân, đế vượng ở , tử ở Mão, mộ ở Thìn

Hai là quy luật vượng, tướng, hưu, tù:

Đó cũng là các trạng thái trong quá trình phát sinh, phát triển (về chất) của Không - Thời gian (ngũ hành), bao gồm các giai đoạn:
  1. Vượng – Sinh trưởng mạnh, thuận lợi.

  2. Tướng – Đạt đến độ sinh trưởng cao.

  3. Tử - Các điều kiện cho sự sinh trưởng bắt đầu kết thúc.

  4. – Các điều kiện sinh trưởng dần dần bị phủ nhận.

  5. Hưu - Ngừng hẳn quá trình sinh trưởng.
Theo đó thì quá trình phát sinh, phát triển (về mặt chất) của Không - Thời gian (ngũ hành) sẽ “gắn” với sự chuyển vận của các trạng thái thời gian (theo bốn mùa) như thế này:

Xuân (dần, mão, thìn) Mộc vượng, Hoả tướng, Thổ tử, Kim tù. Thuỷ hưu.
Hạ (tỵ, ngọ, mùi) Hoả vượng, Thổ tướng, Kim tử, Thuỷ tù. Mộc hưu.
Thu (thân, dậu, tuất) Kim vượng, Thuỷ tướng, Mộc tử, Hoả tù. Thổ hưu.
Đông (hợi, tý, sửu) Thuỷ vượng, Mộc tướng, Hoả tử, Thổ tù. Kim hưu.

Lưu ý: Khái niệm “mùa” (“xuân, hạ, thu, đông”) như trên đã nói, là một khái niệm vừa tương đối, vừa mang tính tổng quát. Nó chỉ sự chuyển hoá các tính chất (ấm áp, nóng nực, mát mẻ, lạnh lẽo...) trong quá trình vận hành của “vòng” Thời gian. Sự chuyển hoá đó không chỉ xảy ra trong phạm vi một năm (chu kì năm), điều này dễ cảm nhận được bằng trực quan. Mà trong những chu kì nhỏ hơn (tháng, ngày, giờ... đến nguyên tử, hạt cơ bản...) hoặc lớn hơn (kỉ, giáp, nguyên...), khái niệm “mùa” cũng chuyển hóa y như vậy. Ví dụ một kỉ gồm 12 năm, quá trình ấy cũng chia ra “xuân, hạ, thu đông, mỗi “mùa” thuộc kỉ sẽ gồm 3 năm. Một hoa giáp bao gồm 60 năm, mỗi “mùa” của hoa giáp sẽ gồm 15 năm. Cả hoa giáp cũng có thể đang nằm trong một “mùa” nào đấy của chu kì lớn hơn nó, v.v... Và theo thứ tự xuân, hạ, thu, đông tổng quát ấy, có bốn “tính” vượng lần lượt là: mộc, hoả, kim, thuỷ. Đó là sự khởi đầu. Từ đó lần lượt các trạng thái: tướng, tử, tù, hưu tương ứng với ngũ hành cũng chuyển vận theo đúng quy luật tương sinh.

Vả lại cũng nên hiểu những khái niệm: trường sinh; đế vượng; tử; mộ, hưu, tù... ở đây bao hàm cả nghĩa tương đối lẫn nghĩa tuyệt đối (nếu cần). Đó là những tên gọi, chỉ các trạng thái (tồn tại) trong quá trình phát sinh phát triển có tính chất chu kì, lặp lại của sự vật. Ví dụ quá trình phát triển từ ngày này sang ngày khác của một cái cây (Mộc) chẳng hạn. Cái cây ấy bắt đầu thức dậy một chu kì sinh trưởng (trường sinh) ở giờ Hợi (trước nửa đêm), nó đạt độ phát triển mạnh mẽ nhất (đế vượng) ở giờ Mão (sáng ra). Đến giờ Ngọ (giữa trưa), quá trình sinh trưởng tạm thời kết thúc (tử), tiếp theo là trạng thái “mộ”… để tới giờ Hợi hôm sau, nó lại bắt đầu lặp lại một chu kì mới (tuy có sai số như sau đây sẽ nói). Ở đây “tử” không có nghĩa là chết, “mộ” không có nghĩa là đem chôn (nghĩa tuyệt đối),v.v... Hai mặt (lượng và chất) đó của quá trình phát sinh, phát triển của không gian (ngũ hành) luôn gắn bó mật thiết với nhau, liên quan chặt chẽ đến nhau, ảnh hưởng đến nhau, cái này nằm trong cái kia và ngược lại.

Những trạng thái sinh, diệt; thịnh, suy trên của chuyển động (cũng là của Không - Thời gian) (“trường sinh đế vượng” và “vượng tướng hưu tù”) là cực kì quan trọng khi xem xét qui luật tương sinh / tương khắc của ngũ hành. Nó phải gắn liền với yếu tố thời gian, không thể tách rời ra được. Tuỳ “thời” mà mức độ “tương sinh” hoặc “tương khắc” diễn ra hoàn toàn khác nhau. Ví dụ Mộc “khắc” Thổ, song đó là ở “thời” Hợi, hoặc “thời” Mão (lúc Mộc đang vượng). Chứ nếu ở “thời” Ngọ, hoặc “thời” Mùi (Mộc ở vào trạng thái tử, mộ), thì có khi nó còn bị Thổ “khắc” ngược lại (rơi vào trường hợp ngũ hành phản ngược), v.v…

Tóm lại là thời gian bao giờ cũng gắn liền với sự chuyển vận nhiều tầng, lặp đi lặp lại của Không - Thời gian (ngũ hành). Chính vì có sự chuyển vận đó nên mới tạo nên thời gian. Thậm chí trước đó, sự chuyển vận còn sinh ra chính cái Không - Thời gian ấy. Nếu không có sự chuyển động, hoặc sự chuyển động ngừng lại, thì cả không gian lẫn ngũ hành lập tức biến mất, và thời gian cũng biến mất theo. Nghĩa là biến mất sạch sành sanh (giống hệt như một cuốn phim đang chiếu mà máy đột nhiên dừng lại vậy).

Thế là vì gắn với không gian, mà thời gian đã trở thành một đại lượng hữu cơ, có hồn. Nói cách khác, nếu không gắn với “không gian”, thì “thời gian” chỉ là một đại lượng “vô cơ”, vô hồn. Và cũng chính vì gắn với không gian, mà thời gian đã trở thành không đồng nhất. Nó trôi đi đến đâu thì “mùi”“vị” (lại vẫn là ngũ hành) của nó thay đổi đến đấy. Thời điểm nào tất có “mùi, vị” ấy, không thể lẫn lộn được. Ví dụ (dùng “tượng” để nói): thì mùi chuột () phải khác với mùi trâu (sửu); mùi hổ (dần) tất khác với mùi mèo (mão),v.v... Thậm chí trong cùng một mùi chuột () chẳng hạn, thì chuột “giáp tý” cũng khác với chuột “bính tý”; chuột “bính tý” lại khác với chuột “mậu tý”,v.v... Thế là không gian đã ghi dấu ấn của mình vào thời gian, đã cấu tạo nên thời gian. Đến lượt thời gian cũng y như vậy. Thời gian đã được (và phải) gắn liền với không gian, phổ vào không gian, ghi dấu ấn của nó vào không gian. Nó là một phần cấu tạo nên không gian (điều này giải thích vì sao con người (cả vạn vật nữa) sinh ra vào những giờ khác nhau lại có bản chất, số kiếp... khác nhau). Đây mới thực là một lẽ “biện chứng” hơn bao giờ hết. Nó thậm chí đã thu hết thảy những cái “biện chứng” khác từng diễn ra trong cuộc đời này trở thành những trường hợp riêng. Nói cách khác, “thời gian” đã trở nên “hữu hình”, bởi nó cũng có “tính”, có “lý”, cũng có “mùi”, có “vị”. Nó là một đại lượng tuyệt đối không đồng nhất.

“Ngửi” được “mùi”, “vị” của thời gian như thế, điều này chứng tỏ người phương Đông xưa đã nắm được cái “thần” đến mức kì diệu của nó.

Như trên đã nói, thời gian trong vũ trụ là khoảng cách giữa các trạng thái bên trong hoặc giữa các chu kì dao động của một “hạt” (hoặc một thiên thể, vũ trụ...) nào đó. Nhỏ thì từ hạt siêu cơ bản, hạt cơ bản đến nguyên tử, phân tử… lớn nữa thì đến Trái đất, Mặt trăng, các thiên thể (hoặc hệ thiên thể)… Chu kì nào thì cũng bao gồm lần lượt “tí”, “sửu”, “dần”, “mão”,... đến “hợi” rồi lại quay trở lại. Quy luật của sự vận động đó là bất kì một “chu kì” nào cũng bao gồm nhiều chu kì nhỏ hơn nó. Đến lượt nó lại nằm trong một (hoặc vô số) chu kì khác lớn hơn. Ví dụ một (chu kì) “tháng” bao gồm nhiều (chu kì) “ngày”. Đến lượt (chu kì) “tháng” lại nằm trong (chu kì) “năm”,v.v... Điều thú vị là cái sự “bao gồm” này chỉ thuần tuý là số học. Song bởi cái làm nên nó chính là ngũ hành (lý, tính), nên sự vận động (theo số) của nó cũng tiềm ẩn những sức mạnh (lý, số) vô cùng huyền diệu...

Cách đếm thời gian (năm) theo số tự nhiên (ví dụ 0,1,2... đến năm nay là 2007...) không thể hiện được quy luật lặp lại của thời gian (tất nhiên cũng không thể hiện được quy luật lặp lại của cả không gian nữa). Và như thế là thời gian và không gian chạy theo đường thẳng. Chúng “một đi không trở lại”. Nhưng thời gian một khi mang những cái tên “tí, sửu, dần, mão,...” kia đã giải quyết xong cái quy luật lặp lại đó một cách hoàn hảo. Ví dụ năm “tí” cũng bao gồm các tháng: “tí, sửu, dần, mão...”. Hết năm “tí” tất đến năm “sửu”..., và năm “sửu”... cũng thế; Tháng “tí” cũng bao gồm các ngày: “tí, sửu, dần, mão...”; ngày “tí” cũng bao gồm các giờ: “tí, sửu, dần, mão...”,v.v... Lớn hơn nữa là “kỉ” (gồm 12 năm một) cũng lần lượt là các Kỉ: “tí, sửu, dần, mão...”; rồi “Hoa giáp” (gồm 60 năm một) cũng lần lượt các Hoa giáp: “tí, sửu, dần, mão...”,v.v... cứ thế lặp đi lặp lại, vòng sau trùm lên vòng trước… cho đến vô cùng.

Nói đến chu kì là nói đến sự lặp lại. Vậy ngoài thời gian ra, nó lặp lại cái gì? Nó lặp lại cái không gian (ngũ hành) đó từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, từ bộ phận đến toàn cục... như ở phần Can, Chi trên đã nói. Nói cách khác, đó là sự lặp lại các trạng thái (hay còn gọi là các quá trình, ví dụ: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, từ những trạng thái phát sinh, phát triển cụ thể cho đến con người, con vật, đồ dùng, phong cảnh...) của chính cái không gian (ngũ hành) ấy. Chu kì càng lớn (cũng có nghĩa là càng tổng quát) thì số lượng các “trạng thái” (hay số lượng các quá trình) được lặp lại càng nhiều.

Song sự lặp lại đó (của không gian) có y hệt theo kiểu của một con lắc hay một cái cối xay lúa, có “sao y bản gốc” mà không hề thêm thắt tý nào hay không? Xin thưa là: Không! Đó là những sự lặp lại có sai số. (Có giả thuyết gọi một cách rất hay là “xoáy ốc” hay xoáy hình ống,v.v...).

Vậy cái gì đã tạo nên sai số (hay sự xoáy ốc) đó?

Bởi như trên đã nói, các “chu kì” tuy trùm lên nhau, chu kì nọ gồm nhiều chu kì kia, tổng quát hơn chu kì kia... song chúng không bằng một số nguyên lần của nhau. Ví dụ chu kì chuyển động của electron xung quanh hạt nhân không bằng một số nguyên lần chu kì tự quay xung quanh mình của nó, v.v... Hoặc ví dụ chu kì tháng (chu kì Mặt trăng bay xung quanh Trái đất) không bằng một số nguyên lần ngày (chu kì tự quay xung quanh mình của Trái đất), năm không bằng một số nguyên lần tháng, v.v... (nguyên nhân tại sao thì môn thiên văn học đã giải thích cặn kẽ rồi). Bao giờ cũng dư ra một số rất lẻ. Đó cũng chính là lý do mà các nhà lịch pháp phải đặt ra cái việc “nhuận” (nhuận tháng, nhuận ngày...).

Vậy cái sai số (“bước” của “xoáy ốc”) đó là vô hạn, hay nó nằm trong một giới hạn không thể vượt quá? Xin thưa: nó nằm trong giới hạn. Bởi nếu nó vô hạn, thì thời gian sẽ đi theo đường thẳng. Và cái học thuyết “tí, sửu, dần, mão...” với “giáp, ất, bính, đinh...” rắc rối kia đã sụp đổ tan tành ngay từ khi mới phát minh ra rồi.

Điều gì (may quá), đã tạo nên cái “giới hạn” đó của những sai số? Lại xin thưa là: Luật Số Lớn! Cái luật này không tồn tại trong toán học, mà tồn tại ngoài vũ trụ. Các nhà toán học sẽ giải bài toán này một cách đơn giản. Bởi với một bội số chung càng lớn, thì sai số càng nhỏ. Cũng có nghĩa là “lim” của cái “hàm” sai số đó ắt phải tồn tại.

Với định nghĩa “sai số” là số dư của một chu kì lớn so với một chu kì nhỏ nào đó, sau khi đã trừ đi một số nguyên lần số lượng chu kì nhỏ mà cái chu kì lớn ấy chứa nó. Xin đưa ra một ví dụ để minh họa như sau: mọi người đều biết một tháng âm lịch (lấy theo chu kì của Mặt trăng) bằng 29,530588 ngày. Nghĩa là “sai số” giữa tháng so với ngày là (29,530588 – 29) bằng 0,530588 ngày. Một năm (chu kì năm) bằng 12 tháng. Song sai số giữa năm so với ngày sẽ không bằng 12 x 0,530588 mà là một giá trị nhỏ hơn (cụ thể: 12 x 0.530588 = 6,367056), sai số đó (trừ đi 6) còn 0,367056 ngày (xin lưu ý “năm” ở đây là “năm” thực, là thời gian Trái đất chuyển động trọn một vòng quanh Mặt trời, không phải là “năm” trong lịch pháp. “Năm” trong lịch thực tế là “năm” do con người quy ước.) Tiếp tục, ở chu kì lớn hơn (tổng quát hơn) nữa, 60 năm (hoa giáp) chẳng hạn, sai số giữa độ dài của một hoa giáp so với ngày sẽ là: (60 x 0,367056 = 22,02336). Chỉ còn 0,02336 ngày. Cứ như thế, càng tiến tới chu kì lớn (tổng quát) hơn, sai số sẽ càng nhỏ đi. Như vậy về lý thuyết, trong vũ trụ ắt tồn tại một chu kì đủ lớn, mà ở đó, sai số là bằng 0. Chu kì đủ lớn đó chính là giới hạn, là “lim”.

Trên đây chỉ là một ví dụ sơ khởi và thô thiển để cho dễ hình dung mà thôi. Còn khi giải cái “hàm” sai số đó (theo trục thời gian), toán học tất sẽ chỉ ra được một đường giới hạn trên (đường cận trên) và một đường giới hạn dưới (đường cận dưới) của nó. Các sai số sẽ nằm (và chỉ nằm) trong phạm vi giữa hai đường giới hạn đó mà thôi. Giải được bài toán này tất sẽ chỉ ra được bán kính cong của Không - Thời gian. Đó chính là bán kính quỹ đạo mà cả vũ trụ (có lẽ thế) sẽ phải chuyển động trong cái chu kì đủ lớn đó. Chắc chắn đó sẽ là một “hằng số” vũ trụ khổng lồ. Diện tích giữa hai đường giới hạn, do hai đường giới hạn đó tạo nên có thể gọi là “miền” của sai số. Hai đường giới hạn ấy có thể cắt nhau, có thể trùng nhau ở một số đoạn (có một hoặc nhiều điểm chung). Ở những điểm chung này, sự lặp lại (của không gian) là tuyệt đối, không có sai số (có thể gọi đó là những điểm “định mệnh” (không tránh được) chăng?). Tương tự, ở những điểm không cắt nhau hoặc không trùng nhau, sự lặp lại (của không gian) là có sai số, là tương đối, hay có thể gọi là sự lặp lại có điều kiện. Khoa Tử vi phải chăng dựa trên nguyên lý này?

Vậy cái “lim” ấy (được đo bằng một giá trị thời gian năm, tháng, hoặc ngày...) là bao nhiêu? Xin phép không bàn đến vì... chịu. Chỉ biết là nó tồn tại. Và thế là ở chu kì càng lớn, số lượng các “trạng thái” (hay các quá trình) của không gian được lặp lại càng nhiều, với sai số càng nhỏ. Cứ thế mãi, ở cái chu kì đủ lớn (ắt phải tồn tại) đó, toàn bộ không gian (hay toàn bộ các quá trình) sẽ được lặp lại.

Nghĩa là tất cả chúng ta (con người, thời đại, triết học, văn học, chiến tranh, khủng bố, từ sợi tóc đến quả núi, sông ngòi, biển cả; từ con kiến đến con bò, con voi ,v.v...) đã từng tồn tại trong vũ trụ (gần đúng) y như thế này vô số lần rồi, và sẽ còn tồn tại (cũng y như thế này) vô số lần nữa, cho đến... vô cùng?

Đây phải chăng chính là cái “vòng luân hồi” ghê gớm của triết học Phật giáo?

Có ai thoát ra khỏi cái “vòng luân hồi” này được không? Thoát khỏi nó cũng tức là thoát ra khỏi ngũ hành, vĩnh viễn tồn tại cùng vũ trụ cũng như không hề tồn tại. Than ôi, con người với đầy rẫy những “ái, ố, nộ, hỉ...”, với những sự “chấp” lớn như Thái sơn sẽ mãi mãi chìm trong ngũ hành, không bao giờ thoát ra nổi. Chỉ duy nhất các vị Tiên, Phật mới là những “người” như thế mà thôi.

Không thoát được thì... ở lại cùng “đồng bào” cho dzui vậy. Từ đây, ta cứ thử mạnh dạn tạm “định nghĩa” cái chu kì “đủ lớn” đó là “vòng luân hồi” một phen xem sao? chắc cũng chẳng đến nỗi... chết ai.

Tiếp tục vấn đề “sai số” trong sự lặp lại của các chu kì. Vậy học thuyết Ngũ hành kia đã giải quyết cái “sai số” đó như thế nào?

Chính sự mô tả “Không - Thời gian” thông qua hệ thống “Can, Chi” như đã nói ở trên là một cách giải cực kì trác việt bài toán Số Lớn đó của vũ trụ.

Thời gian, nếu chỉ lặp lại theo 12 “địa chi”, thì đó sẽ là một thời gian phẳng (và không gian cũng sẽ là một không gian phẳng, 2 chiều). Đó là một sự lặp lại tuyệt đối, không có sai số. Trong trường hợp đó, con người (nếu có) ắt sẽ dễ dàng nhận ra sự “đèn cù” của nó bởi bán kính cong của “vòng luân hồi” như định nghĩa ở trên (cũng tức là bán kính cong của Không - Thời gian) sẽ vừa phải thôi. Đương nhiên không gian cũng sẽ lặp lại theo đúng như thế. Và như vậy thì vũ trụ này đã “chết yểu” ngay từ lúc mới sinh ra rồi (nếu nó không chết yểu thì cũng vô cùng đơn giản và không hề phát sinh, phát triển... Nó sẽ y như một cái băng cát-xét nằm trong ngăn kéo vậy, mỗi lần giở ra là chỉ nghe được đúng những bản nhạc ấy mà thôi). Rất may là giữa các chu kì luôn luôn tồn tại sai số. Và sai số đó đã làm cho bán kính cong của cái “vòng luân hồi” kia lớn đến mức, con người lầm tưởng là thời gian (và cả không gian nữa) trôi theo đường thẳng (thế là khỏi lo “Hôm nay thì đã là mai đấy rồi” nhé). Có điều cái sự “cong” này (của Không - Thời gian), phải đợi đến thế kỉ 19, mới được thuyết tương đối của Einstein chứng minh một cách hùng hồn bằng cả lý thuyết lẫn thực nghiệm.

Các chu kì từ nhỏ đến lớn, từ hữu hình (chu kì chuyển động của các “thiên thể”, hệ thiên thể...) đến vô hình (chu kì biến đổi của các loại “tính”, “lý”, các loại “sao”...) đều được mô tả bằng hệ thống Can, Chi. Song Can, Chi không chỉ mô tả cái “tính” hay cái “lý” của chuyển động đó, không chỉ phản ánh quy luật phát sinh, phát triển về mặt “lượng” và “chất” của không gian (ngũ hành). Nó còn chỉ rõ “toạ độ” thực của chuyển động đó trong không gian vũ trụ. Ví dụ: nói giờ “giáp tý”, ngày “ất sửu”, tháng “bính dần” của năm “đinh mão” bất kì nào đó chẳng hạn, các nhà thiên văn sẽ dễ dàng chỉ ra vị trí (chính xác) của Trái đất, Mặt trăng... trên quỹ đạo chuyển động và trạng thái của nó khi đó đang quay quanh trục với một góc (chính xác) là bao nhiêu độ... Cách đây hàng tỉ năm cũng thế, mà sau đây hàng tỉ năm cũng thế, miễn là phải có sự lặp lại của cả “can” lẫn “chi”. Vì thế muốn lặp lại một “toạ độ” nào đó của Không - Thời gian, dứt khoát phải nhân lên một “bội số” của 60. Bạn cứ việc nhân đi. Bội số càng lớn (càng lặp lại nhiều Can, Chi), đồng nghĩa với việc càng tiến tới những chu kì lớn hơn thì số lượng các trạng thái (các quá trình) của không gian được lặp lại càng nhiều với sai số càng nhỏ đi. Đến một bội số nào đó, sẽ xuất hiện một cái “lim” (giới hạn) của các sai số. Và thế là, ta hình dung có một “vòng luân hồi” lấp ló đâu đó ở phía... vô cùng.

Con người có thể “tạo” nên cái “vòng luân hồi” đó được không? Xin thưa là có đấy. Từ lâu, loài người khôn ngoan đã “vô tình” mô phỏng quy luật lặp lại kì vĩ đó của vũ trụ mà sáng tạo nên vô số những “không gian” luân hồi nhân tạo. Chẳng hạn như một cái đĩa hát hay một cái băng từ. Nó hoạt động dựa trên quy luật của sự lặp lại. Mỗi điểm trên đĩa (hay băng) đó chứa đựng những thông tin (cũng là một không gian) âm thanh nhất định. Chỉ cần quay lại đúng điểm đó, thì các trạng thái (không gian) tương ứng sẽ lặp lại, những nốt nhạc hoặc giọng nói sẽ cất lên. Ở đây cái băng từ đóng vai trò là “thời gian”. Và các hạt từ tính (được xắp xếp theo một quy luật nào đó) gắn trên nó đóng vai trò là “không gian”. Có điều đó là một “không gian” phẳng, là một sự lặp lại gần như tuyệt đối, không có sai số (nếu không chả lẽ mỗi lần nghe lại một lần... méo mó hay sao?). Và vì là một “không gian” phẳng, nên nó sẽ không thay đổi, không “phát sinh, phát triển” thêm một tý tẹo nào. Nếu bảo quản tốt, thì dẫu có để hàng chục năm, trăm năm... nó vẫn chỉ phát ra những âm thanh y như thế mà thôi. Tóm lại, kĩ thuật ghi âm (hoặc ghi hình) chính là tạo nên những “vòng luân hồi” nhân tạo cho một “không gian” âm thanh (hoặc hình ảnh) nào đó. Tiếp theo, con người đã không dừng ở đấy, đã không chỉ giới hạn trong “không gian” âm thanh, hình ảnh... Mà đã tiến tới lập nên những “vòng luân hồi” nhân tạo cho những “không gian” phong phú hơn, gồm nhiều “quá trình” hơn, bao gồm cả âm thanh, hình ảnh, màu sắc (kĩ thuật quay phim, ghi hình), v.v... Tuy nhiên (ít nhất là cho đến thời điểm này), tất cả vẫn chỉ là những “không gian” phẳng, những “không gian” vô cùng đơn giản mà thôi.

Vậy thiên nhiên thỉnh thoảng có chơi cái “trò” (ghi âm, ghi hình...) ấy giống như con người không? Cũng xin thưa là có đấy. Thiên nhiên còn “đẻ” ra những trò “láu cá” ấy ở con người cơ mà? Trong tự nhiên, thỉnh thoảng lại tồn tại những chỗ (một hang núi, một thung lũng hay một khúc sông chẳng hạn) mà ở đó, do điều kiện địa lý, khí hậu... đặc biệt nào đó, không gian nơi ấy được “bảo quản” rất tốt. Thế là nó bèn đóng luôn vai trò của một cái băng từ (ghi lại âm thanh, thậm chí ghi hình). Câu chuyện vua nước Vệ là Linh công ngày trước đi qua sông Bộc Thuỷ, đêm đêm nghe tiếng nhạc réo rắt bên tai, xem ra không phải hoang đường. Chắc rằng trước đó, vào đời vua Trụ nhà Ân, Sư Diên trước khi ôm đàn nhảy xuống khúc sông ấy tự tử, đã ngồi gảy lại một lần cuối cùng khúc nhạc vong quốc đó. Những âm thanh của khúc nhạc đã (vô tình) được “ghi” (nói cách khác, những sóng âm đã để lại dấu vết) vào không gian xung quanh. Để năm sáu trăm năm sau đó, cái không gian ấy (và cả thời gian nữa) đã “vô tình” lặp lại. Thế là khúc nhạc lại cất lên, và Vệ Linh công là người tình cờ nghe thấy. Vậy tại sao chỉ có Vệ Linh công (sau đó có thêm Sư Quyên) nghe được, mà những người khác thì không? Đơn giản là bởi với cái “tai” của những người ấy, thì cái “không gian” ấy nó khác đi rồi (cũng giống như việc dò sai “sóng” vậy). Đó là chuyện ghi âm thanh. Chuyện cũ còn kể rằng có người trông thấy cả một đám ma với đầy đủ người ngợm, cờ quạt... trống phách vang lừng đi về phía hang núi. Song khi chạy đến nơi thì lại chẳng thấy gì. Đó phải chăng là một “trò” biểu diễn việc ghi cả âm thanh lẫn hình ảnh của thiên nhiên? Trước đó rất lâu, ở đó phải chăng đã diễn ra một đám ma đúng như thế? Còn vô số những chuyện như vậy. Thậm chí nếu có thì giờ mà “tán” cả Liêu trai Chí dị của Bồ Tùng Linh tiên sinh ra nữa, chắc sẽ còn nhiều điều thú vị. Biết đâu chẳng phải tiên sinh đã hoàn toàn bịa tạc...

Tóm lại, vũ trụ với tính chất là một “không gian” cong (chuyển động lặp lại, có vô số các “chu kì” chồng lên nhau, bao hàm nhau), phải chăng cũng là một dạng “đĩa” (hay băng từ) khổng lồ? Và một khi đã có sự lặp lại ấy, thì tiếc gì mà vũ trụ chỉ lặp lại có đúng một “bản sao”? Biết đâu lại có vô số “bản sao” khác giống hệt (hoặc gần giống hệt) như chúng ta, đang cùng tồn tại trong cái không gian vũ trụ vô cùng vô tận này? Và những “bản sao” đó (nếu có) chắc gì cứ phải cùng nằm trong một “thời”? Có khi nó “lệch pha” đi một khoảng nào đó thì hẳn sẽ càng thú vị chứ sao? (nghĩa là “bản sao” này đang ở hiện tại, “bản sao” khác lại đang ở quá khứ hoặc tương lai...) Thậm chí, biết đâu còn có vô số “bản sao” y như thế cũng đang cùng tồn tại trong chính cái phần “không gian” mà ta tưởng chỉ có mình chúng ta chiếm chỗ này? Chúng cũng đang tồn tại ngay bên cạnh chúng ta... thì sao? Các nhà ngoại cảm, phải chăng là những người có khả năng “đọc” (hoặc dò sóng) được những “bản sao” ấy? Khoa học đã chẳng tìm ra một nguyên lý gọi là “chồng chất sóng” đó là gì? Con người, vạn vật nếu xét cho đến tận cùng, thì chẳng qua cũng chỉ là những “bó sóng”/“tập hợp sóng” (tập hợp các chuyển động) mà thôi. Nếu không có nguyên lý vĩ đại ấy của vũ trụ, thì chỉ riêng những tiếng hô khẩu hiệu hoặc những tiếng mắng chửi nhau (sóng âm) thôi, cuộc đời này đã “chật ních” từ lâu rồi, còn đâu chỗ cho những âm thanh du dương véo von “lách” vào nữa. Và trong một căn phòng hẹp, hoặc là bạn xem ti vi, hoặc là bạn vào internet, hoặc là bạn nghe đài... mà không thể xem cùng lúc cả hai thứ, ba thứ, v.v... đó được.

Từ Bính Tuất đến Đinh Hợi (2007)

© 2007 talawas