trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 497 bài
  1 - 20 / 497 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
11.6.2008
Kỷ Thạc Minh
Vì sao sau sự kiện Thiên An Môn, Hứa Gia Đồn không thể không bỏ đi?
Lý Nguyên lược dịch
 
Hứa Gia Đồn tên thật là Hứa Nguyên Văn, sinh năm 1916, người Giang Tô. Tháng 4 năm 1934 gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng làm bí thư huyện ủy, địa ủy tại tỉnh Giang Tô. Năm 1948 là phó chính ủy lữ đoàn 33, tung đội 11, dã chiến quân Hoa Đông, năm 1949 là chính ủy sư đoàn 87 quân đoàn 29 dã chiến quân thứ ba. Sau ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lần lượt làm thường vụ, bí thư tỉnh ủy Giang Tô; từ 1979 đến 1983 là bí thư thứ nhất tỉnh ủy Giang Tô, từ 1977 đến 1985 là ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ 1983 đến 1985 là bí thư Công ủy Hồng Công, Ma Cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phân xã trưởng Tân Hoa xã tại Hồng Công; đầu năm 1989, Bắc Kinh bùng nổ phong trào sinh viên, học sinh, ông ngầm cho phép cơ cấu của Bắc Kinh tại Hồng Công ủng hộ; hạ tuần tháng 4 năm 1990, chạy sang Mỹ (hiện ở tại ngoại ô Los Angeles Hoa Kỳ); năm 1991 bị trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khai trừ ra khỏi Đảng, và tước bỏ danh hiệu ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 7.

Hứa Gia Đồn đã từng được Đặng Tiểu Bình biểu dương và khẳng định trong thời gian ông công tác tại Giang Tô và Hồng Công và đến nay vẫn cho rằng mọi việc làm của ông đều theo sát trung ương Đảng, đều tuân theo chỉ thỉ của Tổng Bí thư đương thời.

Dưới đây là một số đoạn trích trong cuộc phỏng vấn của phóng viên tờ Tuần báo châu Á với Hứa Gia Đồn đăng trên số 23 năm 2008.

*


Hứa Gia Đồn nói, ông nhìn thấy Lương Tương, nguyên Bí thư Thành ủy Thâm Quyến, do ủng hộ Triệu Tử Dương nên sau sự kiện Thiên An Môn (sự kiện 4 tháng 6) bị cách chức và giam lỏng, cộng thêm Bắc Kinh bắt đầu kiểm tra ông, nên chỉ trong mấy ngày tháng 4 năm 1990 đã nhờ Kim Nghiêu Ba, nguyên Tổng biên tập báo Văn hối lấy được thị thực của Mỹ đồng thời liên lạc với Pháp sư Tinh Vân bay thẳng đi Mỹ.

Việc Hứa Gia Đồn chạy trốn không phải là có tính toán từ trước mà là quyết định tạm thời, đi rất gấp gáp. Khi nhận phỏng vấn của phóng viên Tuần báo châu Á, Hứa Gia Đồn biểu thị, năm đó rời khỏi Trung Quốc mục đích là khi có cơ hội sẽ lại quay về, “nếu như tôi không chạy, thì ngay đến cơ hội giải thích cũng không có”. Hứa Gia Đồn cho biết Lương Tương và Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam, Hứa Sĩ Kiệt trước đó cũng bị lừa lên Bắc Kinh rồi bị giam, đó là vết xe đổ của người đi trước.

Quan hệ của Hứa Gia Đồn với Triệu Tử Dương rất tốt, ông tự hào nói, hai người “không chỉ cùng thế hệ, mà về nhận thức, về tư tưởng đều nhất trí”. Nhưng sau “4/6”, Triệu Tử Dương bị đánh đổ, Bắc Kinh bắt đầu chỉnh đốn trị lý. Thái độ một số người đối với Hứa Gia Đồn cũng thay đổi. Chỉ trong thời gian không đến một năm chí ít Hứa Gia Đồn đã nghe được hơn mười thông tin không có lợi cho ông. Ông từng viết bài “Nhận thức lại chủ nghĩa tư bản” đăng trên tạp chí Cầu thị (cơ quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc), Trung Nam Hải tổ chức một số bài phê phán, đăng trên Cầu thị; lại còn chuyện có người Hông Công đề xuất dùng 10 tỷ HK$ thuê Hồng Công với chính phủ Trung Quốc, tự trị 10 năm, Hứa Gia Đồn báo cáo như thực, bị chỉ ra là bán Hồng Công v.v… Hứa Gia Đồn cho biết: “Lúc đó tôi biết là sẽ điều động tôi làm công tác khác, muốn tôi nghỉ hưu, động tác rất lớn, nhân Dương Thượng Côn đi thăm nước ngoài, đột ngột họp ở Bắc Kinh tuyên bố tôi về hưu, Tổng và Phó tổng giám đốc Tân Hoa xã đều tới, người phụ trách Văn phòng Hồng Công, Ma Cao của Bộ Ngoại giao lớn lớn nhỏ nhỏ hơn 20 người tham gia, tuyên bố tôi về hưu.”

Sau đó, Bắc Kinh công bố trên báo chí: qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận quyết định miễn chức Hứa Gia Đồn, do Chu Nam tiếp nhận. Hứa Gia Đồn cho rằng tuyên bố này không chỉ kỳ quặc, vượt mọi qui định thông thường, mà hơn nữa còn phi pháp. Nói là “miễn chức” chứ không phải là tuyên bố “về hưu”. Khi đó rất không thường nói “miễn chức”, mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại không họp!

Khi đó, Hứa Gia Đồn còn kiêm nhiệm chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Dự thảo Luật cơ bản Hồng Công, trước khi rời Hồng Công còn lên Bắc Kinh họp lần cuối với Ủy ban này. Tại Bắc Kinh, Hứa Gia Đồn đề xuất với Trưởng ban Tổ chức Tống Bình, hy vọng sau khi nghỉ hưu có thể ở lại Thâm Quyến tiếp tục nghiên cứu tình hình Hồng Công, Ma Cao, Chu Nam phản ánh với Bắc Kinh, ông ta không đồng ý, cuối cùng Hứa yêu cầu trở về Giang Tô, Tống Bình đồng ý.

Khi họp ở Bắc Kinh có người nói với Hứa Gia Đồn rằng Chu Nam tổ chức “một tổ thẩm tra hạng mục Hứa Gia Đồn”, Chu Nam, Tổng giám đốc Tân Hoa xã là tổ trưởng; Trịnh Hua, Phó Tổng giám đốc Tân Hoa xã là tổ phó, chủ yếu thẩm vấn, điều tra nhân, tài vật lực của Hứa Gia Đồn.

Lúc đó Hứa Gia Đồn còn nửa tin nửa ngờ về tổ thẩm tra này. Ngày 21 tháng 4 năm 1990 khi về đến Thâm Quyến, thì có người nói với Hứa: “Báo cáo điều tra của tổ Chu Nam đã viết xong và đã gửi lên Bắc Kinh.” Biết được tin này, Hứa Gia Đồn giật mình: sao lại nhanh như vậy. Ông nói với Tuần báo châu Á: “Tổ quản hạng mục của tôi, theo qui định của Đảng Cộng sản phải do Ủy ban Thường vụ Trung ương quyết định, hoặc do Tổng Bí thư quyết định thì mới có thể thành lập. Ví vậy thế lực sau lưng rất rõ ràng, đây không phải là động tác của Chu Nam, Chu Nam chẳng qua chỉ là con tốt.”

Liên tưởng nhớ lại, tại đại hội các giới hoan nghênh Chu Nam họp ở Hồng Công, Hứa Gia Đồn chủ trì hội nghị, nhưng Chu Nam một chữ cũng không nói tới Hứa Gia Đồn; sau đó Chu Nam còn cho người thu hồi chiếc ôtô có hai biển đăng ký Trung Quốc, Hồng Công mà Hứa Gia Đồn đi tới Thâm Quyến; đồng thời tuyên bố không phát 3 tháng lương quá độ từ khi Hứa Gia Đồn rời đây về Giang Tô; còn cử người kiểm tra và mang đi một loạt tài liệu do cá nhân Hứa bảo quản. Hứa Gia Đồn cho rằng những việc đó đều rất không bình thường, không phải là cách đối xử với một đồng chí.

Trước tình hình đó, Hứa Gia Đồn lựa chọn sự bỏ đi. Bởi vì còn có chuyện xử lý Lương Tương làm gương. Ông cho rằng “bọn họ xử lý Lương Tương làm tôi rất đau lòng, đó không phải là cách làm chính phái, không phải là cách làm mà tổ chức Đảng cho phép.”

(Năm 1989 khi Bắc Kinh phát sinh sự kiện “4/6”, Lương Tương đang làm tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam, ông này chỉ muốn xử lý hòa bình sự kiện Thiên An Môn. Tỉnh Hải Nam có gửi cho trung ương một bức thư, thấy Bí thư Tỉnh ủy Hứa Sĩ Kiệt đã ký tên, ông cũng ký vào. Sau này trung ương điều tra Lương Tương, nhưng không tìm ra vấn đề gì. Tuy vậy đã dựa vào 3 sự kiện: 1. Theo qui định khi ra Hồng Công chỉ được may một bộ âu phục, nhưng Lương Tương dã may hai bộ; 2. Con trai Lương Tương mở một công ty tại Hồng Công, là Phó giám đốc, anh này mang một số vàng từ Hải Nam ra Hồng Công, nhưng không nói rõ là tham ô hay là mang cho công ty, rất hàm hồ; 3. vợ Lương Tương làm giám đốc một công ty nhà đất tại Hải Nam, công ty này quyên 80 vạn NDT, nhưng không rõ là của tư nhân quyên góp hay công ty quyên góp, để bắt người, nhưng lại dùng cách trung ương mời Lương Tương và Bí thư Tỉnh ủy Hứa Sĩ Kiệt lên Bắc Kinh họp thảo luận vấn đề khu phát triển Dương Phố và cho chuyên cơ tới đón. Vừa xuống máy bay là tổ cảnh vệ của Văn phong Trung ương Đảng đã bắt giam lỏng một mình Lương Tương, còn Hứa Sĩ Kiệt được đưa về khách sạn Kinh Tây.)

Hứa Gia Đồn nói: “Tôi cảm thấy đối với Lương Tương còn như vậy, thì đối với tôi chưa biết sẽ ra sao, nếu tôi không đi, thì ngay cơ hội để trình bày cũng không có nữa, có khả năng so với Lương Tương còn thê thảm hơn. Và như thế, hạ quyết tâm đi, rất gấp gáp.”

Hạ quyết tâm rồi nhưng Hứa Gia Đồn không báo cho bà vợ đang ở Nam Kinh, ông nhờ người con trai thứ hai tìm Kim Nghiêu Như, vốn là người cũ của báo Văn hối nhờ làm thị thực đi Mỹ và tìm đại sư Tinh Vân. Đại sư Tinh Vân, Đài Loan lần đầu tiên đi thăm đại lục, phải qua Hồng Công, Hứa Gia Đồn đã chiêu đãi. Tinh Vân cũng người Giang Tô, hai người nhận nhau là đồng hương. Sau khi từ đại lục trở về Đài Loan, Tinh Vân đã viết thư cám ơn sự đón tiếp của Hứa Gia Đồn, và bảo khi nào đến thăm chùa Tây Lai, ông ta đều hoan nghênh, vì thế Hứa Gia Đồn mới bắt đầu nảy sinh ý nghĩ đến tạm trú trước tại chỗ Tinh Vân.

Theo Hứa Gia Đồn thì khi Kim Nghiêu Như đến Tổng lãnh sự quán Mỹ, quan chức Tổng lãnh sự quán còn chưa tin đó là sự thực, họ nửa tin nửa ngờ, nói là còn phải thỉnh thị. Thời gian rất bức bách, Hứa Gia Đồn vốn định ngày 22 tháng 4 sau khi tìm được Kim Nghiêu Như và ông này tìm được Tinh Vân, làm xong thị thực thì ngày 25 là có thể đi. Thế nhưng mãi đến cuối tháng 4 Tổng lãnh sự quán Mỹ mới cho thị thực (vì còn phải thỉnh thị). Vì vậy ngày 30 tháng 4 Hứa Gia Đồn mới đến Hồng Công, để che mắt mọi người, từ La Hồ có người dùng ôtô đón ông đến Hồng Công. Tối hôm đó Hứa Gia Đồn trú tại nhà Kim Nghiêu Như; ngày 1 tháng 5 đáp máy bay rời Hồng Công đi Mỹ.

Buổi tối trước khi bỏ đi, Hứa Gia Đồn viết thư cho Đặng Tiểu Bình, Dương Thượng Côn và Trung ương Đảng, nói: tôi có ý kiến không hợp với mấy người trong Thường vụ Trung ương, có thể những người này có một số động tác với tôi, tôi cần tạm thời tránh đi. Tôi đi nước ngoài du lịch nghỉ ngơi và xin bảo đảm: không tỵ nạn chính trị; không tùy tiện gặp phóng viên; không viết bài; không tiết lộ bí mật của Đảng và nhà nước, hy vọng Đặng, Dương thông cảm, đồng thời hy vọng không làm gì gia thuộc. Bức thư này do con trai Hứa trao cho phân xã Tân Hoa xã tại Hồng Công để chuyển lên Trung ương Đảng.

Trong thời gian Hứa Gia Đồn chủ quản công tác phân xã Tân Hoa xã tại Hồng Công, những cách làm “to gan làm bậy”, một mình một cách của ông đã sớm bị một số người lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Văn phòng Hồng Công, Macao không vừa lòng. Ngay từ mùa hè năm 1984 khi họp hội nghị công tác trung ương tại Bắc Đới Hà đã có người đã viết thông báo về công tác Hồng Công, Macao, “bề ngoài không nhằm vào tôi, nhưng thực ra là chĩa mũi nhọn vào tôi”. Cơ Bằng Phi lúc đó là chủ nhiệm Văn phòng Hồng Công, Macao đưa cho Hứa Gia Đồn xem bản thông báo đó. Sau khi đọc xong Hứa gọi điện cho Cơ Bằng Phi nói: “Tôi có ý kiến với bản thông báo này, ngày mai tại hội nghị trung ương tôi đưa ra có được không?” Cơ Bằng Phi lúc đó không trả lời, mãi đến tối mới gọi điện nói, đã bàn bạc với Hồ Khởi Lập, ủy viên thường vụ trung ương thấy chưa chín muồi, không thảo luận. Ngày hôm sau họp không thảo luận, “trên thực tế là gửi một thông báo phê bình tôi”. Bây giờ nghĩ lại Hứa Gia Đồn còn bất bình.



Hai năm trước đây bà vợ Hứa Gia Đồn tạ thế tại Nam Kinh, các con đã từng đề xuất yêu cầu với nhà đương cục cho phép Hứa Gia Đồn về nước, nhưng câu trả lời là “tạm thời chưa thích hợp”. Hứa Gia Đồn biểu thị: “Nếu đúng như vậy, tôi sẽ đợi.”

Cuối cuộc phỏng vấn Hứa Gia Đồn nhấn mạnh, bỏ sang Mỹ chẳng qua chỉ là quyền nghi chi kế.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas
Nguồn: Tuần báo châu Á số 23 năm 2008, 6/6/2008