© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Dịch thuật
7.7.2004
Lý Đợi
Đính chính cùng Việt Lang
 
1.

Tôi đọc bài Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam đã … văn của tác giả Việt Lang hôm 25/6/2004 trên talawas, mà thực sự thấy rất áy náy. Có lẽ vì tôi ngờ ngợ với câu mà tác giả này viết: “Trong những ngày thực hiện bài viết này lần thứ nhất, tôi (Việt Lang) cố gắng liên hệ với Nhật Chiêu - người viết bài giới thiệu cho ấn bản Câu chuyện của dòng sông của Nhà xuất bản Hội Nhà văn - để chuyển bài viết này đến ông, song chưa được. Hy vọng sau khi đăng bài viết này trên Đặc Trưng, Nhật Chiêu sẽ biết đến nó. Một người thưởng thức được vẻ đẹp của những vần hài cú, cảm nhận được nét phiêu lãng trong Basho, chắc cũng biết tự xử thế nào cho ngòi viết của mình mãi thẳng, phải không ông Nhật Chiêu?"

Tôi không biết một bài viết như thế này thì chuyển tới nhà nghiên cứu Nhật Chiêu làm gì cơ chứ, để thắng thua hay tỏ ra mình thế này thế nọ chăng?

Thông thường, những kiểu bài này chỉ là viết về một sự thật, một cái đúng thôi. Mà sự thật thì phải được xác minh và rõ tính khách quan chứ. Nhưng tôi e rằng, nó không hoàn toàn đúng. Bởi thế tôi đã đến nhà ông Nhật Chiêu [1] để xác minh lại thông tin và được biết như sau:


Ngoài ra, tại TP.HCM, rất nhiều người đã biết nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cũng là một dịch giả với nhiều công trình, trong đó nổi tiếng và uy tín nhất là những bản dịch về thơ Haiku, chưa ai thay thế được. Các tác phẩm biên khảo như Đại cương văn hoá phương Đông (viết chung), Câu chuyện văn chương phương Đông, Nhật Bản trong chiếc gương soi… và nhiều bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành đã bị nhiều người khác đạo văn. Bằng chứng cụ thể như Hoài Anh trong cuốn Tìm hoa quá bước (Nxb Văn học), đã lấy khá nhiều bài thơ của các tác giả phương Tây do Nhật Chiêu dịch. Cuốn Những mẩu chuyên văn minh thế giới (Nxb Giáo Dục) do Đặng Đức An làm chủ biên đã chép gần như nguyên si 2 chương viết về Lưỡng Hà và Ai Cập do Nhật Chiêu viết và dịch trong Câu chuyện văn chương phương Đông. Tất cả điều này các báo trong nước đã làm khá rõ, thậm chí có nơi còn gọi Nhật Chiêu là nạn nhân kỷ lục của các vụ đạo văn.


2.

Tôi cũng đến lấy ý kiến nhà thơ Ý Nhi (Nguyên trưởng đại diện chi nhánh phía Nam của Nxb Hội nhà văn) thì biết như sau:



3.

Cuối cùng, với tư cách của độc giả, xin lưu ý với BBT talawas rằng, với những trường hợp mà bài viết thông tin hơi một chiều như của Việt Lang thì cần làm một động tác xác minh lại để được chính xác và khách quan hơn trước khi đăng lên [2] . Nói như nhà thơ Ý Nhi, thì chẳng có gì quan trọng với những trường hợp như thế này cả, nhưng đã nói đến sự thật thì nên cần sáng tỏ.

© 2004 talawas





[1]Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, hiện là giảng viên Khoa Ngữ Văn & Báo chí, Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM. Là tác giả của một vài cuốn sách uy tín như Basho và thơ Haiku, Thơ ca Nhật Bản, Câu chuyện văn chương Phương Đông, Văn học Nhật Bản… Là dịch giả của nhiều công trình, nổi tiếng với các bản dịch về thơ Haiku. Luân phiên giảng dạy các chuyên đề về: Văn học Nhật Bản, Văn học Hàn Quốc, Văn học Phương Tây, Văn học Phương Đông, Văn học Trung Cận Đông, Chủ nghĩa Hiện đại và Hậu hiện đại, Thiền luận Suzuki…
[2]Chú thích của talawas: Sau khi nhận được bài viết của tác giả Việt Lang, BBT talawas đã kiểm tra và xác nhận rằng những thông tin mà Việt Lang đưa ra sau đây là đúng: 1) Bản dịch Câu chuyện dòng sông do Nxb Hội Nhà văn xuất bản các năm 1992 và 2001 chính là bản dịch Câu chuyện dòng sông của dịch giả Phùng Khánh; 2) Trong bản năm 1992 của Nxb Hội Nhà văn không có tên dịch giả; 3) Trong bản năm 2001, tên dịch giả được đề cuối sách là Bùi Giáng.
Việc đánh giá các thông tin đã được xác minh này và phản hồi về sự đánh giá ấy như thế nào là thuộc quyền của công luận.