© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
6.6.2005
Trần Đức Thảo
Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức
10 kì
Ðoàn Văn Chúc dịch
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10 
 
E. Dấu hiệu biểu hiện hỗn hợp của hình thức dụng cụ tính

Ta đã thấy sự chuẩn bị dụng cụ, xuất hiện ở Tổ tiên người vượn vào cuối kỳ phát triển của họ, chỉ dựa trên một hình ảnh cảm giác- vận động được khái quát của chức năng dụng cụ tính, nói khác là của sự vận động đặc biệt của đối tượng sinh học có mặt, với bước chuyển sang trình độ dự thành nhân, dấu hiệu chỉ dẫn đã phải can thiệp vào quá trình ấy. Chắc rằng những Người vượn nam phương chỉ dẫn lẫn cho nhau và mỗi người chỉ dẫn cho đích mình cái nguyên liệu phải sử dụng bằng chỉ bàn tay vào nó. Một cử chỉ như vậy, ít nhiều lặp lại, đã đủ để thực hiện sự đồng tình trong việc lựa chọn vật liệu, nhân vì các chủ thể đã có một hình ảnh chức năng tính về dụng cụ mà vật liệu phải biến thành. Đúng là ngay trong khi chuẩn bị, các chủ thể còn phải động viên lẫn nhau bằng một dấu hiệu chỉ dẫn triển khai, chắc cũng như dấu hiệu mà họ đã dùng để chỉ định cái dụng cụ với vận động quen thuộc liên quan đến nó. Thí dụ nếu là một dụng cụ thái chặt, ý nghĩa cơ bản là “cái này trong một vận động trong hình thức thái chặt (T), hoặc CVT, thì trong trường hợp hiện tại ta sẽ có, trên cách mệnh lệnh”, theo công thức (3): VTC, “sự vận động trong hình thức chặt liên quan tới cái này.” Ở đây diễn ra một sự chuyển vị, hoàn toàn bình thường ở trình độ hỗn hợp, từ sự vận động có ích đặc biệt của dụng cụ sang sự vận động chuẩn bị nó bằng thủ thao vật liệu, nói khác là sự lẫn lộn giữa vận động thao tác làm cho mảnh đá có thể thái chặt được với bản thân động tác thái chặt bằng mảnh đá ấy. Do đó mà hình ảnh phóng chiếu ở đây do dấu hiệu có tư cách là ý nghĩa hầu như bị lẫn lộn trong nội dung của nó với hình ảnh chức năng tính đã dẫn dắt sự chuẩn bị dụng cụ, tức là hình ảnh cảm giác- vận động khái quát về chức năng dụng cụ tính tức đích bản thân hình thức thái chặt (sắc) của mảnh đá dùng để thái chặt, khiến cho dụng cụ được chuẩn bị trong những điều kiện ấy bao giờ cũng chỉ được định bình diện chức năng tính không định thức. Và đó là điều, như ta thấy, kết quả những cuộc khai quật tổng các di chỉ Người vượn nam phương hiện nay được biết đến đã xác nhận, mặc dầu các di chỉ ấy, đồng thời với Người khả năng (Homo habilis) tương ứng với kỳ đầu tiên dự thành nhân về trình độ phát triển.

Tình thế thay đổi bắt đầu từ lúc sự chuẩn bị dụng cụ được thực thi ở xa đối tượng sinh học. Quả nhiên rằng hình ảnh chức năng tính chúng tôi vừa nói đó không tìm thấy trong sự biểu hiện đơn giản đối tượng sinh học một điểm ứng dụng vững chắc bằng như điểm nó đã có đến khi ấy trong tri giác nó. Vậy nó [hình ảnh chức năng tính] tự bản thân thiên về mờ nhoà dần đi khiến phải xác định nó. Như khi những Người vượn nam phương vào cuối kỳ đầu phát triển của họ, kẻ này chỉ dẫn cho kẻ nọ, khi vắng mặt đối tượng sinh học, những mảnh đá khác nhau mà họ có thể dùng làm một dụng cụ sắc, thì cử chỉ đơn giản lặp lại của bàn tay giơ chỉ đã không đủ nữa để đến thoả thuận với nhau về một sự chọn lựa vừa ý, nhân vì hình ảnh chức năng tính về dụng cụ phải chuẩn bị, vốn hãy còn có năng lực khởi động sự tìm kiếm vật liệu, đã trở thành quá mơ hồ để đưa nó đến kết quả, nói khác, để là đi nhận biết trong số các mảnh đá được chỉ dẫn thì mảnh nào phù hợp nhất với sự chuẩn bị đang tiến hành. Vậy là dấu hiệu chỉ dẫn đơn giản đã phải được bổ túc bằng một dấu hiệu chỉ dẫn triển khai chắc hẳn dưới hình thức một từ hỗn hợp, còn như cử chỉ tương ứng thì được quy vào một phác họa bên trong đơn giản. Tất nhiên đó là dấu hiệu vẫn thường được dùng để chỉ định cái dụng cụ đương sự với những vận động quen thuộc quan hệ đến nó, tức sự vận động sử dụng nó lẫn lộn với sự vận động chuẩn bị nó. Do dụng cụ xuất hiện một cách bình thường không hoạt động (dụng cụ để không) nên nội dung ý nghĩa được lập thành ở đây theo công thức (2): CHV. Mặt khác, trong trường hợp này là một dụng cụ còn chưa hiện hữu, khiến dấu hiệu chỉ có thể nhằm vào nó như là một đối tượng vắng mặt, theo cấu trúc biểu hiện đã miêu tả trên đây. Vậy ta có, với tư cách thành phần thứ hai của dấu hiệu, một chỉ dẫn biểu hiện triển khai, mà ý nghĩa là: “cái này (vắng mặt) trong hình thức sắc (T) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc
___
CTV. Nói khác, mảnh đá được chỉ vào bằng cử chỉ của bàn tay giơ được biểu hiện bằng từ hỗn hợp như là một dụng cụ thái chặt. Vậy ý nghĩa chung sẽ là: “cái này được biểu hiện như một cái này trong hình thức sắc (T)” như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc
______
C.C.T.V.

Ở đây ta lại thấy công thức của sự biểu hiện đối tượng vắng mặt với khác biệt là dấu hiệu chỉ dẫn đơn giản, cái tạo nên thành phần thứ nhất của đối tượng, bây giờ chuyển sang một cái này có mặt. Mặt khác, trong dấu hiệu biểu hiện triển khai tạo nên thành phần thứ hai của nó, sự nhấn mạnh thứ hai nhằm vào yếu tố của hình thức khiến cho yếu tố này, đến sau trên hình ảnh được phóng chiếu có tư cách là ý nghĩa. Và do cái “cái này” đứng ở hàng đầu của ý nghĩa ấy, là một cái này vắng mặt và như vậy mà không chứa đựng một hình ảnh cảm giác- vận động đơn biệt nào, nên kết quả là yếu tố hình thức thái chặt [sắc] là cái xuất hiện trong thực tế một cách rõ ràng hơn: vậy là ở đây lần đầu tiên ta có một biểu hiện của hình thức cũng đứng ở hàng thứ, và dấu hiệu biểu hiện ấy tiếp tục liên hệ chặt chẽ với sự chỉ dẫn đơn giản cái vật liệu hiện diện, nên kết quả tất yếu là một sự lẫn lộn nào đó giữa hình ảnh biểu hiện hình thức dụng cụ tính với hình ảnh cảm giác- vận động về mảnh đá tự nhiên mà cử chỉ bàn tay giơ chỉ vào như một cái này”. Vậy cái toàn thể của cái được biểu hiện xuất hiện như một hình ảnh hỗn hợp trong đó hình thức dụng cụ tính pha lẫn ít hay nhiều với những đặc điểm tự nhiên ngẫu nhiên như chúng trình ra trên vật liệu, và dấu hiệu toàn phần được xác định như là dấu hiệu biểu hiện hỗn hợp của hình ảnh dụng cụ tính. Công thức ngữ nghĩa của nó là:
______
C.CHV (9)

cái này được biểu hiện như một cái này trong hình thức (H) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó.”

Ta có thể gặp lại cấu trúc ấy của dấu hiệu trong những khởi đầu tranh vẽ ở đứa trẻ 16-17 tháng tuổi [1] . Ở tuổi này, đứa trẻ có thể bắt chước một vạch bút chì trên giấy. Tất nhiên vạch do đứa trẻ không thẳng như vạch mẫu của người lớn, do đó hãy còn là một hình cánh cung ít nhiều ngoằn ngoèo, nhưng nó đã muốn thiên về đường thẳng, và như thế mà phân biệt rõ rệt với hình vẽ nguệch ngoạc của con tinh tinh vốn chỉ là một hành xử đơn giản cảm giác- vận động. Nếu ta phân tích cử chỉ của đứa trẻ, ta thấy nó bắt đầu từ một vận động của bàn tay tì cây bút chì lên tờ giấy, đó là một cách nhấn mạnh vào sự vận động của bàn tay giơ chỉ vào đối tượng trong dấu hiệu chỉ dẫn: “cái này!” Cử chỉ được tiếp diễn bằng một vận động tiếp tục tì lên tờ giấy nhưng đi theo một hình thức nào đấy ít nhiều thiên về phía bên phải. Trong hình ảnh được phóng chiếu, tức là cái vạch ngoằn ngoèo trên giấy, người ta có thể thấy một lẫn lộn hỗn hợp nào đó giữa hình thức thẳng mà cử động của bàn tay đứa trẻ muốn áp đặt với những đặc điểm ngẫu nhiên như chúng có thể xuất hiện bất kỳ trên tờ giấy. Toàn thể cử chỉ vậy chủ yếu là ở trong một sự kết hợp giữa một chỉ dẫn đơn giản “cái này” tức tờ giấy, với một chỉ dẫn triển khai nhằm vào một đường thẳng là cái, thoạt đầu, còn chưa hiện hữu. Nói khác, trong thành phần thứ hai ấy của cử chỉ, vấn đề là một chỉ dẫn biểu hiện triển khai nhằm vào một “cái này” vắng mặt trong hình thức thẳng (T) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc
____
CTV. Vậy nội dung được biểu đạt trong cái toàn thể của nó là
______
C.CTV, “cái này được biểu hiện như là một cái này trong hình thức thẳng (T) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó.” Chúng ta gặp lai ở đây chính xác cái cấu trúc được xác định bởi công thức (9):
_____
C.CHV. Và hình thức không đều của cái gạch do đứa trẻ vạch cũng được giải thích bằng sự lẫn lộn hỗn hợp giữa hình ảnh cảm giác- vận động của đối tượng có mặt, tức tờ giấy được chỉ dẫn như cái “cái này” với hình ảnh được biểu hiện của vạch thẳng. Do dụng cụ gốc, mảnh đá sắc hay cái gậy, được đặc định trong yếu tố hữu ích của nó bằng một thiên hướng nào đó đến hình thức thẳng (hay cong hình cung rộng) mà ta có thể coi hình thức này như là hình thức dụng cụ tính cao nhất. Kết quả là những bước khởi đầu tranh vẽ ở đứa trẻ 16- 17 tháng tuổi, hoặc vào giữa thời kỳ dự- thành nhân, xuất hiện như một sự phục hoạt của dấu hiệu biểu hiện hỗn hợp của hình thức dụng cụ tính. Tuy nhiên dấu hiệu của đứa trẻ trình ra ở đây dưới một hình thức hơi khác biệt với hình thức chúng tôi đã miêu tả trên kia. Quả thật ta đã thấy dấu hiệu xuất hiện trong sự phát sinh loài chắc chắn là được cấu thành bởi sự kết hợp giữa cử chỉ của bàn tay giơ chỉ về phía vật liệu khả thể với một từ hỗn hợp biểu hiện dụng cụ phải chuẩn bị. Cử chỉ chỉ dẫn biểu hiện triển khai, cái đem ý nghĩa của nó cho từ ấy, được qui giản vào một phác thảo đơn giản bên trong, như đó là trường hợp bình thường đối với một từ đã được cấu thành. Hình thức ấy của cái biểu đạt đã đủ cho nhóm dự- thành nhân hiểu nhau về sự lựa chọn nguyên liệu phải sử dụng. Mà ở đứa trẻ khi bắt đầu điều khiển đường vẽ thì hình thức ngoại tại của cái biểu đạt bị chi phối bởi cử chỉ. Cử chỉ chỉ dẫn đơn giản tạo nên thành phần đặc biệt nhấn mạnh, nhân vì chủ thể ấn xuống tờ giấy được nhằm vào là cái “cái này”. Và sự nhấn mạnh ấy được tiếp diễn trong thành phần thứ hai, tức là sự chỉ dẫn biểu hiện triển khai cái đường thẳng, trong đó cử chỉ của bàn tay tiếp tục ấn xuống tờ giấy, khiến hình ảnh phóng ra với tư cách là ý nghĩa được thực hiện thực tại trong một đường vạch thiên ít nhiều về phía bên phải. Vậy ý nghĩa toàn bộ phải được xác định “cái này được biểu hiện với sự nhấn mạnh” như một cái này trong hình thức thẳng (T) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc bằng cách lưu ý:
______
C.CTV. nếu khái quát lại, ta sẽ có công thức ngữ nghĩa về sự biểu hiện hỗn hợp nhấn mạnh của hình thức dụng cụ tính.
_____
C.CHV (10)

cái này được biểu hiện với sự nhấn mạnh như là một cái này trong hình thức (H) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó”. Nếu ta lại trở lại với sự phát sinh loài, từ thời điểm chuyển đoạn từ kỳ thứ nhất sang kỳ thứ hai của sự phá triển dự- thành nhân, ta có thể nghĩ rằng hình thức nhấn mạnh ấy của dấu hiệu đã phải xuất hiện trong bước đường chuẩn bị dụng cụ, vào lúc mà tình thế đòi hỏi một sự biểu hiện thật nổi bật của hình thức dụng cụ tính. Quả thật, trong cái nhóm lao vào sự thực thi ấy, một cá nhân có thể thấy mình bối rối, thí dụ khi chuẩn bị mảnh sắc bằng ghè vào nhau cho vỡ mà hai tảng đá chỉ có một bị vỡ, không đi đến kết quả khả dụng. Và vì họ đã có dấu hiệu biểu hiện hỗn hợp hình thức dụng cụ tính, được cấu thành vào lúc lựa chọn vật liệu, nên họ nhắc lại, nhưng lần này theo cách làm nổi bật hơn, bằng nhấn mạnh, vào khía cử chỉ điệu bộ. Nói khác, một trong bạn đồng sự của người chuẩn bị bối rối đặt ngón tay lên mảnh đá trước nhưng vẫn còn chưa dùng được, và làm một vận động có ý muốn vạch ra trên vật liệu ấy hình thức của cái cạnh cần có ở chỗ ấy. Hành vi đặt ngón tay lên tảng đá như cái “cái này” và sự vận động sau đó tỏ rõ với sự nhấn mạnh cái cử chỉ chỉ dẫn triển khai biểu hiện một cách ít xuýt xoát cái dụng cụ phải chuẩn bị trong hình thức thái chặt (sắc) của nó. Ở đây ta gặp lại chính xác cái dấu hiệu của đường vẽ ở bước đầu của đứa trẻ vào giữa tuổi dự- thành nhân, và ý nghĩa được xác định phù hợp với công thức (10) “cái này được biểu hiện với sự nhấn mạnh như là một cái này trong hình thức sắc như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc
_____
C.CSV.

Dấu hiệu mà chúng tôi vừa miêu tả dưới hình thức kép của nó mới chỉ xuất hiện trên bình diện khách quan của ngôn ngữ của cuộc sống hiện thực, dưới áp lực những yêu sách của tình thế. Nó tạo thành sự diễn đạt trực tiếp của vận động hoạt động vật chất và của những liên hệ vật chất của dự- thành nhân trong sự phát triển của thực hành xã hội của họ, và một diễn đạt như thế vẫn còn là bộ phận cấu thành của bản thân ứng xử vật chất. Tuy nhiên, cũng vẫn những điều kiện ấy đã kéo theo chúng sự có ý thức của nó. Quả vậy, do dấu hiệu được cấu thành trong cấu trúc tương hỗ mà nó được hồi tống cho người phát nó ra ngay khi nó vừa được tiếp nhận. Nhưng thực tế là người chuẩn bị (dụng cụ) bối rối đã chẳng có gì để nói với đồng sự của hắn, nhân vì chính xác là đích hắn phải thực hiện trên tảng đá hình thái chặt (sắc) mà người ta chỉ dẫn cho hắn, nên cái dấu hiệu hắn tự động hồi tống cho người khác bèn trở lại với chính hắn. Vậy thực tế là hắn lặp lại sự chỉ dẫn biểu hiện ấy cho chính hắn, khiến cho hắn gửi dấu hiệu ấy cho chính hắn bắt đầu từ người khác mà hắn đồng nhất hóa hắn với người ấy. Nói cách khác, bằng cử chỉ nhấn mạnh ngón tay lên mảnh đá vỡ, chủ thể tự biểu hiện cho chính mình hình thức dụng cụ tính phải đạt được ở vật liệu nọ, điều ấy cũng là nói rằng hắn đã ý thức được hình thức kia, nhân vì trong cùng một lúc hắn có chính hình ảnh của hình thức kia trong cử chỉ hãy còn hiện diện của người khác được đồng nhất của vốn sống riêng của hắn.

Ta đã thấy trong phần thứ nhất rằng trong sự chuẩn bị dụng cụ bằng đá ghè đập vào nhau, cả hai hòn đá, mỗi hòn trong mỗi bàn tay, đều vận hành như là vật liệu, nhân vì hiệu quả có ích có thể sinh ra ở hòn này cũng như ở hòn kia. Khi sự chuẩn bị dụng cụ đã bắt đầu được tiến hành vắng mặt đối tượng sinh học, hai hòn đá đều có vị trí cực trội của trường tri giác, nhưng vì chúng cùng chiếm vị trí ấy mà không một nào có thể trở thành trung tâm hấp dẫn chính, từ đấy kết quả là sự khu biệt chúng thành phương tiện lao động với đối tượng lao động đã không thể được. Tình thế đổi thay với dấu hiệu chúng tôi vừa miêu tả. Khi người chuẩn bị bối rối nhìn người khác biểu hiện cho hắn thấy bằng cử chỉ nhấn mạnh ngón tay vào hình thức của cái cạnh cần phải đạt được trên mảnh đá đã ghè, sự chú ý của hắn tất yếu tập trung vào mảnh đá này, và hắn cảm thấy mình được đi tới trong một chừng mực nào đó định hướng cho hòn đá thứ hai có được hình thức mà người ta trình bày cho hắn trên hòn thứ nhất. Sự vận động được hoàn tất khi người chuẩn bị bối rối lặp lại dấu hiệu cho chính hắn, điều này dẫn hắn đến điều khiển hòn đá thứ hai theo cách để thực hiện cho chính hắn trên hòn đá thứ nhất. Nói khác, sự hữu thức về hình thức dụng cụ tính là lí do của một vận động trong đó hòn đá thứ hai vận hành như là dụng cụ, như thế hòn đá thứ nhất trở thành đối tượng lao động.

Tất nhiên ở đây còn là một hữu thức tản mạn, xuất hiện vào dịp một bối rối cá thể. Nhưng do mỗi người đều có thể lâm vào bối rối ít nhiều, nên hình thức nhấn mạnh ấy của dấu hiệu được khái quát cho toàn thể cái nhóm. Đến một lúc nào đấy, người dự-thành nhân mang thói quen, trong sự chuẩn bị dụng cụ, khuyến khích lẫn nhau bằng mỗi người đều vạch vẽ bằng ngón tay lên một trong hai hòn đá của người bên cạnh cái hình thức có ích phải đạt được. Kết quả là sự vận động ấy được tích hợp vào hình ảnh dư tồn của nhóm mà mỗi cá nhân mang nó thường xuyên trong bản thân mình. Dấu hiệu được nhập nội như thế dẫn chủ thể đến tự lặp lại nó cho chính hắn không đợi một người khác làm như thế một cách thực tế đối với hắn. Nói khác, ấy là từ nay trở đi ngay từ bước khởi đầu của sự chuẩn bị dụng cụ, vào lúc hắn cầm trong tay hai hòn đá, hắn bèn vạch vẽ bằng ngón tay cho chính hắn lên một trong hai hòn đá hình thức cạnh cần đạt được. Và vì bàn tay làm dấu hiệu này đã cầm hòn đá thứ hai nên tất nhiên ngón tay thứ hai là ngón có thể tiện hơn cả để giơ ra đặt vào hòn đá thứ nhất. Vậy là ngón ấy sẽ dần dà được chuyên dùng để chỉ chỏ [nên được gọi là ngón tay chỏ] (index) Trong ý thức cá nhân ấy sự khu biệt hai hòn đá được hoàn tất, một thật sự làm chức năng đối tượng lao động và một kia phương tiện lao động. Sự ghè đập vào nhau vậy là được biến thành một hành vi lao động: sự ghè đẽo đá bằng một búa đập (percuteur) [tất nhiên cũng là hòn đá].

Tuy nhiên, vì chủ thể mới chỉ sử dụng một sự biểu hiện hỗn hợp hình thức dụng cụ tính, nên lao động vào đá, vừa mới ra đời, mới chỉ đảm bảo được một sự gia công sơ sài hoặc bán gia công bộ phận hữu ích của dụng cụ. Thực tế vì trong hình ảnh biểu hiện hình thức sắc, hình thức ấy còn bị pha trộn cách ít nhiều lẫn lộn với những đường nét tuỳ tiện của hình thức tự nhiên của vật liệu mà chủ thể thấy mãn nguyện khi hắn đã đạt được một lưỡi xuýt xoát dùng được bằng một hai nhát ghè đẽo vào một cạnh. Và chính là kết quả của sự bán- gia công ấy mà ta có thể quan sát thấy ở cạnh hòn đá kafouen, được ghè đẽo chỉ ở một bề, nó trình ra một hình thức không đều trong đó những đường nét thực sự ích dụng có được ở mặt ghè đẽo lẫn lộn một cách khó phân biệt với những đường nét tùy tiện của mặt tự nhiên.


F. Sự bắt chước trì hoãn như là dấu hiệu biểu hiện hỗn hợp nhấn mạnh của sự vận động của đối tượng vắng mặt

Sự phát triển của đứa trẻ vào giữa thời kỳ dự-thành nhân cũng được đặc định bởi sự xuất hiện của hiện tượng bắt chước trì hoãn. Như trong một quan sát của Piaget, ta thấy một bé gái 16 tháng tuổi tiếp một bé trai 18 tháng tuổi đến chơi, bé trai này đang trong một cơn hờn giận khủng khiếp. Bé gái sững sờ và bất động nhìn bé trai, và ngày hôm sau, đích là bé gái đã lặp lại cảnh ấy [2] . Ứng xử ấy của đứa trẻ tất nhiên quan hệ đến cảnh ngày hôm trước, cái vẫn còn ít nhiều thực tại bằng hình ảnh dư tồn, dù cho hình ảnh ấy không được khu trú trong trường tri giác hiện tại. Vậy trước hết ta có, dưới hình thức phác thảo của một sư căng thẳng bên trong, một chỉ dẫn về sự cố đã qua như là một “cái này vắng mặt”. Và ấy là sự chỉ dẫn biểu hiện đơn giản ấy mà chủ thể xác định bằng một tập vận động những vận động được trình ra như là vận động của đích cơ thể nó được lấy làm đối tượng, và đồng thời quan hệ đến cái “cái này vắng mặt” cũng với tư cách ấy. Vậy, khi kết hợp với dấu hiệu phác thảo chỉ dẫn cái “cái này vắng mặt” ta có một dấu hiệu chỉ dẫn triển khai được xác định theo công thức (4): VCH “sự vận động của cái này trong hình thức (F)”. Cần thêm vào đó rằng sự chỉ dẫn triển khai ấy được trình ra dưới một hình thức nhấn mạnh đặc biệt, nhân vì đó thực tế là một tập vận động được kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Ấy là điều có thể chỉ ra bằng lưu ý vào công thức VCH. Vậy ý nghĩa toàn bộ có thể được xác định: “cái này (vắng mặt) được biểu hiện cách nhấn mạnh trong sự vận động của cái này trong hình thức (H)” hoặc: C.VCH (11)

Ta thấy rằng yếu tố của sự vận động ở đây vừa quan hệ với “cái này” hiện diện, tức đích cơ thể của chủ thể được coi là đối tượng, vừa với cái “cái này khuyết diện”. Vậy tất yếu sinh ra một sự lẫn lộn nào đó trong nội dung ngữ nghĩa, khiến ta hữu sự trong thực tế với một sự biểu hiện hỗn hợp. Công thức (11) vậy là sẽ cho phép ta xác định sự bắt chước trì hoãn như là dấu hiệu biểu hiện hỗn hợp nhấn mạnh sự vận động của đối tượng vắng mặt. Nếu trở lại với sự phát sinh loài, ta có thể nghĩ rằng dấu hiệu ấy đã phải xuất hiện trong bước chuyển tiếp từ kì thứ nhất sang kì thứ hai dự-thành nhân, vào lúc chuẩn bị cho những cuộc săn bắt du đãng. Như ta đã thấy, chủ thể đã có dấu hiệu biểu hiện đối tượng vắng mặt, tức một cử chỉ giơ bàn tay chỉ trỏ ra xa kết hợp với một từ hỗn hợp chỉ định con mồi mắt không trông thấy trong rừng:
_____
CCVH. (8). Trong sự kích thích cuộc săn sắp xảy ra, từ ngữ được tăng cường bằng cách ngoại hiện cử chỉ chỉ dẫn triển khai đã được hàm ngụ trong phác thảo nội tại. Cuối cùng sự kích thích còn gia tăng hơn thì cử chỉ ấy cũng được kéo dài bằng nhại điệu bộ của sự vận động quen thuộc của con mồi đương sự. Nói khác, dấu hiệu chỉ dẫn triển khai, cái cấu thành thành phần thứ hai của dấu hiệu tổng thể, đã có một hình thức nhấn mạnh và như thế mà được trình ra như một quá trình bắt chước. Trong hình ảnh được phóng ra với tư cách là ý nghĩa ấy là yếu tố của sự vận động lúc này tới đứng ở hàng đầu. Và vì ý nghĩa ấy được thực hiện thực tại trên đích cơ thể của chủ thể nên đã sinh ra một sự chuyển di hỗn hợp về ý nghĩa của sự chỉ dẫn, lúc này sự chỉ dẫn ấy nhằm vào sự vận động đang diễn ra ở chính bản thân chủ thể nên đã sinh ra một sự chuyển di hỗn hợp về ý nghĩa của sự chỉ dẫn, lúc này sự chỉ dẫn ấy nhằm vào sự vận động đang diễn ra ở chính bản thân chủ thể được lấy làm đối tượng: vậy lần này vấn đề là một chỉ dẫn không có tính biểu hiện nữa mà có tính trình bày [giới thiệu: indication presentative]. Như vậy, thành phần thứ hai này của dấu hiệu tổng thể đã mang ý nghĩa: “Sự vận động của cái này (tức chính cơ thể của chủ thể) trong hình thức (H), được trình bày theo cách nhấn mạnh” hoặc VCH. Và ấy là sự trình bày ấy lúc này được kết hợp với sự chỉ dẫn đơn giản biểu hiện tính nhằm vào con mồi không trông thấy ở đằng xa, khiến ý nghĩa toàn bộ được xác định tiếp theo một cách chắc chắn bởi công thức (11) như là công thức của sự biểu hiện hỗn hợp nhấn mạnh sự vận động của chủ thể vắng mặt:
__
C.VCH.

Tóm lại, những tay săn Người vượn nam phương, vào lúc khởi hành cuộc săn, đã tăng cường sự biểu hiện con mồi trong những vận động quen thuộc của nó. Và chính là hình ảnh nhấn mạnh ấy đã thúc đẩy họ chuẩn bị vũ khí, thí dụ gậy ngắn, trước khi đi săn, là điều lại một lần nữa tạo nên những điều kiện cho sự chuyển từ sự thủ thao đơn giản trực tiếp trên vật liệu sang sự tu chỉnh vật liệu nhờ vào một dụng cụ thứ hai. Chắc chắn đó là điều nên tìm về những bước khởi đầu của sự lao động vào gỗ, nhân vì đúng là trên gỗ đã cung cấp những vũ khí hữu hiệu nhất ở thuở ban đầu.


Câu chức năng

Ta đã thấy rằng những dấu hiệu mới, xuất hiện ở đứa trẻ vào giữa tuổi dự- thành nhân, từ 16- 17 tháng tuổi, cho phép hiểu rõ hơn sự chuyển từ kì thứ nhất sang kì thứ hai của sự phát triển dự- thành nhân trong sự phát sinh loài. Giai đoạn thứ hai của tuổi dự- thành nhân ở trẻ em, bắt đầu từ 17 đến 20 tháng tuổi vậy phải tương ứng với chính bản thân kì thứ hai dự- thành nhân, được đặc định bằng sự phát triển của dụng cụ tu chỉnh (kafouen).

Ở đứa trẻ người ta thấy ở giai đoạn này xuất hiện những kết hợp đầu tiên về từ, mà người ta thường gọi là “câu giả” (Pseudo- phrases) vì lí do chúng còn chưa bao hàm một cấu trúc ngữ pháp xác định nào. Song một định danh như thế dường như chưa thoả đáng trong chừng mực nó đề xuất rằng những sự kết hợp đã chẳng có gì chung với những câu thực sự là câu, ngoại trừ các từ được ghép với nhau. Bởi người ta hoàn toàn không hiểu được thế nào mà trong những điều kiện như thế bước chuyển từ những kết hợp này sang những kết hợp khác lại đã có thể được thực hiện. Nhân vì những kết hợp ấy chiếm trong sự phát triển của đứa trẻ một vị trí trung gian giữa các từ hỗn hợp đơn lẻ, chỉ được biết ở khoảng từ 14 và 17 tháng tuổi, và những câu đầu tiên đích là câu thì bắt đầu được hình thành vào 21 tháng tuổi, nên cần phải nghĩ rằng chúng đóng vai trò chuyển tiếp, điều này giả định là chúng, đã phải chứa đựng mầm mống nào đó của những liên lạc sẽ thành hình với cái câu đích thực.

Lấy một thí dụ người ta dùng để chỉ ra rằng chủ thể ở bước này chỉ có năng lực ghép đơn giản các từ, một bé, gọi là “nhỏ” tất cả các mẩu nhỏ bất kì, nói khi muốn có một mẩu nhỏ bánh bítcốt: “bé nhỏ.” [3] Tất nhiên quan hệ giữa hai từ chưa được lập thành. Nhưng thế có phải nói rằng trong sự kết hợp ấy tuyệt chẳng có gì có thể báo hiệu một liên lạc cú pháp.

Nhân vì đó là những từ hỗn hợp nên cần phải trước hết phân tích ý nghĩa của chúng theo cấu trúc của sự chỉ dẫn triển khai. “Bé” ở đây chỉ định chính đứa trẻ như một “cái này” xem trong sự vận động của nó, theo công thức (1): CVH, nhân vì đứa trẻ đang đòi. Do đứa trẻ nhỏ sống hoàn toàn nhờ vào môi trường xã hội của nó mà ta có thể nói ấy là hình thức đòi hỏi xác định hình thức tiêu biểu của những vận động của hình thức đòi hỏi, và như vậy thì là yếu tố của hình thức trong ý nghĩa của từ hỗn hợp “bé”. Trong trường hợp hiện diện, đứa trẻ đương sự vậy là tự chỉ dẫn nó như cái “cái này trong một vận động trong hình thức đòi hỏi (Đ) hoặc CVĐ. –“nhỏ”, tất nhiên chỉ định ở đây mẩu bánh bítcốt nằm yên, được xác định theo công thức (2): CHV. Hình thức (H) ở đây là hình thức của sự thu nhỏ lại, và ý nghĩa là: “cái này trong hình thức của sự thu nhỏ lại (N) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc CNV. –Do hai dấu hiệu chỉ dẫn triển khai mà chúng tôi vừa phân tích nhằm vào hai “cái này” khác nhau nên cần phải phân biệt chúng bằng C1 và C2. Sự kết hợp “bé nhỏ” vậy là có thể được viết: C1VĐ- C2NV: “cái này 1 trong một vận động trong hình thức của sự đòi hỏi- cái này 2 trong hình thức của sự thu nhỏ lại như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định), của nó. Người ta liền thấy ngay rằng sự đặt cạnh nhau đơn giản hai hình ảnh được biểu đạt làm đột biến giữa chúng một quan hệ, cái quan hệ diễn đạt quan hệ hiện thực giữa đứa trẻ với mẩu bánh bítcốt, cái thứ nhất đòi hỏi cái thứ hai. Quả vậy, trong hình ảnh phức hợp cấu thành ý nghĩa toàn thể, sự vận động của cái cái này thứ nhất, tức sự vận động đòi hỏi (VĐ) được gắn áp vào cái cái này thứ hai, cũng do đó cái cái này thứ hai được trình ra là đối tượng của cái cái này thứ nhất. Người ta có thể làm nổi bật bằng cách viết:



nó nói lên rằng: “cái này, trong sự vận động trong hình thức đòi hỏi đối với đối tượng- nhỏ (C2NV).

Do từ hỗn hợp hoàn toàn lấy ý nghĩa của nó từ cử chỉ chỉ dẫn triển khai căng trương nó, dù dưới hình thức ngoại hiện hay phác thảo đơn giản, nên tất nhiên là mối liên lạc ngữ nghĩa đột hiện ở đây trong sự kết hợp giữa hai từ được giải thích bằng mối liên lạc thực hiện được lập dựng giữa hai cử chỉ ngầm ẩn: còn như các cử chỉ ngầm ẩn, trong khi nối tiếp nhau nhanh chóng, thì cũng do đó mà nối buộc với nhau vào cùng một toàn thể năng động. Và chính là mối liên lạc thời gian tính ấy, được tạo nên một cách tự phát trên bình diện cử chỉ, sẽ được ổn định về sau trên bình diện khẩu thiệt trong câu với chủ từ, động từ và bổ ngữ: “bé đòi cái mẩu nhỏ kia”.

Vậy thì nếu như những kết hợp từ hỗn hợp, xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 17 đến 20 tháng tuổi, còn chưa hàm ngụ hình thức của câu, được xác định bằng sự liên lạc cú pháp, thì chúng cũng vẫn cứ thực hiện chức năng cơ bản của câu là nhằm diễn đạt mối quan hệ giữa các sự vật bằng mối quan hệ giữa các dấu hiệu. Vậy sẽ là không xác đáng khi coi chúng là những “câu giả”, và chúng tôi đề nghị gọi chúng là những “câu chức năng tính”.


A. Những hình thức sơ đẳng của câu chức năng

Nếu ta xem xét câu chức năng trong cấu trúc sơ đẳng của nó như là sự kết hợp của hai từ hỗn hợp ta bèn thấy ngay rằng nó bao hàm ba trường hợp chính thức khả thể, tùy theo khi cả hai từ đều được hiểu trong nghĩa hành động của chúng, hoặc đều trong nghĩa đối tượng, hoặc là một được hiểu trong nghĩa hành động còn một nọ thì trong nghĩa đối tượng. Tuy nhiên, thực tế, ta cần phải loại trừ trường hợp trong đó chúng đều được hiểu trong nghĩa hành động, bởi khi ấy ắt hẳn sự liên lạc của chúng phải diễn đạt một nội dung quá cao đối với đứa trẻ ở trình độ ấy. Vậy nên trong thực tế chỉ còn lại hai trường hợp khả thể.

Nếu bắt đầu bằng trường hợp trong đó giữa hai từ thì một theo nghĩa là hành động và một khác theo nghĩa là đối tượng; chúng ta sẽ có bốn phối hợp chính thức khả thể, tùy theo khi, một mặt, là một sự vận động mong muốn hoặc một sự vận động nghiệm nhận, và mặt khác là một đối tượng đang vận động hoặc một đối tượng đứng im.

VHC (vận động mong muốn) CVH1 (đối tượng đang vận động)
VCH (vận động ghi nhận) CH1V (đối tượng đứng im)

Tuy nhiên, cũng vẫn vì lí do đã trình bày trên kia, mà ta phải loại bỏ tính vị định trong đó từ được hiểu theo nghĩa là đối tượng sẽ chỉ vào một đối tượng đang vận động. Nói khác, ta loại bỏ những phối hợp VHC- CVH1 và VCH- CVH1, nhân vì thực tế chúng vẫn sẽ diễn đạt một quan hệ giữa hai vận động, mà điều này thực sự là bất khả thể ở trình độ đang được xem xét ở đây. Vậy chỉ còn lại hai hình thức kết hợp thực tại khả thể.

Trước hết, hãy xem xét hình thức VHC- CH1V (12), nó nói lên rằng: “sự vận động trong hình thức (H) liên can tới cái này- cái này trong hình thức (H1) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó”.

Trong tập sách của Gvosdev, người ta thấy ở 20 tháng tuổi: “ico maka” (“nữa sữa”). “nữa” là một từ hỗn hợp, nó chỉ ở đây một vận động mong muốn trong hình thức tăng thêm liên quan đến “cái này,” “sữa” chỉ cái “cái này” trong hình thức bị uống. Vậy ta có ý nghĩa tổng: “Sự vận động trong hình thức gia tăng (G) liên can đến cái này- cái này trong hình thức mút bú (M) như nó xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó,” hoặc VGC- CMV, là cái phù hợp với công thức (12). Ta thấy ngay là chỉ trên những cử chỉ chỉ dẫn triển khai căng trương hai từ và đem lại ý nghĩa cho chúng, mới được sản sinh một liên lạc đồng nhất hoá yếu tố của “cái này” trong hình ảnh được biểu đạt thứ hai. Bởi cử chỉ được nhào nặn trong tình thế hiện thực, và thực tế cũng chỉ là một và là cùng một cái “cái này”. Vậy ta có thể làm rõ sự liên lạc được lập dựng giữa hai ý nghĩa, bằng cách viết:



nó nói lên: “sự vận động của hình thức gia tăng liên can đến cái cái này, tức đối tượng- sữa (CMV)”. Nếu ta chuyển sang bình đồ khẩu thiệt (nói) mối liên lạc xuất hiện ở đây trên bình đồ cử chỉ, ta sẽ có sự liên lạc cú pháp: “sữa nữa”.

Như chúng tôi đã lưu ý ở đầu phần này rằng quan hệ của sự vận động đến đối tượng, mà chúng tôi chỉ định bằng từ “liên can”, được hiểu theo cách chung nhất ở trình độ này: ý nghĩa có thực chỉ có thể được quy định tuỳ theo tình thế. Kết quả là trong cùng một hình thức liên lạc, cử chỉ có thể phóng ra một tổng hợp ngữ nghĩa hoàn toàn khác. Thí dụ trong “nữa Nini [4] ”, thì cử chỉ ngầm ẩn, sau khi đã chỉ “sự vận động trong hình thức, sự gia tăng liên can đến cái này”, bèn trở lại về đứa bé nó tự chỉ vào chính nó: “Nini”. Cái “cái này” chấm dứt ý nghĩa thứ nhất, đồng nhất hoá với “Nini” và mối quan hệ, làm cho “sự vận động trong hình thức sự gia tăng” liên can đến cái “cái này”, được xác định bởi mối quan hệ được phóng ra giữa hai hình ảnh được biểu đạt và nó là một quan hệ qui thuộc. Một liên lạc như thế, được triển khai trên bình đồ khẩu thiệt, sẽ cho hình thức ngữ nghĩa: “nữa cho Nini”.

Công thức (12) tất nhiên hàm chứa cái đảo nghịch của nó:

CH1V – VHC (12’)

Như trong Piaget, ta thấy ở 18 tháng tuổi: “vòng, nó đâu rồi”, “mứt, panana” (đứa trẻ nói panana để gọi ông nó và cũng để biểu thị, cả khi vắng mặt ông, là nó đòi cái gì đó- người ông là dụng cụ dễ sai khiến nhất để thoả mãn ước muốn của nó.) Trong Gvosdev, đứa bé 20 tháng: “bố, y” (bố, đi). Ở các thí dụ này, từ đầu đều chỉ một đối tượng đứng im: CH1V, và từ thứ hai chỉ một vận động mong muốn liên can đến đối tượng: VHC (“nó đâu rồi” vận hành hiển nhiên như một từ hỗn hợp tương đương với “tìm”). Sự liên lạc cử chỉ hàm ngụ ở đây một sự trở lại của chỉ dẫn thứ hai, vào yếu tố của cái “cái này”, về chỉ dẫn thứ nhất- nhân vì cái “cái này” sau được đồng hoá đích xác với đối tượng được chỉ khi đầu:



nó nói lên: “đối tượng (CH1V) trong quan hệ với sự vận động trong hình thức (H) liên can đến nó”. Ta sẽ nhận thấy trong hai thí dụ đầu, cái “vòng” và “mứt” bị liên can với tư cách là đối tượng của sự vận động tìm kiếm hoặc của sự đòi hỏi. Trong trường hợp thứ ba, người “bố” bị liên can với tư cách là chủ thể của sự vận động đi mà đứa trẻ diễn đạt mong muốn của nó. Nhưng khác biệt ấy không đặt ra vấn đề gì, nhân vì ở trình độ hỗn hợp có sự lẫn lộn giữa chủ thể của sự vận động với đối tượng của nó.

Bây giờ ta chuyển sang sự kết hợp một từ chỉ một vận động nghiệm nhận, với một từ chỉ một đối tượng đứng im:

VCH - CH1V (13)

“sự vận động liên can đến cái này trong hình thức (H)- cái này trong hình thức (H1) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” thí dụ, “chào bố” (Brunet và Lezine), “ối ối ngón tay” (“bobo patsik”- “bobo doigt”- Gvosdev). Ta thấy từ thứ nhất chỉ sự vận động của đối tượng được nhằm (cái này) trong một hình thức nào đó: hình thức sự xa rời (“chào”- “auvoi”) hoặc hình thức sự run rẩy đau đớn (“ối ối”) hoặc VCH. Và cái “cái này” được đồng nhất hoá với đối tượng đứng im được chỉ ra bằng từ thứ hai, hoặc CH1V. Sự liên lạc cử chỉ tính vậy là có thể được biểu hiện bằng mũi tên:



nó nói lên: “sự vận động liên can đến cái này trong hình thức (H), tức liên can đến đối tượng (CH1V)”. Vậy ta có ý nghĩa của “chào bố”: “sự vận động liên can đến cái này trong hình thức sự xa rời, tức là liên can đến đối tượng- bố” và ý nghĩa của “ối ối ngón tay”: “sự vận động liên can đến cái này trong hình thức sự run rẩy đau đớn, tức là liên can đến đối tượng- ngón tay.”

Là tự nhiên khi ta nói về đối tượng đứng im thì ý niệm “đứng im” được dùng chỉ theo cách hoàn toàn tương đối mà thôi. Thí dụ trong “chào bố” thì thực ra là người bố đang đi, nói khác, một đối tượng trong vận động. Nhưng trong sự phân tích được tiến hành bằng dấu hiệu thứ hai của câu chức năng này thì đối tượng- bố không được hiểu trong sự vận động của nó trong hình thức rời xa, nhưng trong một hình thức khác mà theo quan điểm của hình thức này thì đối tượng “bố” là đứng im. Do ở tuổi ấy, đứa trẻ gọi là “bố” tất thảy những người đàn ông chúng gặp, nên cái hình thức đương sự có thể được xác định bằng một dáng vẻ nam giới của các cử chỉ và trang phục, hoặc cái hình thức (H1). Từ quan điểm ấy, người “bố” được hiểu bằng bản thân nó, như là một đối tượng đứng im: CH1V. Và ấy là đối tượng ấy là cái được đặt ra như là bị liên can bởi sự vận động trong hình thức sự rời xa: “chào bố”.

Tuy nhiên, vẫn cùng hình thức bên ngoài về sự kết hợp khẩu thiệt có thể bao hàm bên trong một liên lạc cử chỉ tính hoàn toàn khác. Thí dụ một bé gái 21 tháng tuổi đặt một vỏ quả lên mặt bàn vừa nói: “ngồi” rồi bé đặt nó lên một vỏ khác và nói thêm: “ngồi bầu” (Piaget). Ta thấy vấn đề ở đây là hai “cái này” khác nhau, khiến ta phải ghi số thứ tự: C1 và C2 để chỉ hai mảnh vỏ. “Ngồi” vậy là có ý nghĩa: “sự vận động liên can đến cái này 1 trong hình thức đặt chồng lên nhau (Đ), hoặc VC1Đ. “Bầu” chỉ định cái “cái này 2 trong hình thức tròn lăn (L) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó, hoặc C2LV. Giữa hai hình ảnh được phóng ra ấy được lập dựng một liên lạc cử chỉ tính:



nó nói lên: “sự vận động liên can đến cái này 1 trong hình thức sự đặt chồng lên nhau, quan hệ với đối tượng- bầu (C2LV). Đặt sự liên lạc ấy vào hình thức cú pháp, nó sẽ là: “ngồi trên cái bầu”. Ta thấy hình thức kết hợp ấy, dù bên ngoài giống với hình thức trước (13), phải được xác định bằng một công thức ngữ nghĩa khác:

VC1H1 - C2H2V (14)

Hai công thức (13) và (14) tất nhiên có nghịch đảo của chúng:

CH1V - VCH (13’)
C2H2V - VC1H1 (14’)

Công thức (13’) được áp dụng vào những câu chức năng như “bố đi”, “Nini ối ối” (Brunet và Lezine). Sự liên lạc cử chỉ tính là:



nó nói lên: “đối tượng (CH1V) trong quan hệ với sự vận động liên can đến nó trong hình thức (H)”, tức hình thức sự rời xa đẻ “ti” và hình thức sự run rẩy đau đớn để kêu “ối ối”.

Công thức (14’) được áp dụng vào những câu chức năng như “Von bum” (đứa trẻ nghe thấy Yvonne làm rơi một đồ vật ở phòng bên cạnh- Brunet và Lezine), “mẹ chổi” (“chtehetka”, cái chổi; đứa bé trỏ vào mẹ nó đang quét sàn nhà bằng cái chổi- Gvosdev). Trong mỗi câu chức năng ấy, chúg ta có hai “cái này” khác nhau: Yvonne và cái đồ vật cô làm rơi, mẹ và cái chổi. Do ở đây vấn đề là cái nghịch đảo của công thức (14) mà “Yvonne” và “mẹ” biểu thị như là đối tượng (C2H2V). “Bum” và “chổi” được hiểu trong nghĩa là hành động hoặc VC1H1 là cái làm cho “bum” nghĩa là: “sự vận động của cái này 1 trong hình thức sự rơi xuống” và làm cho “chổi” nghĩa là: “sự vận động của cái này 1 (= cái chổi) trong hình thức sự quét.” Sự liên lạc cử chỉ tính là:



hoặc làm cho “von bum” nghĩa là: “đối tượng- Yvonne trong quan hệ với sự vận động của cái này trong hình thức sự rơi liên can đến nó” (đối tượng- Yvonne); và cho “mẹ chổi”: “Đối tượng- mẹ trong quan hệ với sự vận động của cái này (= cái chổi, trong hình thức sự quét liên can đến nó” (đối tượng- mẹ). Chúng ta có thể chuyển chúng thành: “Yvonne, chị ấy làm rơi cái ấy”, và “Mẹ, bà quét bằng cái ấy”.

Nếu bây giờ ta xem xét trường hợp trong đó cả hai từ hỗn hợp được kết hợp mà từ này và từ kia đều có được hiểu theo nghĩa đối tượng, ta có ba vị định chính thức khả thể, tùy theo hai đối tượng ấy đếu được hiểu như là đang vận động hoặc đang đứng im, hoặc được hiểu một này đang vận động, còn một kia đứng im. Nhưng bao giờ cũng vì lí do đã trình bày trên mà cái vị định thứ nhất phải được loại bỏ. Nói khác, ta loại bỏ phối hợp: C1VH1 – C2VH2 do thực tế nó vẫn diễn đạt, trong một chừng mực nhất định, một quan hệ giữa hai vận động. Vậy còn lại hai hình thức kết hợp thực tại khả thể: một mặt, là sự kết hợp giữa một từ chỉ một đối tượng đang vận động và từ kia chỉ một đối tượng khác đang đứng im: “cái này” trong một vận động theo hình thức (H1)- “cái này 2” theo hình thức (H2) như hình thức này xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc:

C1VH1 - C2H2V (15)

và mặt khác, sự kết hợp giữa hai từ chỉ hai đối tượng đều đứng im: “cái này 1” trong hình thức (H1) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó- “cái này 2” trong hình thức (H2) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó, hoặc:

C1H1V - C2V2H (16)

Công thức (15) đã được áp dụng trong câu chức năng phân tích ở đầu đoạn này: “bé tí”. Lấy một thí dụ khác. Một bé 17 tháng tuổi ăn một quả trứng trần nước sôi, giơ một mẩu bánh vừa nói: “a bánh côcô” (Brunet và Lezine). “A bánh” là một từ hỗn hợp trẻ em tuổi ấy thường dùng để chỉ định đối tượng ăn hoặc hành vi ăn đối tượng ấy. Vì ở đây chủ thể giơ mẩu bánh nên từ ấy được hiểu theo nghĩa đối tượng đã xác định ở công thức (1): “cái này trong một vận động theo hình thức bị ăn (A), hoăc CVA. “Coco” có thể hiểu như hàm ngụ một hình thức quả trứng. Do đấy là một đối tượng đứng im, nên ý nghĩa được xác định theo công thức (2): “cái này trong hình thức quả trứng (Q) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó”, hoặc CQV. Do là hai đối tượng khác biệt, ta phân biệt chúng bằng cách viết C1 và C2 và ý nghĩa tổng phù hợp với công thức (15): C1VA- C2QV, “cái này 1 trong một vận động theo hình thức bị ăn- cái này 2 theo hình thức quả trứng như hình thức ấy xuất hiện trong sự vật chất (giả định) của nó”. Sự liên lạc cử chỉ sẽ là:



“cái này 1 trong một vận động theo hình thức bị ăn liên can đến đối tượng- quả trứng (C2QV)”. Người ta thấy sự vận động theo hình thức bị ăn, đã được áp dụng vào cái “cái này 1” chỉ có thể liên can đến cái “cái này 2” trong một quan hệ phụ gia với đối tượng thứ nhất. Nói cách khác, giữa hai hình ảnh phóng chiếu bởi những cử chỉ chỉ dẫn triển khai căng trương hai từ hỗn hợp, được cấu thành một liên lạc theo hình thức phụ gia, sự liên lạc sản sinh bởi tính liên tục giữa hai chỉ dẫn và biểu thị mối quan hệ hiện thực giữa mẩu bánh và quả trứng mà đứa trẻ cùng ăn. Nếu ta triển khai sự liên lạc cử chỉ này thành một hình thức cú pháp, ta sẽ có câu: “cái này bị ăn với quả trứng này”. Ta thấy nội dung của sự liên lạc là khác biệt với nội dung mà ta đã phân tích trong “bé tí” mặc dầu hình thức là như nhau- điều này là dễ hiểu vì sự mềm dẻo của mối quan hệ mà ta chỉ định bằng từ “liên can”.

Công thức (15) tất nhiên hàm ngụ cái nghịch đảo của nó:

C2H2V - C1VH1 (15’)

Trong tư liệu của Gvosdev, người ta thấy ở 21 tháng tuổi [5] , “Oada bada” (Diadia voda, chú nước). Đứa trẻ chỉ một vũng nước đọng trên sàn do một người nhà vừa mới rũ tuyết trên quần áo xuống), “Baba kleca” (“baba keslo”, mémé fauteui/ bà ghế. Đứa trẻ chỉ bà nó ngồi trên ghế). Ta thấy ở những thí dụ này, từ thứ nhất chỉ một đối tượng hiểu trong bản thân nó như là đứng im: C2H2V, hình thức (H2) có thể được xác định bằng một dáng đi chung của sự vận động liên can đến những người thân của gia đình trong trường hợp thứ nhất, và trong trường hợp thứ hai là người bà. Từ thứ hai chỉ một đối tượng trong một vận động theo một hình thức (H1) nào đó: hình thức sự nhỏ giọt và sự chảy đối với nước và hình thức ngồi đối với cái ghế, -hoặc: C1VH1. Giữa hai hình ảnh được biểu đạt, được cấu thành một liên lạc cử chỉ:



hoặc đối với “dada baba” (chú nước): đối tượng chú quan hệ với cái này (=nước) trong một vật chất theo hình thức nhỏ giọt, liên can đến đối tượng- chú” và đối với “baka kleca”: “đối tượng bà quan hệ với cái này (= cái ghế) trong một vận động của hình thức ngồi, liên can đến đối tượng bà”. Ta có thể chuyển dịch xuýt xoát thành: “Chú, cái ấy, nó đã làm chảy ra” và “Bà, cái ấy, nó ngồi ở đấy”.

Cuối cùng, chuyển sang công thức (16): C1H1V- C2H2V, thì ta có sự liên lạc giữa hai hình ảnh về đối tượng đứng im. Thí dụ, ta thấy trong tư liệu của Gvosdev vào 20 tháng tuổi: “santsik doundou” (“zaitchik soudouk” thỏ rương- đứa trẻ vừa làm rơi con thỏ của nó xuống đằng sau cái rương). Nếu ta chỉ định hình thức hỗn hợp của con thỏ bằng O và R để chỉ định hình thức hỗn hợp của cái rương trong sự vận động riêng (giả định) của chúng [6] , ta có thể lập dựng ý nghĩa câu chức năng phù hợp với công thức (16): “cái này 1 theo hình thức (0) như nó xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó- cái này 2 trong hình thức (R) như nó xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó”, hoặc C1OV- C2RV. Ta thấy ngay rằng sự vận động do đó mà cử chỉ chỉ dẫn triển khai chuyển từ đối tượng thứ nhất sang đối tượng thứ hai, phóng ra giữa hai hình ảnh được biểu hiện một quan hệ về vị trí phản ánh quan hệ không gian hiện thực giữa con thỏ và cái rương:



“Đối tượng- thỏ (C1OV) trong quan hệ với đối tượng- rương (C2RV)” Trong hình thức cú pháp, chúng ta có “con thỏ đằng sau cái rương”.

Quan hệ giữa hai đối tượng đứng im có trường hợp- giới hạn của nó trong hình thức đồng nhất hoá. Thí dụ, khi đứa trẻ nói “chào ông” (“aoua granpère) để ghi nhận sự vắng mặt của ông (Pichon), “chào” được xác định theo công thức (2): “cái này trong hình thức xa rời như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó”. Nói khác, nó là “đối tượng- vắng mặt” được biểu hiện trong một quan hệ đồng nhất hoá với “đối tượng- ông”: “vắng- ông”. Cái nghịch đảo của công thức (16) không tỏ ra phân biệt nhau ở bề ngoài:

C2H2V - C1H1V (16’)

Tuy nhiên, sự liên lạc cử chỉ là nghịch đảo. Thí dụ, ta thấy trong Gvosdec, vào 21 tháng tuổi: “không, bé, bánh” (“niet, naitsik blina”/ non, bébé crêpe). Đứa trẻ đã can thiệp vào một câu do mẹ nó đặt ra cho bố nó: “cho ông ăn bánh xèo nhé?” Câu chức năng “bé bánh” hàm ngụ ở đây một liên lạc cử chỉ song hành với sự liên lạc nổi bật trong câu hỏi của người mẹ:



Ta thấy vì lí do tình thế, sự liên lạc ở đây hoàn toàn khác với sự liên lạc đã thấy ở thí dụ của Pichon “bé tí” (bébé petit”). Nếu ta chỉ định bằng B hình thức hỗn hợp của bé trong sự vận động (giả định) của nó và S hình thức hỗn hợp của bánh xèo, ta có:



“Đối tượng- bé (C2BV) trong quan hệ với đối tượng- bánh xèo (C1V), cái chuyển dẫn về nó, hoặc: “cho bé bánh xèo”. Nếu ta khảo sát trong toàn thể cấu trúc chung của câu chức năng như vừa mới phân tích, ta có thể có hai nhận xét đáng chú ý:

Trước hết, ta có thể nghiệm nhận rằng đối với mỗi cặp công thức đảo nghịch về kết hợp các từ hỗn hợp, những công thức mà ta đã kiến tạo theo cách hệ thống xuất phát từ những công thức ngữ nghĩa đã hoạch đắc về sự chỉ dẫn triển khai, ta cũng sẽ có một hình kép về liên lạc cử chỉ tính mà bản thân nó là nghịch đảo- những liên lạc cử chỉ tính mà bản thân nó là nghịch đảo, - những liên lạc cử chỉ tính được tách gỡ bởi sự phân tích những thí dụ cụ thể. Quả thật nếu ta khái quát hoá các hình liên lạc (les figures de liaison) đã được trình bày về mỗi trường đơn biệt, ta có được bảng sau đây:

Những hình trực tiếp của sự liên lạc cử chỉ tính




Người ta thấy rằng trong mỗi trường hợp hình đảo nghịch của liên lạc cử chỉ tính là từ một sự lộn ngược (retournement) cái hình trực tiếp, tương ứng với sự đảo ngược (renversement) trật tự các từ hỗn hợp được kết hợp- điều này xác minh rõ song hành cơ bản của cử chỉ với lời nói.
Những hình đảo nghịch




Nhận xét thứ hai có thể rút ra là mười hình thức sơ đẳng của câu chức năng mà chúng tôi đã miêu tả với những hình liên lạc tương ứng, có thể được phân bố thành hai loại hình chính, với một loại hình trung gian. Loại hình I, gồm các công thức (12)- (12’) và (13)- (13’), diễn đạt quan hệ của một vận động động tác với một đối tượng, nó chủ yếu không vượt quá nó nội dung ý nghĩa của từ hỗn hợp là cái khi được dùng cô lập đã hàm ngụ một quan hệ như thế rồi. Do đấy mà trong những câu thuộc kiểu loại này, người ta có thể phân biệt một từ chính, tức là từ được hiểu theo nghĩa hành động và nó đã diễn đạt cái cốt yếu của ý nghĩa tổng rồi, và một từ gia phụ (mot adjoint), tức là từ được hiểu theo nghĩa đối tượng và nó chỉ làm có việc cụ thể hoá yếu tố của cái “cái này” trong ý nghĩa của từ thứ nhất. Thí dụ trong “nữa sữa” (“enco lait”) thì cái cốt yếu đã được đặt ra trong “nữa” rồi: “sự vận động trong hình thức sự gia tăng liên can đến cái này” Và “sữa” chỉ làm rõ ràng cái “cái này” đương sự mà thôi.

Loại hình II, gồm các công thức (15)- (15’) và (16)- (16’), ngược lại đem lại một nội dung ngữ nghĩa hoàn toàn mới, nhân vì nó biểu đạt một quan hệ giữa hai đối tượng, hoặc bằng trung gian của một vận động liên can đến cả hai, hoặc trực tiếp giữa hai đối tượng mà cả hai đều đứng im. Cuối cùng các công thức (14)- (14’) thuộc vào một loại hình trung gian, vì một mặt, chúng diễn đạt quan hệ của một vận động với một đối tượng, điều này đưa nó trở lại với loại hình I, song vì mặt khác, quan hệ ấy bản thân nó đã chứa đựng trong một chừng mực nhất định một liên hệ giữa hai đối tượng, điều này đưa nó trở lại, với kiểu loại II.

Chúng ta có thể giả định rằng loại hình I, là kiểu loại hình đơn giản hơn cả, gắn bó với một cấu tạo nguyên thuỷ hơn: hẳn có thể nói đó chỉ là một cục bướu của từ hỗn hợp hiểu theo nghĩa hành động và vẫn là từ chính mà từ gia phụ chỉ làm công việc cụ thể hoá ý nghĩa. Điều này không cản trở hai loại hình không thể cùng xuất hiện gần như trong cùng một lúc, song là thật rằng sự phát triển thực sự của loại hình II, trong đó hai từ được đặt trên cùng một bình diện, hẳn phải chậm trễ hơn chút ít. Ở bé Génia, do Gvosdev khảo cứu, hai loại hình như được trình ra gần như trong cùng một lúc. Nhưng vấn đề chỉ có thể được giải quyết, tất nhiên, bằng một khảo cứu thống kê rộng rãi.



[1]Xem Gesell: “Trẻ nhỏ trong văn minh hiện đại” (Le jeunne enfant dans la civilisation moderne), Paris, 1949, tr.131. Gesell đặt những bước khởi đầu ấy về tranh vẽ vào tháng thứ 15, nhưng đó chắc chắn chỉ là một giới hạn tối thiểu.
[2]Piaget, sdd, tr.64. Quan sát 52.
[3]Pichon, sdd, tr.60.
[4]O.Brunet và I.Lezine, “Sự phát triển tâm lí ở tuổi thơ đầu tiên” (Le Développement psychologique de premiere enfance), Paris, 1951, tr.64.
[5]Ở bé Génia, do Grosdev khảo cứu giai đoạn của câu chức năng bắt đầu từ 19 đến 21 tháng.
[6]Người ta có thể tự hỏi làm sao một đối tượng thực tế là luôn đứng im như một cái rương lại có thể được giả định đang vận động. Chúng tôi sẽ trả lời rằng cử chỉ chỉ dẫn, nhằm vào cái rương, chỉ có thể được triển khai theo một sơ đồ tác động được lập dựng trước đến các đối tượng khác ít nhiều tương tự, nhưng đang vận động.