© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
8.6.2005
Trần Đức Thảo
Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức
10 kì
Ðoàn Văn Chúc dịch
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10 
 
D. Sự tách mình của hình thức và sự ra đời của danh từ

Đến cuối thời kì dự-thành nhân, người ta có thể quan sát thấy ở đứa trẻ những cử chỉ chỉ dẫn triển khai trong đó, lần đầu tiên, sự nhấn mạnh trước hết nhằm vào yếu tố của hình thức. Như trong một quan sát của Piaget, người ta thấy một bé gái con ông, Luciene, 16 tháng tuổi [1] , tìm cách lấy một dây đồng hồ khỏi một vỏ bao diêm trong khi đường mở của vỏ bao diêm này chỉ rộng 3mm. Và do bé không lôi ra được, bé nhìn rất chăm chú đường mở, rồi nhiều lần tiếp theo nhau hé mở ra khép lại chính miệng bé, thoạt tiên nho nhỏ, sau rộng hơn dần. Cuối cùng bé đưa ngón tay vào đường mở hộp diêm, và, đáng lẽ như trước, tìm cách lấy được cái dây, thì bé lại kéo để mở cửa vỏ diêm rộng thêm: bé đã đạt được và lấy được cái dây. Hành vi biểu hiện ở đây gồm một thành phần kép. Trước hết, bằng chiều hướng cái nhìn của mình, đứa trẻ tự chỉ dẫn cho chính nó đường mở của vỏ diêm như là cái “cái này!”. Rồi bằng đường mở miệng phối hợp với cái nhìn ấy, bé phóng ra hình ảnh một sự phóng đại tiềm của đối tượng. Ở đây là một dấu hiệu chỉ dẫn biểu hiện tính triển khai, trong đó sự nhấn mạnh trước hết nhằm vào yếu tố hình thức sự phóng đại đứng ở bình diện thứ nhất của hình ảnh được biểu đạt. Vì hình thức ấy còn chưa hiện hữu, nó được “biểu hiện trên một “cái này vắng mặt”. Vậy ý nghĩa của thành phần thứ hai ấy của dấu hiệu là: “hình thức sự phóng đại (F) của cái này (vắng mặt, như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó”, hoặc FCV. Do đứa trẻ nhìn đối tượng với một sự chú ý đậm đặc và cứ mở to thêm mãi mà chúng ta phải coi cái toàn thể của dấu hiệu như là được thi hành trong hình thức nhấn mạnh. Cái “cái này” thứ hai có thể được viết với sự liên lạc cử chỉ:


nó nói lên rằng: “cái này được biểu hiện với sự nhấn mạnh trong hình thức sự phóng đại của nó như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó”.

Người ta thấy rằng ý nghĩa ấy trình ra cấu trúc:7


Ta gặp lại ở đây, trong thành phần ngữ nghĩa thứ hai, công thức (5), HCV, được trình bày ở đầu phần này, nhưng đến bây giờ mới được ápdụng thực tế lần đầu tiên.

Công thức (19) có thể được coi như một biến hoá của công thức (10) C.CHV: yếu tố của hình thức đã đứng ở hàng hai của thành phần ngữ nghĩa thứ hai, bây giờ đứng ở hàng thứ nhất.

Công thức (10) đã xác định nội dung được biểu đạt của cử chỉ vẽ hình của đứa trẻ 16- 17 tháng tuổi, cử chỉ mà chúng tôi đã diễn giải như là một sự phục hoạt của biểu hiện hỗn hợp nhấn mạnh của hình thức dụng cụ tính, cái đã khiến ra đời sự lao động tu chỉnh trong bước quá độ từ kỳ thứ nhất sang thứ hai của sự phát triển dự- thành nhân trong phát sinh loài: “cái này được biểu hiện với sự nhấn mạnh như là một cái này trong hình thức (H) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó”. C.CHV. Ta đã thấy vị trí của yếu tố hình thức (H) ở hàng thứ hai của thành phần ngữ nghĩa thứ hai (CHV) đã tất yếu kéo theo một sự lẫn lộn nào đó giữa hình ảnh được biểu hiện của hình thức dụng cụ tính với hình ảnh tri giác tính của vật liệu được chỉ dẫn như là cái “cái này!” Sự lẫn lộn ấy quyết định tính cách hỗn hợp của cái toàn thể được biểu đạt, điều này được chứng minh bởi hình thức hỗn hợp của dụng cụ kafouen. Nay, với sự biến đổi được thực hiện với công thức (19), sự lẫn lộn được đẩy lùi, nhân vì yếu tố của hình thức (H) bây giờ tách mình lên hàng thứ nhât của thành phần thứ hai: HCV.

Kết quả là chúng ta có một biểu hiện phân biệt về hình thức, nói khác, lần đầu tiên tính hỗn hợp bắt đầu bị vượt qua.

Đó chính xác là cái ta có thể kiểm tra trong hình vẽ ở đứa trẻ 19 tháng tuổi. Vào tuổi này đứa trẻ đã có thể bắt chước một gạch thẳng, không tính đến chiều hướng, và nó tự phát vạch những gạch rõ ràng và hơi cong cong. Bước tiến được thực hiện ở hình cung gồ ghề, do đứa trẻ vẽ vào 16- 17 tháng tuổi, chỉ ra rằng cử chỉ được cấu tạo thành một biểu hiện phânbiệt của hình thức thẳng hoặc hơi cong cong, điều này hàm ngụ rằng yếu tố hình thức đã bắt đầu được tách ra bằng tự phóng chiếu ở hàng đầu của thành phần thứ hai của ý nghĩa tổng. Vậy ý nghĩa tổng được lập dựng phù hợp với công thức (19): C.TCV, nó nói lên rằng: “cái này được biểu hiện với sự nhấn mạnh trong hình thức thẳng hoặc hơi cong (T) xuất hiện như là của nó trong sự vận động (giả định) của nó”.

Như ta đã thấy ở đoạn trước, hình thức thẳng hay hơi cong có thể được xem như là hình thức dụng cụ tính tiêu biểu nhất. Bước tiến của hình vẽ ở đứa trẻ, từ 16 đến 19 tháng tuổi, vậy là xuất hiện như một phục hoạt sự phát triển của dấu hiệu biểu hiện của hình thức dụng cụ tính đã được bắt đầu trên bình diện hỗn hợp vào cuối kì thứ nhất dự- thành nhân để đi tới trình độ một biểu hiện phân biệt ở cuối kì hai. Một sự phát triển như thế đã phản ánh sự vận động vật chất của các lực lượng dụng cụ, vào cuối kỳ hai dự- thành nhân đã đạt tới bằng đem lại cho bộ phận hữu ích của dụng cụ một hình thức phân biệt một cách thực tại. Quả vậy, cái cử chỉ, vạch vẽ hình thức phải tu chỉnh trên vật liệu, thí dụ hình thức của cạnh phải đẽo đi trên hòn cuội, tóm tắt kinh nghiệm đã thu được từ sự gia công bộ phận hữu ích ấy của dụng cụ. Và vì lẽ sự hoàn tất việc gia công ấy, mà cử chỉ biểu hiện bản thân nó cũng mang một hình thức hoàn tất, hoặc C.SCV, “cái này được biểu hiện với sự nhấn mạnh trong hình thức sắc (S) xuất hiện như là hình thức của nó trong sự vận động (giả định) của nó” Và đó là cái ta gặp lại trong sự kiên quyết và sự rõ rệt của động tác bàn tay đứa trẻ khi nó vạch một gạch thẳng hay hình cung rõ rệt vào khi 19 tháng tuổi, cái tương phản nổi bật với dáng đi do dự và hơi có vẻ dò dẫm của nó lúc 16- 17 tháng tuổi.

Yếu tố của hình thức ở đây còn chưa được tách ra hoàn toàn, nhân vì dấu hiệu chỉ dẫn biểu hiện triển khai, là cái phóng chiếu nó ở hàng thứ nhất, vẫn còn trực tiếp liên đới vào một sự chỉ dẫn đơn giản của vật liệu. Sự tách ra của hình thức được hoàn tất khi dấu hiệu đương sự vận hành theo cách độc lập, điều này cho phép nó đi vào những kết hợp mới. Như quan sát của Piaget dẫn ra trên đây về sự liệt kê thức ăn, ta thấy Jacqueline theo đuổi lời nói của bé với chính bé vừa gọi đến một em gái họ mới đẻ. Bé choạc ngón tay chỏ cách ngón cái vài căngtimét và nói “Bé, bé Istine” Rõ ràng là cử chỉ nhấn mạnh trước hết vào yếu tố của hình thức như là hình thức sự thu nhỏ lại. Vậy ấy là hình thức ấy được tách đứng ở hàng thứ nhất của hình ảnh phóng chiếu với danh nghĩa là ý nghĩa. Yếu tố của “cái này” mới chỉ được vỡ vạc và yếu tố của sự vận động mới chỉ được hàm ngụ đơn giản trong ngay sự xích lại gần [2] nhau của ngón cái và ngón chỏ. Ý nghĩa của từ “bé” vậy là được lập thành theo công thức (5): “Hình thức của sự thu nhỏ (B) của cái này (vắng mặt) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc BCV. “Istine” vận hành như là một từ hỗn hợp được xác định theo công thức (2): “cái này (vắng mặt) trong hình thức mới đẻ (Đ) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả thiết) của nó” hoặc CĐV. Sự kết hợp hai từ vậy là cấu tạo nên một câu chức năng sơ đẳng thuộc một loại hình mới:



nó nói lên rằng: “hình thức thu nhỏ của cái này (vắng mặt) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó được biểu hiện như là sở thuộc vào đối tượng- Istine (CĐV).

Vì câu này là đứa trẻ nói với chính nó, nên ta có thể coi hình thức biểu hiện của nó được gắn buộc đơn giản với ngôn ngữ bên trong. Nếu ta công thức hoá cấu trúc của cái toàn thể, thì ta phải đặt nó trong hình thức trình bày:



hình thức trình bày này xác định sự trình bày một hình thức nhất định (H) như là hình thức của đối tượng được chỉ dẫn (CH1V)

Tất nhiên hình thức này hàm ngụ cái qua lại:



Chúng ta có thể tìm một thí dụ trong một thành phần của câu chức năng triển khai do Piaget nêu ra ở bé Jacqueline 20 tháng tuổi: “Mù khói bố [3] Đứa trẻ đã nhìn qua cửa sổ ra sương mù ở sườn núi. “Khói bố” là một ám chỉ làn khói đang bao bọc bố khi ông hút thuốc. Người ta thấy rằng sự kết hợp ba từ là do từ sự tổng hợp hai câu chức năng sơ đẳng: “Mù khói” và “khói bố”, vậy nó trở về với loại hình tương liên của câu chức năng triển khai, đã được giới thiệu ở đoạn trên với thí dụ: “Châu chấu, hấp- thế bé trai”. Tuy nhiên ở đây trung hạng không được hiểu theo nghĩa hành động, lại ở nghĩa của hình thức, tức là hình thức cuộn cuộn đặc biệt của khói. Ý nghĩa của từ “khói” vậy là được lập thành ở đây theo công thức (5): “hình thức cuồn cuộn (Q) của cái này như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc QCV. “Mù” và “bố” được hiểu theo nghĩa đối tượng theo công thức (2). Vậy nếu như chúng ta chỉ định bằng M hình thức hỗn hợp của sương mù và B hình thức hỗn hợp của bố như đứa trẻ trông thấy chúng trong sự vận động quen thuộc của các đối tượng ấy, chúng ta có những ý nghĩa: C1MV và C2BV. Ta thấy rằng sự kết hợp “mù khói” được xác định theo công thức (20’)



Với “khói bố”, ý nghĩa được lập thành theo công thức (20), với hình thức biểu hiện cho hình ảnh của hình thức cuộn cuộn (Q), nhân vì bố lúc ấy không hút thuốc:



Với sự hoà tan hai phát biểu của từ “khói” trong câu của đứa trẻ, ấy là hình thức của hình ảnh thứ nhất (trình bày) là ưu thắng. Vậy ý nghĩa tổng được lập thành với sự liên lạc hỗn hợp kép:



nó nói lên rằng: “đối tượng- sương mù (C1MV) trong hình thức thành cuộn (Q) sở thuộc nó và sở thuộc đối tượng- bố (C2BV), như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của chúng”.

Ta bắt gặp lại ở đây hình liên lạc qua lại đã được trình bày với công thức (18), chỉ trừ có sự liên hệ giữa hai cực hạng được trung gian hoá bằng một hình thức chức không bằng một sự vận động. Vậy nếu chúng ta gọi cái quan hệ kép đối xứng được lập thành bởi công thức (18) là tương liên động học, thì chúng ta có thể nói đến ở đây một tương liên định thức (corrélation formelle). Người ta thấy ngay rằng kết quả là một sự so sánh: hai đối tượng được chỉ dẫn trong thực tế được so sánh giữa cái này với cái nọ qua sự trung gian của hình thức chung của chúng là thành cuộn. Quan hệ so sánh được nhận thấy trong quan hệ của C1 với C2 trong ý nghĩa của trung hạng, điều mà chúng tôi ký hiệu hoá bằng đặt hai dấu chấm: QC1:2V. Vậy câu đương sự có ý nghĩa:



nó nói lên: “đối tượng- sương mù (C1MV) được trình ra trong hình thức các cuộn (Q) là cái sở thuộc nó giống như sở thuộc đối tượng- bố (C2BV), như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của chúng” Nói khác đi là: “cái sương mù kia là trong hình thức cuồn cuộn giống như bố (khi ông hút thuốc)”. Người ta thấy rằng xuất phát từ sự tách gỡ hình ảnh của hình thức với các cấu trúc (20’) và (20), một cấu trúc so sánh được tạo nên bằng sự dính kết và sự tổng hợp chúng:



Ngày hôm sau, trước vẫn cảnh quan ấy, Jacqueline nói: “mù bố” Tất nhiên dó là một sự nói tắt câu hôm trước: “Mù khói bố” trung hạng đã bị thâu hút vào một trong hai cực hạng. Ở đây, ta có hai diễn giải chính khả thể: “(Mù khói) bố” hoặc “Mù (khói bố)”. Chắc hẳn sự phối hợp thứ nhất là phải, bởi những ngày sau đứa trẻ đã luôn miệng nhắc lại “Mây bố” khi đứng trước các đám mây. Quả là sự thay thế “Mây” cho “Mù” hàm ngụ sự trung gian của một yếu tố chung, tức là hình thức cuồn cuộn hàm chứa trong ý nghĩa của “khói”. Nói khác, khi chuyển từ “Mù khói bố” sang “Mù bố”, thì từ “Mù” đã hấp thụ ý nghĩa của từ “khói”. Vậy là bây giờ nó chỉ dẫn sương mù được trình ra trong hình thức thành cuộn của nó, và đó là dẫn nó đến gần với “mây” từ đó mà có câu “Mây bố”.

Câu tương liên vắn tắt: “Mù bố” vậy là trình ra ý nghĩa “(Mù- khói) bố” hoặc



nó nói lên: “Đối tượng- mù (C1MV) trong hình thức của nó thành cuộn như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó và cũng sở thuộc vào đối tượng- bố” Nói khác: “cái sương mù trong hình thức thành cuộn của nó là giống như bố (khi ông hút thuốc)”.

Từ “Mù” bây giờ biểu đạt: “Sự mù trong hình thức thành cuộn của nó” dẫn đến một sự xích lại gần với “Mây”. “Mây” trước hết là một từ hỗn hợp thông thường, khi hiểu theo nghĩa là đối tượng theo công thức (2), nghĩa là: “cái này trong hình thức hỗn hợp quen thuộc của mây (W) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc câu CWV. Do trong hình thức hỗn hợp quen thuộc của mây cũng có một dáng đi thành cuộn, nên sinh ra một sự lẫn lộn với “mù” trong đó hình thức ấy bây giờ trở thành hiển nhiên: kết quả là có một sự chuyển di ngữ nghĩa trong đó từ “mây” có thêm hình ảnh vừa mới được gia thêm cho ý nghĩa hỗn hợp của từ “mù” tức là sự trình diện của hình thức cuồn cuộn như là một hình thức hạn định (forme déterminée). Hình thức này bây giờ xuất hiện như là chung cho cả ba đối tượng, sương mù, người bố và mây, và có tiềm năng cho cả những đối tượng khác nữa, nhân vì sự chuyển di có thể được lặp lại vô cùng bất tận ở các đối tượng đồng dạng. Vậy hình thức thành cuộn được hạn định như là sở thuộc một số nhiều vô tận những “cái này”, nói khác, sở thuộc một “cái này nói chung” hoặc Cx có thể được đồng nhất hoá với nhiều “cái này” đơn lẻ không bị quy giản vào bất kỳ cái nào trong chúng. Đã đành cái “cái này nói chung” chỉ có thể được biểu hiện mà thôi, nhân vì nó bao ôm một tính số nhiều cái “cái này” vắng mặt. Từ “Mây” vậy là có ý nghĩa: “CWV.QCxV, “cái này trong hình thức hỗn hợp quen thuộc của mây (W) như hình thức ấy xuất hiện trong hình thức thành cuộn (Q) của nó là cái chung giữa nó với các đối tượng khác, như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó”.

Vậy kết hợp “Mây- bố” trình ra ý nghĩa:



nó nói lên: “Đối tượng- mây được biểu hiện trong hình thức thành cuộn của nó là cái chung với những đối tượng khác, nhất là đối tượng- bố, như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của chúng” Nói khác, “mây kìa có hình thức thành cuộn (nói chung) là giống như bố cũng có hình thức thành cuộn (khi ông hút thuốc)”.

Vậy là ở đây chúng ta có một cấu trúc so sánh thứ hai, được xác định bằng công thức:



Cấu trúc này gồm hai hạng chứ không phải ba, sự trung gian được bảo lĩnh trong công thức (21) bởi trung hạng thì đã được nhập nội vào hạng thứ nhất, như thế hạng thứ nhất được giàu thêm một ý nghĩa mới, HCxV, trong đó hình thức trung gian (H) đứng ở hàng thứ nhất như là hình thức chung cho mọi đối tượng đồng dạng nhau, nói khác, như là một “cái này nói chung” Cx. Tuy nhiên, cái hình thức được hạn định như vậy là hình thức chung hãy còn chưa được biểu hiện trong tính khái quát trừu suất của nó, mà mới chỉ trong sự thực hiện đơn lẻ của nó vào đối tượng được chỉ dẫn: C1. Nói khác, chúng ta còn chưa có một hình ảnh khái niệm thức về nó, mới chỉ đơn giản có một hình ảnh điển hình,nhân vì cái điển hình là cái chung với tư cách được thực hiện trong cái đơn lẻ [cái riêng]. Mặt khác, hình ảnh điển hình ấy, bản thân nó còn chưa tự trình ra một cách phân biệt, nhân vì trong cái toàn thể được biểu đạt bởi từ:



sự biểu hiện chung HCxV là liên đới chặt chẽ với hình ảnh hỗn hợp C1H1V, khiến tất yếu sinh ra một sự lẫn lộn giữa hình thức chung (HCx) với hình thức hỗn hợp (H1).

Thí dụ, đối với “Mây” vừa được bàn tới (C1WV.QCxV), thì hình thức thành cuộn được quyết định như là hình thức chung (QCx) ít nhiều bị lẫn lộn với hình thức hỗn hợp về toàn thể của mây (W) như hình thức ấy xuất hiện với đứa trẻ trong sự vận động quen thuộc của đối tượng ấy. Vậy là ở đây ta chỉ còn có một hình ảnh điển hình lẫn lộn. Nói khác, tính hỗn hợp còn chưa được vượt qua. Và chúng ta thấy ở ngay chính công thức của từ (C1HV.HCxV) rằng hình thức điển hình, nói khác là hình thức chung (HCx) với tư cách là được thực hiện trong đối tượng đơn lẻ, C1, sẽ chỉ có thể được tách ra rõ rệt chừng nào hình thức hỗn hợp (H1) chuyển sang trạng thái suy thoái khiến cho hình thức (H) xuấthiện thực tế như là cái duy nhất đáng kể đến. Đó chính là cái sẽ được thực hiện với tính biện chứng của danh từ.

Ở trẻ em vào cuối tuổi dự-thành nhân, khi 20 tháng tuổi, người ta quan sát thấy một ứng xử đặc biệt khơi mào cho bước chuyển sang đoạn tiếp theo: đứa trẻ tìm cách để gọi tên các vật bằng cách hỏi: “cái này là cái gì hả?” Tất nhiên đó vẫn cùng một từ hỗn hợp, “gì gì nè?” mà ý nghĩa được xác định bằng cử chỉ dò hỏi phóng chiếu vào cấu trúc ngữ nghĩa đã đạt được. Đứa trẻ giơ ngón tay vào đối tượng đương sự và đưa mắt về phía người quan sát với một cái nhìn như muốn lần lượt vận động từ người quan sát đến đối tượng được chỉ dẫn và như vậy diễn đạt sự chờ đợi cái tên của đối tượng ấy. Ở trình độ ấy đứa trẻ đã có cấu trúc so sánh. Và do cái danh từ nó chờ đợi phải đem đến thông tin tối đa khả khả thể, mà ta có thể nghĩ rằng nó phải trình bày cấu trúc ngữ nghĩa xác định trong bộ phận thứ nhất của công thức (22) nhân vì nó là công thức phong phú nhất mà chúng ta đã có được cho đến nay chỉ bằng một từ:

(C1H1V.HCxV)

Trong cấu trúc này mà sự chờ đợi quyết định câu hỏi của đứa trẻ, sự dò hỏi, tất nhiên không thể nhằm vào thành phần thứ nhất, C1H1V, nhân vì đó chỉ là một ý nghĩa của sự chỉ dẫn triển khai mà chỉ một từ hỗn hợp bình thường cũng sẽ đủ cho ý nghĩa ấy. Ngay từ lúc khởi đầu của giai đoạn ta đương khảo cứu, bản thân đứa trẻ sáng tạo những từ loại ấy: nó không hỏi về chúng. Sự dò hỏi, xuất hiện vào 20 tháng tuổi, vậy là chỉ có thể nhằm vào thành phần thứ hai của ý nghĩa đương sự: HCxV. Thật vậy, ở đây vấn đề là sự biểu hiện của một hình thức được hạn định như là chung cho một tính số nhiều vô hạn những đối tượng khả thể. Một biểu hiện như thế hàm chứa một tính ổn định xuất sinh từ sự vận động của những so sánh tiền diễn, và nó là tương phản với tính khả biến của hình ảnh hỗn hợp C1H1V trong đó yếu tố hình thức (H1) có thể được cải biến ít hay nhiều tuỳ theo các nhu cầu và hình thức của tình thế hiện tại. Do đó cái danh từ được chờ đợi ở đây phải có một tính cố định không có ở từ hỗn hợp do đứa bé sáng tạo và nó có thể thay đổi theo mỗi hoàn cảnh. Mà tính cố định ấy của danh từ lại chỉ có thể được bằng một sự đồng tình xã hội, nhân vì nó tương ứng với kinh nghiệm về một tính vô số đối tượng vượt xa những khả năng trực tiếp về triển khai tình thế hiện tại. Và đó là khiến đứa trẻ hỏi về cái tên các sự vật.

Gọn lại, cái là vấn đề trong “gì gì nè?” của đứa trẻ và cái danh từ được chờ đợi phải hạn định, nếu không theo cách thực tại thì ít ra cũng là tiềm ẩn, ấy là hình thức (H) của Cx và hình thức này, bằng sự trung gian của Cx, phải được khẳng định là của đối tượng C1, mà C1 thì đã được chỉ dẫn theo cấu trúc hỗn hợp thông thường, C1H1V. Vậy ý nghĩa của “gì gì nè?” có thể được viết:



Dấu hỏi đặt sau H rút ý nghĩa của nó từ cử chỉ dò hỏi nói trên. Động tác ngón tay giơ chỉ vào đối tượng như một cái “cái này” nào đó, C1 mà đứa trẻ đã biết tự xác định cho bản thân nó bằng một hình thức hỗn hợp hoặc: C1H1V . Cái nhìn vào người quan sát và có thiên hướng đảo qua đảo lại giữa người ấy với đối tượng được chỉ dẫn, chờ đợi sự hiện chung mà đứa trẻ đã có cấu trúc định thức: H?CxV. Cái toàn thể của công thức (23) vậy là có thể được phát biểu: “đối tượng được chỉ dẫn ấy trong hình thức hỗn hợp (H1) đang ở trong hình thức nào nói chung?”

Danh từ mà người ta trả lời cho đứa trẻ tất nhiên được đứa trẻ hiểu trong khuôn khổ của bản thân câu hỏi, nói cách khác, nó hiểu cấu trúc ngữ nghĩa một cách lửng lơ:



Như chúng tôi đã chỉ ra ở trên, một ý nghĩa như thế được xác định như một hình ảnh điển hình rối rắm, nhân vì hình thức chung (HCx) được biểu hiện như được thực hiện trên đối tượng riêng lẻ C1, hãy còn ít nhiều ở trong một sự lẫn lộn nào đó với hình thức hỗn hợp (H1). Tuy nhiên khi, vì lẽ cấu trúc qua lại của mọi dấu hiệu ngôn ngữ nói chung, đứa trẻ nhắc lại danh từ ấy bằng phác họa cái toàn thể cử chỉ mà danh từ ấy bao hàm và là cái đem lại cho nó ý nghĩa, thì đứa trẻ có thiên hướng nhấn mạnh vào thành phần thứ hai, HCxV, nhân vì ấy là sự biểu hiện ấy là cái đáp ứng câu hỏi được đặt ra: “gì gì nè?” Kết quả là trong thành phần thứ hai C1H1V, hình thức hỗn hợp (H1) thiên về tự xoá nhoà. Trong sự vận động của các câu hỏi và các câu đáp, cấu trúc ngữ nghĩa của danh từ vậy là được biến hoá theo cách sao cho nội dung hỗn hợp của nó H1V chuyển dần sang trạng thái suy thoái, trong khi nội dung quyết định của nó HCxV chiếm dần vị trí thống trị. Sự biến hoá được hoàn tất khi chủ thể tự đặt ra cho mình câu hỏi để tự trả lời cho bản thân mình.

Như trong quan sát của Piaget, người ta thấy bé Jacqueline, 21 tháng tuổi, tự nói một mình: “cái gì thế này, Jacqueline, cái gì thế này?… Thế (bé làm rơi một thỏi gỗ) Cái gì rơi thế? Một thỏi gỗ”. Tất nhiên cái hấp dẫn đứa trẻ ở đây, từ đầu đến cuối, không phải là thỏi gỗ mà bé đã có về nó một hình ảnh hỗn hợp ít nhiều không chắc do một dấu hiệu chỉ dẫn triển khai được thay đổi tuỳ theo tình thế, mà hấp dẫn bé đúng là thỏi gỗ với tư cách nó thực hiện hình thức của cái khả thủ thao được biểu hiện một cách ổn định như là chung cho tất cả những thỏi gỗ nói chung. Bé tự đặt câu hỏi và tự trả lời cho mình vừa đúng là để ấn định trong chính bản thân bé cái ý nghĩa mới thu được ấy, hay, như người ta thường nói, để “nhớ kỹ trong đầu”. Trong nội dung ngữ nghĩa của danh từ sự biểu hiện ổn định cái hình thức được hạn định như thế này hay thế nọ làm hình thức nói chung vậy là chiếm dứt khoát vị trí thống trị, hình thức hỗn hợp được trực tiếp phóng chiếu bởi cử chỉ chỉ dẫn triển khai bèn chuyển sang trạng thái suy thoái, điều mà chúng ta có thể trình bày bằng viết H1V bằng chữ nhỏ:



Ở đây ta có cấu trúc của danh từ điển hình, như là sự chỉ dẫn đối tượng trong hình thức điển hình phân biệt của nó, như là loại hình mẫu mực. Cái điển hình còn chưa phải là cái chung đúng tư cách, mà là cái chung trong cái đơn lẻ. Tất nhiên, sự hạn định nó đã tạo thành một hình thức đầu tiên trừu suất, nhân vì nó hàm ngụ sự suy thoái của nội dung hỗn hợp h1v gắn bó chặt chẽ với những nét tuỳ tiện của đối tượng và của tình thế, nhưng vẫn chưa phải là sự trừu suất của khái niệm. Quả thật là hình ảnh hỗn hợp ấy mặc dầu suy thoái, vẫn luôn luôn đứng vững, và chúng ta thấy ở công thức (24) rằng sự biểu hiện chung HCxV còn chưa được tách khỏi đó, khiến cho hình thức chung HCx còn chưa xuất hiện trong chính bản thân nó với tư cách là tính cách trừu suất xác định một loại đối tượng, mà chỉ với tư cách là được thực hiện cụ thể trong đối tượng được chỉ dẫn. Vậy là còn sinh ra một lẫn lộn nhất định giữa cái đơn lẻ với cái phổ quát, sự lẫn lộn kéo dài ở đứa trẻ tới một tuổi khá lớn. Như trong một quan sát của Piaget, người ta thấy Jacqueline ở hai tuổi rưỡi chỉ định tất cả các con sên mà bé gặp bằng từ “con sên”. Khi trông thấy một con, bé kêu lên: “Nó đây này!” Cách xa mười mét, bé lại trông thấy một con khác và nói: “Lại con sên” Nhà quan sát đã uổng công khi cố thử làm cho bé phân biệt được con sau với con trước. Đối với bé, như Piaget lưu ý, “những con sên đều là “con sên” tái xuất hiện dưới những hình thức mới”. Đó là “một thứ cá thể mẫu được lặp lại bằng nhiều tiêu bản [4] ”.

Ở trình độ mà ta đi đến ở đây, sự chỉ dẫn đối tượng như là loại hình mẫu, bằng sự gọi tên loại hình, đánh dấu một bước mới quyết định trong bước tiến của nhận thức. Lần đầu tiên, tính hỗn hợp được vượt qua, tất nhiên cục bộ, nhưng thực tại: hình thức chung đã xác định rõ, mặc dầu mới chỉ được xác định trong sự thực hiện đơn lẻ của nó. Và ta đã thấy rằng, trong sự phát sinh loài, ấy chính là sự cấu tạo hình ảnh điển hình ấy đã cho phép tổ tiên dự- thành nhân vào cuối thời kì phát triển của mình đi những bước đầu tiên trong lao động sản xuất, cái đã nâng họ lên giống người dưới hình thức Homo habilis (Người khả năng).

*

Chúng tôi đã chỉ ra rằng sự tách gỡ đầu tiên của hình ảnh về hình thức, đạt được bằng cấu trúc (19) C.HCV, có nguồn gốc trong sự tách gỡ hiện thực của hình thức dụng cụ, khi sự hoàn tất gia công vào vật liệu, vào cuối kỳ hai dự- thành nhân, đã cho phép đem lại cho bộ phận hữu ích của dụng cụ một hình thế thực tế phân biệt. Do đó mà quả thật là, sau đấy, ngay trong khi lao động, cử chỉ hình vẽ, cái phóng chiếu hình thức ấy lên vật liệu phải tu chỉnh, có một sự rõ rệt và một tính kiên quyết mà ta có thể gặp lại trong nét gạch thẳng hay hơi cong cong do đứa trẻ vào cuối tuổi dự- thành nhân vạch ra. Nói khác, trong cấu trúc của sự chỉ dẫn biểu hiện tính hàm ngụ trong cử chỉ ấy, HCV, sự nhấn mạnh trước hết bây giờ nhằm vào yếu tố của hình thức (H). Mà một khi thu được hình mới ấy của cái biểu đạt cái tác nghĩa], nó có thể được lặp lại không chỉ trên bản thân vật liệu, mà còn ở từ một khoảng cách nào đấy. Nói khác, người phát ra dấu hiệu không còn cần phải đến bên cạnh người lao động vụng về để đặt ngón tay lên hòn cuội của hắn và vẽ lên đấy cái hình thức phải đạt được. Người phát có thể cứ ngồi ở chỗ của mình, vạch lên không trung cái đường nét đang cần và chỉ vào mảnh cuội của người kia để bảo hắn thực hiện nó vào đó. Vậy là bây giờ chúng ta có hai dấu hiệu nối tiếp nhau rõ rệt phân biệt nhau: thoạt tiên là một cử chỉ chỉ dẫn biểu hiện vẽ trong không trung hình thức thái chặt của dụng cụ phải tu chỉnh với từ phân tán- hỗn hợp tương ứng mà chúng ta có thể phiên bằng “sắc” hoặc SCV, tiếp theo là một dấu hiệu chỉ dẫn triển khai được ngoại hiện bằng một từ khác phân tán- hỗn hợp mà ta phiên bằng “đá cuội”, hiểu theo nghĩa là đối tượng “cái này trong hình thức hỗn hợp của đá cuội (A) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc CAV. Vậy chúng ta có một câu chức năng sơ đẳng, “sắc đá cuội” và câu ấy nghĩa là:



“hình thức sắc (S) của cái này (vắng mặt) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó, được bỉeu hiện với sự nhấn mạnh vào đối tượng- đá cuội (CSV)” Nói cách khác, “trong hình thức sắc, hòn đá này!”.

Ta gặp ở đây cấu trúc (20) đã được phân tích trên kia về câu hỏi của đứa con Piaget: “Bé, bé Istine” vừa làm dấu hiệu, cũng trong không trung, sự biểu hiện quyết định của hình thức sự thu nhỏ lại, bằng khép ngón tay cái lại gần ngón chỏ vài xăngtimét. Sự khác biệt duy nhất chỉ ở kỳ thuỷ đó là một sự triệu gọi cốt để đảm bảo cho lao động tập thể tính chất quen thuộc của nó, trong khi ấy đứa trẻ chỉ làm có việc là hoạt động để làm chủ một cấu trúc thừa hưởng ở quá khứ tổ tông, khiến cho câu của nó được phát biểu trên thức trình bày (mode indicatif) tuy nhiên vẫn còn giữ lại cái gì đó của sự nhấn mạnh nguyên thuỷ, nhân vì từ “bé” được nhắc lại.

Về sau này, dấu hiệu biểu hiện được hạn định của hình thức dụng cụ đã có thể can thiệp vào sự lựa chọn vật liệu. Người lao động dự- thành nhân chỉ dẫn lẫn nhau, những mảnh đá ít nhiều có thể có hình thức thái chặt, vừa nói: “Đá sắc”. Chúng ta có câu đảo ngược của câu trên, bằng một giọng ít nhấn mạnh hơn, thì cử chỉ biểu hiện hình thức sắc có thể được phác thảo cách đơn giản:



Ta gặp lại ở đây cấu trúc đối xứng (20’) với hạng thứ hai trong hình thức biểu hiện, hoặc xuýt xoát một đồng đẳng của: “mù khói” nó tạo nên thành phần thứ nhất của câu chức năng so sánh của đứa con Piaget: “Mù khói bố” Khi bắt đầu vào lao động, những Người vượn nam phương tiến hoá của cuối giai đoạn kafouen đã có thể động viên lẫn nhau bằng nhắc lại vẫn một câu: “Đá sắc” với một giọng mệnh lệnh cách nhấn mạnh vào hình thức sắc [thái chặt]. Ý nghĩa bèn được viết:



nó nói lên: “Đối tượng- đá (CAV) được biểu hiện với sự nhấn mạnh trong hình thức sắc (S) là cái phải sở thuộc vào nó, như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” Nói khác: “hòn đá này trong hình thức sắc!”

Ở Người vượn nam phương, những con đực đứng tuổi, kết hợp kinh nghiệm với sức mạnh, tất nhiên đã có uy tín và quyền lực, như ta thấy điều ấy đã có ở những Vượn người. Vậy là những người vượn trẻ căn cứ vào họ mà tự hướng dẫn mình khi nhóm bắt đầu đi vào việc tu chỉnh dụng cụ. Những người đi trước ấy chắc chắn đã là đối tượng của sự triệu gọi đặc biệt: một từ phân tán- hỗn hợp, mà ta có thể phiên bằng từ do đứa trẻ dùng để gọi những người lớn có dáng vẻ giống đực: “bố bố”. Trong sự gia công các hòn đá, những lao động trẻ bối rối vậy là đã có thể kẻ này chỉ dẫn cho kẻ nọ lấy khuôn mẫu là cái dụng cụ đã tu chỉnh bởi một tay săn có kinh nghiệm, vừa nói: “Sắc bố”. Từ “sắc” thoạt tiên được hiểu theo nghĩa đối tượng: “cái này trong hình thức sắc (S) như hình thức ấy xuấthiện trong sự vận động (giả định) của nó”, hoặc CSV. Nhưng với sự hoạch đắc dấu hiệu biểu hiện được hạn định hình thức dụng cụ, đã không cần phải đưa ra đích cái mẫu- sắc nữa. Đã chỉ cần cử chỉ vẽ hình trong không trung mà chúng tôi vừa miêu tả, với từ “sắc” theo sau là “bố”. “Sắc” bây giờ được hiểu theo nghĩa là “hình thức sắc” (S) của cái này như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó”, hoặc SCV. Ý nghĩa còn mang tính trình bày nhân vì cái mẫu- sắc của “bố” vẫn còn đó. “Bố” giữ nghĩa là đối tượng: “cái này trong hình thức hỗn hợp quen thuộc của bố (B) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc CBV. Vậy “Sắc bố” bây giờ là một câu chức năng trong cấu trúc (20):



nó nói lên rằng: “hình thức sắc của cái này như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó, được trình bày như là sở thuộc của bố (khi ông gia công vào hòn đá của mình)” cũng như ở đứa con của Piaget, thành ngữ “khói bố” đã được xuất hiện với ý nghĩa: hình thức thành cuộn được trình bày như là sở thuộc vào bố (khi ổng hút tẩu thuốc) “Sắc bố” vậy là có thể được dịch xuýt xoát: “hình thức sắc của hòn đá của bố” Người ta có thể nhân đây chú ý thấy rằng sự lẫn lộn diễn ra ở đây giữa “bố” và “hòn đá của bố” là hoàn toàn bình thường ở trình độ hỗn hợp. Như trong tư liệu của Gvosdev, người ta thấy bé Génia dùng cùng một từ “tota” để chỉ hoặc cô của bé, hoặc cái rổ của cô.

Câu chức năng, mới hoạch đắc, đã có thể kết hợp về sau với câu mà những tay săn đã có thói quen nói khi bắt tay vào công việc tu chỉnh hòn đá: “Đá sắc” Thực tế là nếu như trong khi gia công, một người vượn trẻ thấy bị bối rối, thì những người khác có thể khuyến khích anh ta bằng nhắc lại với anh ta: “Đá sắc” và vừa thêm vào để nói cho rõ: “Sắc bố”.

Ý nghĩa tổng được viết bằng lượng hoá những cái này thành C1 và C2 để phân biệt hòn đá của người lao động trẻ tuổi với hòn đá của người “bố”.



nói cách khác: “Hòn đá này, trong hình thức sắc! Hình thức sắc của hòn đá của bố”.

Về sau, hai câu kết hợp ấy đã có thể được nhắc lại vào cuối khi gia công, để nhấn mạnh sự thoả mãn của những người lao động trẻ tuổi trước kết quả lao động của họ. Câu thứ nhất bèn trở thành trình bày đơn giản hòn đá được gia công trong hình thức sắc của nó, và ta có ý nghĩa tổng là:



có thể được dịch ra là: “Hòn đá này là trong hình thức sắc, cái hình thức sắc của hòn đá của bố”.

Bây giờ thì hai phát triển của từ “sắc” đều chính xác có cùng một nội dung ngữ nghĩa áp dụng vào hai hòn đá, hai phát biểu hoà lẫn vào nhau và câu được qui giản vào chỉ một: “Đá sắc bố” là cái đồng đẳng chính xác của câu so sánh của đứa con Piaget: “Mù khói bố”. Vậy ý nghĩa được lập dựng theo cùng cách theo cấu trúc (21):



nó nói lên: “đối tượng đá (C1AV) được trình bày trong hình thức sắc (S) là cái sở thuộc nó cũng như sở thuộc đối tượng- bố (C1BV), như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của chúng”. Nói cách khác: “Hòn đá này là sắc như hòn đá của bố”.

Một khi hoạch đắc cấu trúc so sánh ấy, nó có thể được thu ngắn lại bằng tỉnh lược trung hạng, nhân vì trong sự so sánh dấu nhấn đã được đặt vào hai cực hạng. Chủ thể của sự so sánh tức là hòn đá của tay săn trẻ tuổi thu hút hình ảnh của hình thức sắc, nhân vì thực tế là nó đích xác vừa mới có hình thức ấy, và ấy là hòn đá trong hình thức sắc của nó được so sánh với khuôn mẫu của nó ở người đi trước. Vậy chúng ta có câu thu ngắn: “Đá bố” theo nghĩa là “(Đá- sắc) bố” là cái đồng đẳng của “Mù bố” của đứa con Piaget. Vậy nên ý nghĩa là tương tự:



nói khác: “Đá này trong hình thức sắc của nó là giống như đá của bố”.

Sự so sánh này được những người vượn trẻ tuổi lặp lại khi họ kế tiếp nhằm vào những hòn đá khác nhau mà họ vừa gia công. Và do họ nhất trí với nhau về dấu hiệu hài lòng ấy mỗi khi hết một buổi lao động, nên hình ảnh của hình thức sắc được đem lại tăng thêm mãi cho một số nhiều vô tận chế bản. Vậy hình ảnh ấy thiên hướng tách mình ra khỏi những đường nét tuỳ tiện của nhiều tình thế đơn lẻ khác nhau và như thế càng trở nên biểu hiện của hình thức sắc của những hòn đá đẽo nói chung. Sự so sánh đương nói đây cứ được lặp đi lặp lại mãi, vậy là cái thiên hướng có cấu trúc (22) được xác định ở trên bằng câu của đứa trẻ: “Mây bố” hoặc:



Người ta biết rằng ở trình độ hỗn hợp, cùng một đối tượng có thể dễ dàng thay đổi tên gọi. Thí dụ trong một quan sát của Konnikova, một trẻ em 17 tháng tuổi gọi ngựa gỗ của nó là “no” rồi “liaka”. Khi “liaka” đã thay thế như vậy cho “no”, nó gần như chiếm ngay chỗ của “o-o-o” là cái tên vẫn được dùng để chỉ cái xe hơi và thay thể cả “dindin” vẫn được dùng để chỉ tàu điện. Người ta thấy sự thay đổi tên gọi tương ứng với sự xuất hiện một hình thức mới của cử chỉ ngầm ẩn chỉ dẫn triển khai, cái hình thức bây giờ bao bọc cả hình thức của xe hơi và của tàu điện như đứa trẻ trông thấy chúng trong sự vận động quen thuộc của các đối tượng ấy.

Vậy ta có thể nghĩ rằng ở những Người vượn phương nam lao động trẻ tuổi tiến hoá vào

cuối giai đoạn kafouen, ý nghĩa mới: thiên hướng xuất hiện trong sự vận động lặp lại những so sánh, đã đi đến tự ấn định mình bằng một từ phân tán- hỗn hợp mới. Ta có thể phiên từ ấy bằng “chopper”, cái rìu được xác định ở đây như là hòn đá đã được gia công biểu hiện trong hình thức sắc là cái chung giữa nó với những hòn đá khác cùng loại. Vậy bây giờ chúng ta có câu so sánh mới: “Rìu bố”, là câu đồng đẳng với câu đứa trẻ: “Mây bố”. Ý nghĩa, đã được dựng ở trên theo công thức (22), có thể được phiên thành: “Cái rìu này, có hình thức sắc như những cái rìu khác, là như rìu của bố”, hoặc nữa: “Cái rìu này, có cái hình thức sắc (nói chung) là như rìu của bố”.

Ở đây ta có một cấu trúc mới của từ, hãy còn hỗn hợp tính, nhưng đã bắt đầu được khu biệt.

Quả khi ta khảo sát ý nghĩa của “Rìu” như ý nghĩa ấy vừa mới được tạo thành (C1AV.SCxV), ta thấy ngay rằng sự có mặt của sự biểu hiện chung SCxV thiên về ngăn cản ý nghĩa hỗn hợp C1AV không cho nó chuyển sang một biểu thức khác của sự chỉ dẫn triển khai. Bởi hình thức sắc (S) bây giờ xuất hiện như là một hình thức chung được thực hiện trong đối tượng đơn lẻ C1, nói khác là một hình thức ít nhiều điển hình, là cái, trong hình thế riêng lẻ của nó, ngầm quy vào một tích số nhiều vô hạn những đối tượng khả thể của hòn đá đã gia công, được biểu đạt bằng từ “Rìu” nói chung không trượt sang một nghĩa hành động hay đối tượng đang vận động nữa, trừ phi vì một lẽ nào đó mà phần hỗn hợp C1H1V lại thắng khiến cho từ “rìu” lại thiên về tái trở lại thành một từ hỗn hợp thông thường như “hòn đá”, như ta đã định nghĩa nó, cái hẳn sẽ cho phép yếu tố của sự vận động đứng hàng đầu hay hàng thứ. Nói cách khác, từ “rìu” bắt đầu được chuyên biệt hoá trong nghĩa là đối tượng đứng im, có nghĩa là nó bắt đầu tự khu biệt thành thể từ (substantif).

Cấu trúc mới xuất hiện như thế trong sự phát triển của lao động tu chỉnh dụng cụ lan rộng đến nhiều đối tượng khác nhau được trình ra trong toàn thể sự lao động dự- thành nhân. Vậy là được tạo thành những từ mới, chúng chỉ dẫn trong một chừng mưc nào đó những đối tượưng ấy trong hình thức ít nhiều điển hình của chúng. Bước tiến ấy có thể được gặp lại trong sự phát triển đột ngột về từ vựng diễn ra ở trẻ em vào 19-20 tháng tuổi. Những từ mới ấy thiên hướng trượt khỏi hiện tượng nhiều nghĩa của những từ hỗn hợp thông thường, nhân vì một mặt, thông thường, chúng được hiểu theo nghĩa là đối tượng đứng im, mặt khác, hình thức (H) được trình bày trong hình ảnh ít nhiều điển hình của nó không còn nữa tính dễ biến chất (la labilité) của yếu tố hình thức trong hình ảnh được biểu đạt bằng từ hỗn hợp thông thường. Chúng ta đã thấy được thực tế là hình thức trong đó từ chỉ dẫn đối tượng với sự vận động của nó là khả biến tùy theo tình thế. Như “bố” có thể chỉ định những người hút tẩu thuốc, giơ tay cho đứa trẻ, xuất hiện ở cửa sổ, v.v… (Piaget) “Papo” có thể quan hệ đến bất kì hình thức nào trong vận động hay trong đối tượng liên can đến sự dạo chơi (Bourjade). “Tota” được áp dụng vào cô, dì cũng còn vào cái rổ của cô, dì (Gvosdev) Với cấu trúc như đã được sinh ra từ sự vận động của những so sánh về đối tượng qua trung gian của một hình thức chung, cấu trúc ấy có hình của một hình thức ít nhiều điển hình, cái hình thức gắn nối từ vào với sự vật một cách độc lập với tình thế trực tiếp. Vậy ta có thể coi từ ấy như là một danh từ, nhân vì nó chỉ định sự vật trong bản thân nó. Tuy nhiên, đó vẫn còn là một danh từ chức năng (nomfonctionel) Sự thật, chúng ta đã nhận xét thấy trong công thức ngữ nghĩa của nó (C1H1V- HCxV) hình thức điển hình (H) vẫn còn trong một sự lẫn lộn nào đó với hình thức hỗn hợp (H1). Vậy là chúng ta còn chưa thực tại vượt qua trình độ hỗn hợp, và đứng trước mỗi đối tượng được chỉ dẫn, hình ảnh điển hình đều phải tự tái tạo theo cách rối rắm nhiều hay ít. Tóm lại, danh từ chức năng vẫn còn chỉ chỉ định đối tượng trong hình thức điển hình lẫn lộn của nó. Trong khi ấy, sự có mặt của nội dung mới kia đã đủ làm nảy sinh vấn đề từ trước đến nay chưa được đặt ra.

Hãy giả định là các tay săn Người vượn nam phương của cuối giai đoạn kafouen trông thấy ở đằng xa một đối tượng giống với một cái cây cũng giống với một con khỉ đầu chó. Trước đây, trong một tình thế như vậy họ đã có thể sử dụng một dấu hiệu chỉ dẫn triển khai, dấu hiệu này, vì tính không chắc chắn của hình ảnh hỗn hợp được biểu đạt, đã nhằm vào đối tượng một cách không phân biệt hoặc trong hình thức sự vận động quen thuộc của con khỉ đầu chó, hoặc của cái cây: tất cả đã tuỳ thuộc ở thái độ của chủ thể vào lúc ấy, nhân vì hắn chẳng có một tiêu chuẩn nào khác cao hơn. Như trong một quan sát của Piaget, người ta thấy bé Jacqueline 18 tháng tuổi nói “anine” (con ếch) khi nhìn vào một vết trên một bức tường: bé hẳn rất có thể chỉ dẫn dấu vết ấy theo một hình thức khác nhau, bằng một từ khác. – Nhưng bây giờ thì cấu trúc mới của danh từ chức năng đã được xác lập, những Người vượn nam phương đã phải dùng những danh từ hạn định cho khỉ đầu chó và cái cây nhân vì đó là những đối tượng của lao động hằng ngày. Và vì những danh từ ấy chàm chứa hình ảnh ít nhiều điển hình của hình thức con khỉ đầu chó (K) và của cái cây (L) nên chủ thể không thể sử dụng chúng một cách không phân biệt được nữa trong tình thế tương đương của hắn. Đúng là đó vẫn chỉ là những hình ảnh điển hình lẫn lộn. Nhưng trong sự nghiêm túc của tình thế sinh học, chúng thiên hướng loại trừ nhau, nhân vì chúng triệu gọi đến những ứng xử khác biệt. Và do chủ thể không đi đến chọn lựa được một giữa hai, chỉ còn lại cho hắn là nói ra cả hai danh từ liên tiếp. Tất nhiên đó là hai âm phân tán mà ta phiên là “Babouin” với ý nghĩa:




và “cây”:



Thành phần ngữ nghĩa thứ nhất được viết cùng cách trong cả hai ý nghĩa bởi những khác biệt cá thể có được đưa vào hình ảnh hỗn hợp của hình thức (H1) là không quan trọng, nhân vì các hình thức hỗn hợp chuyển dễ dàng từ các hình thức này sang các hình thức khác. Nhưng các hình thức điển hình biểu hiện, cả khi lẫn lộn, đòi hỏi một sự lựa chọn: A hoặc B, “cây” hoặc “khỉ đầu chó” Và do các tay săn không phải bao giờ cũng lựa chọn được, họ nhìn lẫn nhau, rồi lại đưa mắt nhìn vào đối tượng, và cứ như thế, vừa nhắc đi nhắc lại hai danh từ đương sự. Trong động tác luân phiên ấy của cái nhìn kèm theo sự nhắc lại các danh từ, một ý nghĩa mới được lập thành. Quả vậy, cử chỉ và lời nói thiên hướng đi vào sự nhất trí, nói khác, sự kế tiếp hai danh từ thiên hướng hoà nhịp với sự đảo qua đảo lại của con mắt. Vậy là chủ thể đi đến vừa nói, thí dụ: “cây”, vừa nhìn thẳng vào đối tượng và “khỉ đầu chó” vừa nhìn vào bạn săn của hắn. Do đó có một dao động song song giữa hai hình ảnh được phóng chiếu với tư cách là ý nghĩa:



Ta thấy ngay rằng trên hai hình ảnh thay phiên ấy các yếu tố đồng nhất lẫn lộn vào nhau, khiến cho sự dao động chỉ tiếp tục giữa các hình thức ít nhiều điển hình của cái cây và của con Khỉ đầu chó, L và K:



Sự dao động ấy, được ngoại phóng giữa các hình thức được biểu đạt L và K, xác định ý nghĩa của sự vận động biểu đạt như là cử chỉ dò hỏi. Về sau, cái cấu trúc, vừa mới xuất hiện có thể lan toả sang những hình thức khác tương đối điển hình, hoặc L (cây), K (Khỉ đầu chó), U (Hươu sao) v.v… Khi ấy sự vận động thay phiên cái biểu đạt bèn thiên hướng được ngoại phóng trong một hình vòng quanh:



Do chính hình này cũng là cái được ký hiệu hoá một cách trực giác bằng dấu hỏi (?) mà ta có thể viết ý nghĩa tổng là:



Cuối cùng, trong những tình thế hoàn toàn lập lờ, cử chỉ dò hỏi thiên hướng đi vòng một lượt tất cả các hình thức ít nhiều điển hình mà chủ thể có trong sự biểu hiện của hắn, và chúng tôi chỉ định chúng trong tính toàn thể của chúng bằng H. Vậy ý nghĩa dò hỏi được viết là:



Ta gặp lại ở đây công thức (23) đã dùng để xác định “gì gì nè?” cái xuất hiện ở trẻ em vào cuối tuổi dự- thành nhân, vào lúc chợt bước sang giai đoạn tiếp theo. Ta có thể nghĩ rằng trong sự phát sinh loài, sự cấu tạo cử chỉ dò hỏi vào cuối thời kỳ Kafouen cũng được hoàn tất bằng sự hình thành một từ mới, một âm thanh phân tán mà ta cũng phiên là “gì gì nè?” và từ ấy thực thao sự chuyển tiếp giữa danh từ chức năng sang danh từ điển hình, như là từ đầu tiên được khu biệt.

Quả thật, một khi được cấu tạo nên, từ “gì gì nè?” đã có thể tham gia cảnh kết thúc của những buổi tu chỉnh dụng cụ, trong đó ta đã thấy những Người vượn nam phương trẻ tuổi tự đem lại cho mình một bằng chứng hài lòng khi so sánh những hòn đá họ gia công với những người lớp trước: “Rìu bố”. Cảnh tượng ấy có thể bị biến hoá, bởi một khi đạt được danh từ chức năng “Rìu” thì sự qui chiếu vào khuôn mẫu của “bố” đã bị vượt qua một cách tiềm thế. Trong và sau sự gia công dụng cụ, các tay lao động trẻ đã có thể cùng lắm là dựa một cách đơn giản vào hình ảnh tương đối điển hình của hình thức sắc do danh từ ấy gợi lại. Và đó đích xác là cái đã diễn ra khi họ phải đẽo hòn đá của họ mà không có mặt những người trước. Họ đã không có một nguồn nào khác, quả thật thế, trong những hoàn cảnh như vậy, là nói “rìu” và một khi dụng cụ đã được gia công, họ nhắc lại cũng danh từ ấy để xác nhận sự thành công. Tuy nhiên vì trong hình ảnh tổng do danh từ ấy gợi lại và nó đã hướng dẫn lao động tu chỉnh, (C1ƯV, SCxV) vẫn còn một sự lẫn lộn nhất định giữa hình thức điển hình của hình thức sắc (S) với hình ảnh hỗn hợp của hình thức hòn đá (A) nhân vì “chopper” hãy còn là một danh từ chức năng, do đó khuôn mẫu được biểu hiện mà những thợ trẻ phải tạm bằng lòng ở đây là không được rõ rệt như khuôn mẫu họ có trong những buổi lao động thông thường, trong đó họ đã tự hướng dẫn theo cùng một hình ảnh những quan hệ cụ thể với những cái rìu của người trước. Vậy hắn có thể có tự đưa ra những trường hợp mà sự gia công không tốt đến khiến khó nhận ra trên kết quả của sự lao động cái hình thức ít nhiều điển hình hắn phải thực hiện. Vậy chủ thể không thể tự đem lại cho mình dấu hiệu của sự thoả mãn nói trên, nói khác, hắn không thể gọi tên được cái dụng cụ- giả hắn vừa mới làm ra. Và do hắn đang lúng túng nên người bên cạnh tham gia với cái từ đã được quen dùng ở Người vượn nam phương vào cuối thời kỳ kafouen khi đứng trước những tình thế tương đương thuộc loại ấy: “gì gì nè?” Người gia công vụng về không thể trả lời gì khác là nhắc lại cho chính bản thân hắn bắt đầu lại công việc và cuối cùng đạt được một lưỡi sắc thích hợp. Nhưng vẫn còn do hiệu ứng của sự thất bại trước, hắn lặp lại lần nữa câu hỏi ấy một cách rụt rè với vẫn người bên cạnh nọ: “Gì gì nè?” và người kia gật đầu thừa nhận cái dụng cụ: “rìu”. Chủ thể lặp lại danh từ ấy với sự thoả mãn và, trong niềm vui của sự thành công, hắn nói lại cho mình nghe vừa cả câu hỏi lẫn câu trả lời “gì gì nè?… Rìu!”

Ở đây ta có một sự đầu tiên có ý thức về dụng cụ trong hình thức dụng cụ hạn định như là hình thức điển hình trong một sự ý tưởng hoá (idéalisation) lần đầu tiên trình bày nó [hình thức điển hình] một cách phân biệt. Thực tế là do chủ thể nói với chính hắn xuất phát từ hình ảnh dư tồn của người bên cạnh, là kẻ nguyên đặt ra câu hỏi và đưa ra câu trả lời, nên chủ thể có đồng thời hình ảnh hắn trong hình ảnh kia [ dư tồn] của người khác mà hắn đồng nhất hoá nó vào trong nghiệm sinh của bản thân hắn. Mà bản thân quá trình của một sự có ý thức như thế thì nêu bật lên hình ảnh điển hình hàm ngụ trong ý nghĩa của danh từ. Quả thật do câu hỏi chủ thể nhắc lại với đích hắn, đích xác nhờ vào hình thức sắc (S) hạn định như là hình thức chung, nên chính hắn nhấn mạnh vào sự biểu hiện của hình thức ấy: trong cái toàn thể cử chỉ tình ngầm ẩn ở dưới danh từ mà hắn dùng để tự trả lời mình, khiến cho yếu tố của hình thức hỗn hợp của hòn đá (A) chuyển sang trạng thái suy thoái. Vậy bây giờ ý nghĩa của “rìu” có cấu trúc:



Nội dung hỗn hợp của hình ảnh hòn đá (av) bây giờ có thể được coi như ít nhiều không đáng chú ý, và ấy rõ rệt là trong hình thức sắc hạn định như là hình thức chung thực hiện trên hòn đá đơn lẻ ấy, mà chủ thể tự chỉ dẫn cho bản thân hắn. Nói khác, hắn tự chỉ dẫn cái dụng cụ ấy một cách phân biệt trong hình thức điển hình của nó. Người ta sẽ chú ý thấy hình thức điển hình phân biệt ấy còn chưa thực sự hiện hữu trên hòn đá gia công nhân vì trong lao động tu chỉnh, người lao động, với danh từ chức năng “rìu” chỉ có một hình ảnh điển hình lẫn lộn. Một cạnh đạt được như thế trên cái rìu hiện thực vậy là đã chỉ có thể trình ra một hình thức tương đối ổn định. Nhưng vì lẽ sự có ý thức đã miêu tả trên, cái rìu còn hơi chưa đều đặn ấy được chỉ dẫn cách lý tưởng trong hình thức điển hình phân biệt, nói khác, trong hình ảnh một lưỡi sắc hoàn toàn đều đặn. Thực tế, trong sự vận động đã từng trải của cuộc đối thoại với bản thân, do tính cố ý của “gì gì nè?” đã nói trên, chủ thể không kể đến nội dung hỗn hợp (h1v) được chuyển sang trạng thái suy thoái, khiến hắn còn coi như những chỗ không đều đặn thực tế của lưỡi sắc thực tại phản ánh trong một nội dung hỗn hợp ấy, để tự chỉ dẫn dụng cụ cho chính hắn một cách phân biệt trong hình thức sắc điển hình lý tưởng của nó.

Sự có ý thức vừa nói đó mới chỉ được trình ra cách rời rạc, nhân vì nó được gắn liền vào tình thế đơn lẻ của một lao động trẻ tuổi ít khéo léo. Tuy nhiên, do có thể mỗi người ít nhiều không đạt được công việc của mình nên cấu trúc vừa nảy sinh trở thành phổ quát. Và đến một lúc nào đó các tay săn có thói quen, mỗi khi gia công xong các hòn đá, đặt ra câu hỏi: “gì gì nè?” và tất cả đều đồng thanh trả lời cho nhau và mỗi người trả lời cho chính mình: “Rìu!” Trong một sự có ý thức tập thể như thế, cấu trúc mới ngữ nghĩa được xác nhận cho toàn thể nhóm, nói khác, danh từ chức năng của dụng cụ được trở thành một danh từ điển hình cho cả nhóm sử dụng.

Cuối cùng khi cảnh ấy đã được lặp lại đủ để được tích hợp vào hình ảnh dư tồn của nhóm mà mỗi người mang trong mình, nó khơi ra một sự có ý thức cá nhân là cái đặt dấu hiệu mới thuộc vào sự sử dụng của chủ thể đơn lẻ, khiến cho cấu trúc của hình ảnh lý tưởng trở thành một hoạch đắc tâm lý từ đây trở đi sẽ vận hành bình thường trong ngay tri giác về đối tượng và như thế là sẽ cho phép giải quyết xong một hoạt động sản xuất.

Chúng tôi đã phân tích ở trên sự đối thoại nội tại, tuy nhiên lại được phát biểu to tiếng, trong đó đứa con của Piaget đã nói một mình với chính bé: “cái này là cái gì, Jacqueline, cái này là cái gì?… Môt thỏi gỗ.” Ta có thể tìm thấy lại nguồn gốc của những lời lẽ ấy trong đối thoại mà tổ tiên người vượn ở bước cuối cùng của sự phát triển đã nói với chính mình, trong một lúc tĩnh tâm vừa ngắm nghía cái dụng cụ bằng đá đẽo mà lưỡi đã gần như đạt được một hình thức đều đặn thường xuyên. Cuộc đối thoại nội tâm ấy, cũng được phát biểu to tiếng, đã là sự hồi suy, trong đó tổ tiên đã hoàn tất việc ấn định trong ý thức kinh nghiệm tích tụ hàng trăm ngàn năm lao động thích nghi bằng danh từ điển hình, và như thế chuẩn bị tiếp cận loài người bằng mở ra sự chuyển sang lao động sản xuất: “gì gì nè? người săn, gì gì nè?… Rìu!”.



[1]Piaget: “La naissance de l’intelligence chez l’enfant” (Sự ra đời của trí tuệ của trẻ) p.8, 1948, tr.293- 294
Ta đã thấy ở trên, trong những quan sát về bước khởi đầu của sự biểu hiện, Luciene ở 13 và 15 tháng tuổi đã trình ra những ứng xử mà Jacqueline chỉ có khi 18 và 19 tháng tuổi. Vì cái toàn thể sự phát triển của Jacqueline vẻ như bình thường, nên ta có thể giả định rằng tuổi 16 tháng ở Luciene tương ứng với một trình độ gần 19 tháng.
[2]Bản của Piaget viết là đứa trẻ “choạc ngón tay chỏ bên phải ra cách ngón cái vài căngtimét”. Tuy nhiên do bé cứ để bàn tay trong tư thế ấy một lát đủ để nhắc lại: “Bé bé…” nên người ta cũng có thể coi cử chỉ biểu đạt trong hình thức sự… … xích lại gần nhau giữa ngón cái và ngón chỏ, sự xích lại gần được phóng chiếu trên hình ảnh được biểu đạt trong hình thức sự thu nhỏ lại của đối tượng được biểu hiện, như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó.
[3]Piaget: “Sự kiến tạo cái hiện thực ở đứa trẻ” p.258- 259
[4]Piaget: “La formation du symbole chez l’enfant” (Sự cấu tạo biểu tượng ở trẻ em) tr.239-240