trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
15.8.2007
Vũ Giản

Cám ơn “Một độc giả” (10.8.2007) đã đưa link của bài tôi viết (“Đôi điều về ngưởi Việt quốc gia tại Mỹ, và những vấn đề khác”) đăng lại trên Vietnam Review (17.7.2005) về thu thập của Việt kiều Mỹ năm 2000, theo Cục Thống kê Mỹ (US Census Bureau).

Ngoài ra, ở Mỹ cũng có những tài liệu về thu thập của cộng đồng Mỹ gốc Á, do những tổ chức khác, như American Community Survey (ACS mà Phong Uyên đã đưa ra trong bài viết); Cục Điều tra Dân số Mỹ đưa ra (vào tháng 2/2007) 1 bản khảo sát về các cộng đồng người châu Á ở Mỹ.

Hàng năm, Ngân hàng Thế giới, và IMF đưa ra những thống kê về GDP của nhiều nước trên thế giới, mà Phong Uyên cũng có thể trích dẫn, thay vì quả quyết là “GDP của Việt kiều Mỹ chỉ bằng ¾ người Mỹ...”

Thật ra, Việt kiều ở các nước Âu châu có thu thập khác nhau, theo mức của nước nơi họ sinh sống. Như năm 2006, theo World Bank, người dân Na Uy có thu thập GDP 70.400 USD/per capita, cao nhất thế giới, vì nước này có dầu hoả, và ít dân (10 triệu). Sau đó là Thuỵ Sĩ, được xếp hạng thứ 2, với 53.440 USD, dù không có dầu hoả, hay tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ trông vào “chất xám” để phát triển (đọc bài “Từ núi non, ra biển lớn” báo Người viễn xứ). Thứ 3 là Ireland, với 52.940 USD, rồi tới Mỹ, với 44.180 USD, cao hơn con số 43.444 USD của IMF mà Phong Uyên đưa ra.

Những con số này cũng gần nhau, do đó chúng ta nên nhìn chúng dưới khía cạnh tượng trưng cho sự phấn đấu để phát triển của mỗi dân tộc; Phong Uyên đã phân tích rất hay về lịch sử di tản của Việt Nam so với Do Thái, và Trung Quốc.

Cuối cùng, xin hoan nghênh diễn đàn “Ý kiến ngắn” của talawas.