trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Điểm nóng
Chính trị Việt Nam
  1 - 20 / 434 bài
  1 - 20 / 434 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị Việt Nam
14.12.2007
Nguyễn Hữu Vinh
Quáng gà lụy cáo già
 
1. Thừa cơ, hở cơ

Tháng 10-2007: Trung Quốc quảng cáo du lịch ra quần đảo Hoàng Sa. Nhật báo Công nhân Trung Quốc đã trích lời một viên chức Chính phủ nói về vấn đề này [1] .

Ngày 16-10-2007: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu bầu Việt Nam vào vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an khóa 2008-2009. Là thành viên chính thức của Hội đồng Bảo an, lá phiếu ủng hộ của Trung Quốc rất quan trọng.

Ngày 16-11-2007: Trung Quốc tiến hành tập trận trong vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (kéo dài tới 23-11-2007)

Ngày 19-11-2007: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 khai mạc (kéo dài tới 21-11), có sự tham dự của Trung Quốc với một màn trình diễn rất ấn tượng với nước chủ nhà Singapore [2] .

Ngày 23-11-2007: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố phản đối cuộc tập trận (ngày 16-11) của Trung Quốc [3] .


2. Mất mặt

Ngày 23-8-2006: Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc [4] .

(Trước đó) tháng 7-2006: Trung Quốc công bố "bản đồ chuẩn" trên mạng cho dân chúng xem, ngầm xác định "chủ quyền" những quần đảo đang tranh chấp.

Ngày 10-4-2007: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc [5] .

Ngày 15-5-2007: Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết thăm Trung Quốc [6] .

Đầu tháng 4-2007: hải quân Trung Quốc bắt giữ 4 tàu đánh cá của Việt Nam [7] .

Ngày 10-4-2007 (ngay trong thời gian chuyến thăm của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng): Trung Quốc cảnh báo Việt Nam về việc hợp tác với hãng BP Anh xây dựng đường ống khí đốt ở vùng biển Trường Sa [8] .

Ngày 21-7-2007: đàm phán biên giới Việt-Trung [9] .

(Trước đó) Ngày 9-7-2007: tàu hải quân Trung Quốc nã súng vào một số tàu đánh cá Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa13.

(Sau đó) Ngày 10-8-2007: China Daily, tờ báo tiếng Anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin, được Chính phủ thông qua, Sở Du lịch Hải Nam mở tuyến du lịch tới Hoàng Sa [10] .

Ngày 27-11-2007: đàm phán biên giới Việt-Trung [11] trên biển và đất liền.

(Trước đó) Ngày 16-11: Trung Quốc tiến hành tập trận trong vùng quần đảo Hoàng Sa3.

(Cùng lúc đó) Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa trực tiếp quản lý ba quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


3. "Nướng dân đen..."

Ngày 8-1-2005: tàu hải quân Trung Quốc bắn chết 9, và làm bị thương nhiều ngư dân Việt Nam [12] . Người phát ngôn Trung Quốc nói đó là những tàu "ăn cướp có vũ trang nghiêm trọng trên biển". Cho đến nay chưa có thông tin chính thức nguyên nhân, diễn biến (từ các nhân chứng, chính quyền).

Đầu tháng 4-2007: hải quân Trung Quốc bắt giữ 4 thuyền đánh cá Việt Nam (gồm 41 người) [13] hoạt động trong vùng biển gần Trường Sa.

Ngày 27-6-2007 tàu hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam. Sáu công nhân trên tàu bị thương [14] .

Ngày 9-7-2007: hải quân Trung Quốc nã súng vào ngư dân Việt Nam [15] , một người thiệt mạng. Hai tàu chiến của Việt Nam đến hiện trường nhưng bị hỏa lực Trung Quốc quá mạnh nên không thể đến gần.

Tháng 8-2007, nhiều tàu của ngư dân Việt Nam bị bắt, nhiều người bị bắn chết, bị thương [16] .


4. Dằn mặt

Từ tháng 1 đến tháng 4-2007: dầu tràn trên Biển Đông, khả năng từ một giàn khoan của Trung Quốc tại đảo Hải Nam [17] , gây thiệt hại nhiều cho Việt Nam. Có đầy đủ điều kiện để truy tìm (ảnh vệ tinh, giám định loại dầu...) nhưng cho tới nay vẫn chưa có công bố chính thức nguyên nhân.

Ngày 31-5-2007: tàu huấn luyện hàng hải của Mỹ USS Golden Bear vào Hải Phòng [18]

Ngày 15-7-2007, tàu Bệnh viện USS Peleliu của Mỹ cập cảng Đà Nẵng [19] .

Ngày 14-11-2007: 2 tàu chiến Mỹ vào cảng Hải Phòng [20] .

Cuối tháng 11-2007: Trung Quốc không cho tuần dương hạm Mỹ Kitty Hawk cùng nhóm chiến hạm của tàu vào Hong Kong dự lễ Tạ Ơn [21] .

Trước đó, Trung Quốc đã không cho tàu quét mìn của Mỹ vào cảng Hong Kong [22] để tránh bão là lấy nhiên liệu.

Ngày 4-12-2007: Trung Quốc "bày tỏ quan ngại nghiêm trọng" với Mỹ về việc hàng không mẫu hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan [23] (sau khi không được cập cảng Hong Kong).


5. "Cùng hội khác thuyền"

Tháng 11-2007, Đài Loan xây dựng lại đường băng và bia kỷ niệm công trình trên đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa [24] .


6. "Đánh trống rớt dùi"

Tháng 3-2004: Việt Nam quảng cáo chương trình du lịch lặn biển ở các đảo phía Nam, trong đó có Trường Sa, bắt đầu chuyến 19-4-2004. Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà cũng nói tới kế hoạch này khi ở Singapore [25] . Trung Quốc đã phản ứng giận dữ một ngày sau khi nghe tin. Sau đó, không thấy nói về chương trình du lịch này nữa.

Hợp đồng thăm dò dầu khí, lắp đặt đường ống khí đốt tại vùng biển Trường Sa trị giá 2 tỉ đô-la đang được tiến hành. Tháng 4-2007 Trung Quốc "cảnh báo" về việc này, tháng 6-2007, BP tuyên bố ngừng dự án [26] . Tập đoàn dầu khí khổng lồ của Anh BP hiện đang cung cấp khí gas phục vụ tới 40% nhu cầu điện năng của Việt Nam.


7. Điệp khúc "Bài thán ca buồn"

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam:
...

Ngày 1-6-2002: "... Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... [27] "
...

Ngày 14-7-2006: "... Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam... [28] "

Ngày 24-11-2007: "... Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... [29] "

Ngày 3-12-2007: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... [30] "


8. Lú

Ngày 10-4-2007: tại Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng "Chưa bao giờ quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung tốt như hiện nay" [31]

Ngày 10-4-2007: Trung Quốc cảnh báo Việt Nam về việc hợp tác với hãng BP Anh xây dựng đường ống khí đốt ở vùng biển Trường Sa8.


9. "Được đằng chân lân đằng đầu"

Trung Quốc: trong cả năm 2007, liên tục nhiều động thái khẳng định chủ quyền trong vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Việt Nam: đều chỉ lên tiếng phản đối qua "Người phát ngôn" (có lúc chỉ nêu việc tàu đánh cá Việt Nam bị "một số nước" bắt giữ), nhưng lại "khen" mối quan hệ "hợp tác hữu nghị"31.

Cuối tháng 11-2007 Quốc vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa trực tiếp quản lý ba quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


10. "Dồn tới gầm chuồng"

Ngày 9-12-2007: hàng trăm thanh niên (có cả nhà báo, nghệ sĩ...) Việt Nam biểu tình trước Sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại Hà Nội và TPHCM [32] (sự kiện chưa từng có trong ngót 30 năm qua), thái độ kiên quyết với hành động của Trung Quốc, nhưng lại dè dặt với chính quyền, e ngại bị "phiền phức".

Tại TPHCM, chính quyền đã cử các ông phó chủ tịch thành phố, bí thư Thành đoàn tới gặp gỡ người biểu tình [33] .

Phản ứng của dân chúng trên mạng internet, điện thoại di động rất dữ dội, thậm chí còn có tin hacker đã tấn công website của Trung Quốc [34] . Nhiều ý kiến bất bình với thái độ không rõ ràng của chính quyền, không cho báo chí đưa tin, lên tiếng.

Ngày 10-12-2007: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố [35] "đây là việc làm tự phát, chưa được phép của cơ quan chức năng Việt Nam..." (Hiến pháp Việt Nam cho phép biểu tình "theo quy định của pháp luật [36] ", nhưng chưa có Luật Biểu tình. Ngót 30 năm qua, ở Việt Nam chưa có cuộc biểu tình nào "được phép").

Ngày 11-12-2007: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố [37] "... quan ngại về những diễn biến mới đây ở Việt Nam. Điều đó sẽ làm tổn hại quan hệ tốt đẹp giữa hai nước".

Ngày 12-12-2007: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam không có phản ứng về tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc [38] .

Rất có thể sẽ có những người của nhà nước (nhà báo, cán bộ, văn nghệ sĩ,...) gặp phiền toái, bị kỷ luật vì phản đối hành động của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa nhưng không theo cách của Đảng và Nhà nước đã làm trong nhiều năm nay.

...

© 2007 talawas



[1]VOA, ngày 12/10/2007
[2]BBC, ngày 18/11/2997
[3]Tiền Phong, ngày 24/11/2007
[4]VietNamNet, ngày 15/8/2006
[5]VietNamNet, ngày 16/4/2007
[6]VietNamNet, ngày 15/5/2007
[7]BBC, ngày 19/7/2007
[8]BBC, ngày 11/4/2007
[9]BBC, ngày 29/7/2007
[10]BBC, ngày 19/8/2007
[11]VietNamNet, ngày 29/11/2007
[12]Thanh Niên, ngày 12/1/2005
[13]BBC, ngày 19/7/2007
[14]BBC, ngày 23/10/2007
[15]BBC, ngày 19/7/2007
[16]BBC, ngày 23/10/2007
[17]Tuổi Trẻ, ngày 28/4/2007
[18]VietNamNet, ngày 1/6/2007
[19]VietNamNet, ngày 16/7/2007
[20]BBC, ngày 14/11/2007
[21]BBC, ngày 7/11/2007
[22]Tuổi Trẻ, ngày 7/12/2007
[23]VOA, ngày 5/12/2007
[24]VietNamNet, ngày 15/11/2007
[25]BBC, ngày 3/4/2004
[26]BBC, ngày 14/6/2007
[27]VietNamNet, ngày 1/6/2002
[28]Thanh Niên, ngày 14/7/2006
[29]Tuổi Trẻ, ngày 24/11/2007
[30]Tuổi Trẻ, ngày 4/12/2007
[31]Tiền Phong, ngày 11/4/2007
[32]BBC, ngày 10/12/2007
[33]Blog Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do
[34]VietNamNet, hồi 8giờ 50' ngày 8/12/2007:" Đêm 7/12 vừa qua, Báo điện tử VietNamNet đã nhận được thông tin của độc giả gửi qua email về việc một số website của Trung Quốc đã bị tấn công. mục đích của hành động này nhằm lên án việc Quốc vụ viện nước này thông qua việc thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam..."
[35]Tuổi Trẻ, ngày 10/12/2007
[36]Hiến pháp nước CHXHCNVN, 1992, Điều 69:Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
[37]BBC, ngày 11/12/2007
[38]Năm 1988, sau khi tàu chiến của hải quân Trung Quốc khiêu khích, bắn cháy ba tàu vận tải của Việt Nam, giết hại 74 quân nhân Việt Nam, ngăn cản Việt Nam cứu hộ những người bị thương ... Chính phủ CHXHCNVN đã thông báo cho Liên hợp quốc, liên tục gửi nhiều công hàm phản đối đến Bắc Kinh các ngày 17, 23, 26-3-1988 (theo Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Lưu Văn Lợi, NXBCAND, 1995, tr. 154).