trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 177 bài
  1 - 20 / 177 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
Loạt bài: Tây Tạng, Việt Nam và Thế vận há»™i Bắc Kinh 2008
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28 
26.7.2008
 
Trung Quốc: Chế độ độc tài
 
Lời toà soạn Le Nouvel Observateur: Đối với Jean-Luc Domenach, nhà Trung Quốc học, giám đốc nghiên cứu tại Ceri-Sciences-Po, tác giả của cuốn Trung Quốc khiến tôi lo lắng, vừa trở về sau 5 năm sống ở Trung Quốc, chế độ đã thôi cực quyền. Còn theo Marie Holzman, nhà Trung Quốc học, tác giả và là người dịch các tác phẩm về Trung Quốc đương đại, chỉ có xã hội dân sự thay đổi. Chính quyền vẫn luôn mang tính đàn áp.
Le Nouvel Observateur (N.O.): Theo ông, bà, liệu Chính phủ Trung Quốc có phản ứng đối với cuộc khủng hoảng Tây Tạng ít thô bạo hơn trong quá khứ hay không?

Marie Holzman: Nếu căn cứ theo diễn văn của chính phủ, người ta sẽ thấy rõ rằng họ đang thụt lùi khi sử dụng ngôn ngữ của thời Cách mạng Văn hóa: Dalai Lama lại một lần nữa bị gọi là "sư đầu chó", v.v… Rõ ràng, không có một tiến bộ nào, cho dù người ta không thể loại trừ việc một nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định bất chấp tất cả để gặp ông.

Jean-Luc Domenach: Trong một chế độ độc tài, mọi việc đều có thể xảy ra. Kết thúc một cuộc thanh toán lẫn nhau nào đó, thái độ của chính phủ có thể thay đổi. Nhưng ngày càng ít có khả năng, theo cách nhìn của làn sóng dân tộc chủ nghĩa không thể ngờ được đang ồ ạt tràn vào Trung Quốc, một làn sóng làm người ta nhớ đến những bạo hành xảy ra ở Alsace-Lorraine mà chúng ta đã biết đến ở Pháp. Đã thế chính quyền suy yếu đi đặc biệt vì tăng trưởng kinh tế suy giảm. Nếu họ buộc phải từ bỏ một điều gì đó, thì sẽ không phải là Tây Tạng và tôi nghĩ rằng Tây Tạng sẽ "gánh đủ".

N.O.: Như vậy, ông, bà không lạc quan về một chính sách linh hoạt đối với các dân tộc thiểu số…

J.-L. Domenach: Trong trường hợp những người Uyghur/Duy Ngô Nhĩ (người Hồi giáo nói tiếng Thổ), lại đang sôi sục ở Tân Cương, người Trung Quốc phải tự nhủ rằng họ có thể "nghiền nát" những người này không do dự. Vì, mặc dù mạnh mẽ và có tổ chức hơn những người Tây Tạng, nhưng họ ít được bên ngoài ủng hộ.

M. Holzman: Trung Quốc hoàn toàn không nhượng bộ đối với người Uyghur. Rebiya Kader đã phải ngồi tù 5 năm trong đó hai năm hoàn toàn trong bóng tối vì bà này đã gửi tin tức cho chồng ở Mỹ. Và năm 2006, sau khi được thả tự đo, bà đã được bầu làm chủ tịch Đại hội Thế giới người Uyghur, hai trong số các con trai của bà còn ở Tân Cương đã bị bắt và bị tra tấn. Không có phương pháp nào kinh khủng hơn để trừng phạt một phụ nữ như vậy.

J.-L. Domenach: Theo tôi, tình hình này chỉ có thể trầm trọng thêm trong thời hạn ngắn, bởi tính hợp pháp của chính phủ, cho tới nay vẫn dựa vào khả năng tạo ra tăng trưởng kinh tế, đang trượt dần sang khả năng bảo vệ những tham vọng dân tộc chủ nghĩa. Về dài hạn, có thể có những hậu quả tích cực trong đó, người ta thấy một số tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tiến tới những hình thức thể chế mềm dẻo hơn

M. Holzman: Trong lúc này, thí dụ của người Mông Cổ đem lại một ý tưởng về điều người Tây Tạng đang chờ đợi. Hiện nay, người Mông Cổ chỉ chiếm 1/10 dân số ở Nội Mông. Kinh nghiệm về sự mất đi bản sắc và lãnh thổ này cực kỳ mạnh mẽ.

N.O.: Vậy chúng ta hãy đi đến vấn đề tổng quát hơn về nhân quyền ở Trung Quốc, vấn đề mà ông bà không nhất trí. Đối với ông, Jean-Luc Domenach, tình hình không tốt nhưng nó đã tốt hơn trước…

J.-L. Domenach: Vâng. Ngoại trừ 3 tháng qua, tôi sẽ trở lại vấn đề này sau. Về tổng thể, không thể phủ nhận rằng chế độ trước đây là chuyên quyền, nay đã trở thành chế độ độc quyền. Chế độ này dựa trên một bộ máy và một hệ tư tưởng nhằm thay đổi hiện thực và con người, dù phải hủy diệt chúng. Hiện nay, chế độ đó được lãnh đạo bởi một tầng lớp xã hội, xuất thân từ Đảng Cộng sản, quan tâm đến việc thực hiện, dù phải bán đi những gì khai thác không có lợi nữa. Kết quả là: trên mặt trận các quyền xã hội (quyền của người lao động, quyền của phụ nữ, v.v…), chính quyền tích cực đàn áp những liên quan đến các quyền chính trị (tự do ngôn luận, tự do tự vệ trước một đảng duy nhất, v.v…), họ phòng vệ một cách chính đáng và chỉ tấn công khi họ bị phản bác. Như vậy, theo tôi, có một sự cải thiện ổn định - mặc dù còn hạn chế - về các quyền chính trị cổ điển. Nhưng cần lưu ý, đó không phải là chế độ độc tài yếu ớt giống như chủ nghĩa Franco vào lúc kết thúc. Chúng ta đang ở trong một chế độ độc tài mạnh mẽ, trở nên hung dữ mỗi khi nó cảm thấy bị đe dọa.

N.O.: Tuy nhiên, trong tác phẩm đầu tiên của mình [1] , ông nói đến "sự mềm đi".

J.-L. Domenach: Sự mềm đi này ngừng lại ngay khi có một mối đe dọa, nhưng nó vẫn tồn tại. Chẳng hạn, các tù chính trị ít hơn. Tôi ước lượng khoảng 200.000 người sau năm 1989 so với 15.000 hay 20.000 hiện nay. Những vụ xử tử hình vẫn còn quá nhiều nhưng xu hướng rõ ràng đang giảm đi. Tóm lại, sự kiểm soát báo chí là hoàn toàn ở những khâu nào cần thiết (các đầu đề, báo hình, khắp nơi đều như nhau) và mờ nhạt hơn nhiều với các bài báo ở các trang bên trong và nhất là trên Internet. Người ta thấy cảnh sát trên Net ra sức cấm các trang web mà ngay lập tức chúng xuất hiện trở lại được một tên khác…

M. Holzman: Đối với tôi cách nhìn nhận về số lượng này không có ý nghĩa. Chúng ta hãy lấy làm thí dụ, láojiào (劳教/lao giáoLao động giáo dưỡng chỉ sự giam giữ không xét xử), được xem như đã cải cách theo yêu cầu của Cao ủy về Nhân quyền. Vậy mà, Thế vận hội Olympic tới gần, người ta thấy gì? Rằng láojiào đã được phổ biến rộng rãi, từ những tội phạm nhỏ tuổi cho đến những người nghiện ma túy, những kẻ ăn mày, v.v… để cho đường phố của Bắc Kinh được sạch bong vào thời điểm diễn ra Thế vận hội. Đồng thời, có các cuộc hội thảo, thảo luận xung quanh chủ đề này cũng như xung quanh hình phạt tử hình. Các chuyên gia nước ngoài hài lòng, họ có cảm giác rằng mọi việc đang thay đổi. Nhưng, thực ra, chẳng có gì thay đổi cả. Hãy xem hình phạt tử hình. Người ta tiếp nhận một tiến bộ lớn rằng quyết định cuối cùng thuộc về Tòa án Tối cao chứ không phải thuộc về các tòa án địa phương để tránh những thanh toán lẫn nhau ở địa phương. Nhưng mùa hè năm ngoái, người phụ trách cơ quan an toàn thực phẩm, bị tố cáo trong vụ tai tiếng về các loại thuốc men bị pha trộn, đã bị bắt giữ, xét xử, kết án và hành hình trong vòng 11 ngày? Một trong số các trường hợp khác cho thấy rằng tòa án ở Trung Quốc luôn phục tùng chính quyền.

J.-L. Domenach: Tất cả điều đó là sự thật, nhưng có một yếu tố khiến tôi lạc quan: giống như ở Pháp vào thế kỷ 18, hiện nay một giai cấp tư sản xuất hiện và các tổ chức chuyên nghiệp được thành lập như tổ chức các thẩm phán, luật sư, kỹ sư và bác sĩ. Không phải lúc nào họ cũng hành động vì lợi ích chung, nhung họ được thúc đẩy bởi một thứ nhiệt tình nghề nghiệp khiến họ chống lại cảnh sát chẳng hạn.

M. Holzman: Tôi đồng ý với việc là xã hội Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều. Nó hoàn toàn có khả năng hoạt động như bất cứ xã hội chín muồi nào. Ngược lại, cách xử sự của chế độ dường như đặc biệt lỗi thời. Ngay trước đại hội Đảng vừa diễn ra vào mùa thu, luật sư Li Heping (李和平/Lí Hòa Bình) đã bị cảnh sát đánh đập trong suốt ba giờ đồng hồ, họ nói với ông này rằng: "Hãy nhận là mày sắp rời bỏ Bắc Kinh đi!". Họ không muốn ông này gặp gỡ các nhà báo nước ngoài và làm chứng cho những lạm dụng mà các khách hàng của họ phải chịu. Luật sư Teng Biao (腾彪/Đằng Bưu), người được giải thưởng về nhân quyền từ tay Rama Yade [2] , đã kể lại cảnh sát đã nhận lệnh giải quyết một vụ giết người trước cuối tháng như thế nào. Họ đã bắt hú họa 4 người và tra tấn bắt họ phải nhận tội. Các thẩm phán biết rằng họ vô tội nhưng cả 4 người đã bị hành hình. Những ví dụ kinh khủng như vậy ngày nào cũng có.

J.-L. Domenach: Tình trạng phạm tội ở địa phương có lẽ không tồn tại nếu không có chế độ, và chế độ sống nhờ vào điều đó. Nhưng phe hiện đang nắm quyền đang tìm cách thoát khỏi điều đó. Robert Ménard [3] nói đến 50 nhà báo bị tống giam ở Trung Quốc. Một mặt, con số đó là rất ít so với 550.000 nhà báo của nước này. Mặt khác, 3/4 trong số họ là nạn nhân của sự trả thù, của những hành động bất lương hèn hạ ở địa phương mà với chúng chế độ đã quyết chiến đấu để không bị biến mất.

N.O.: Điều đó dẫn chúng ta đến vấn đề tham nhũng. Liệu vấn đề này có thể được giải quyết trong chế độ một đảng duy nhất hay không?

J.-L. Domenach: Tham nhũng là trụ cột cơ bản của chính quyền và là một phương thức trả lương của tầng lớp lãnh đạo. Bất hạnh thay, trong lịch sử kinh tế thế giới, những kẻ biến chất lại không biến mất vì chúng bị biến chất mà vì chúng thất bại.

M. Holzman: Tham nhũng, điều đó rất thực tế: mỗi khi có một vấn đề xảy ra, chính quyền chỉ rõ thị trưởng nào bất lương, cán bộ nào biến chất. Cơn thịnh nộ của nhân dân đổ về những kẻ biến chất, xứng đáng bị xử bắn và mọi người bình tĩnh lại. Chính như vậy mà chế độ tồn tại lâu dài mà không bao giờ được sửa chữa. Chừng nào còn không có quyền tự do báo chí ở nơi có thể bày tỏ những tiếng nói khác nhau, chừng nào còn chưa có một không gian tự do ngôn luận thì sẽ không có đối trọng. Tôi nhắc lại rằng người sáng lập Đảng Dân chủ Trung Quốc, Wang Bingzhang (王炳章/Vương Bỉnh Chương), đang phải chịu phạt tù chung thân? Đó là một thông điệp thiêng liêng đối với những người muốn đánh liều ở đó, điều này đã để giải thích vì sao những phần tử ly khai Trung Quốc không thể tự tổ chức. Điều đó rất nghiêm trọng vì chúng có giải pháp thay thế nào cho chế độ nếu xảy ra sự bùng nổ của Đảng do một sự cố về môi trường hay một sự lạm phát không thể chịu nổi. Hiện nay, thực phẩm đã tăng trung bình 50%...

N.O.: Ông bà có nghĩ rằng chính quyền đang lo lắng?

J.-L. Domenach: Sự cứng rắn mà người ta đang quan sát thấy từ 3 tháng nay làm cho người ta nghĩ tới điều đó. Lạm phát đóng một vai trò quyết định trong việc phát động phong trào 1989. Những vụ chống đối không ngừng kéo dài vì dân chúng chỉ ủng hộ chính quyền này chừng nào mà họ mang lại tiền. Đảng ý thức được điều đó và tôi tin rằng những tiếng nhạc lạc điệu sắp nối tiếp nhau, trừ phi châu Âu hay các nước phương Tây đưa ra một sáng kiến thống nhất. Về chính trị kinh tế cũng như vấn đề Tây Tạng, Pháp có thể tham khảo ý kiến Angela Merkel [4] trước khi làm bất cứ điều gì. Uy tín của Đức ở Trung Quốc gấp 3,5 lần Pháp và người Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu thiếu máy công cụ của Đức. Không có điều này, người ta tới Thế vận hội Olympic, nơi có thể thao trên sân bãi và thể thao trên diễn đàn.

M. Holzman: Cần phải ủng hộ phong trào bảo vệ quyền công dân được các luật sư, chiến sĩ đại diện ngày càng đông đảo thay vì thích sự tuyên truyền của Trung Quốc về một sự cải thiện giả dối. Nếu tất cả các nhà lãnh đạo quốc tế yêu cầu giải phóng một người duy nhất trong số họ - ví dụ Chen Guangcheng (陈光诚/Trần Quang Thành), luật sư mù bảo vệ các nữ nông dân bị sẩy thai do bạo lực vào lúc thai 8 - 9 tháng – đó có lẽ là một thông điệp cổ vũ những người Trung Quốc sẵn sàng bảo vệ các quyền của họ. Và đó là cách duy nhất để làm thay đổi chế độ.



[1]La Chine m'inquiète (Trung Quốc khiến tôi lo lắng), Perrin, 2008
[2]Chính trị gia Pháp
[3]Thuộc tổ chức "Nhà báo không biên giới"
[4] Thủ tướng Đức hiện nay
Nguồn: Bản tiếng Pháp "Deux sinoloques débattent de la vraie nature du régime" của Le Nouvel Observateur n° 2268, du 24 au 30 avril, 2008. Bản tiếng Việt của Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo chủ nhật số: 26-TTX, ngày 29/6/2008, tr. 16-19.