trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
21.8.2008
Trần Văn Tích

Kính thưa ông Lê Nhã Quế,

Chủ nghĩa cộng sản tác oai tác quái hằng mấy chục năm trời, gây nên không biết bao nhiêu tội ác. Nhưng nhiều người có trình độ, có học vấn từng tán dương nó hoặc ít nhất thì cũng từng bày tỏ cảm tình với nó. Tuy nhiên cuối cùng chân lý cũng được phơi bày và lương tri cũng quay trở lại. Cho nên đã có nhiều người trót lỡ lầm đề cao cộng sản đã sám hối và rời bỏ cộng sản. Tôi xin liệt kê hầu ông một số danh tính. Bản liệt kê này tất nhiên không đầy đủ và cũng không chỉ xoay quanh thời gian liên hệ đến hành trạng Soljenitsyne:

André Gide, George Orwell, Vladimir Vladimirovitsh Maiakowski, Jean Paul Sartre, Roger Vailland, Roger Garaudy, André Breton, Marguerite Duras, Arthur Koestler, Gyưrgy Lukács, André Malraux, Henri Miller, Cesare Pavese, Charles Péguy, Theodor Plievier, Francois Ponge, John Steinbeck, Vercors v.v...

Tôi hy vọng sẽ có bài viết dành cho talawas với nội dung trình bày rõ hơn về những nhân vật này. Hôm nay chỉ xin nói sơ qua về hai nhân vật được người Việt chúng ta biết đến nhiều: một người Pháp, Sartre và một người Mỹ, Steinbeck.

Nếu năm 1966, Sartre cộng tác cùng Tòa án Russell thì cũng chính năm đó, khi quân đội Liên Xô can thiệp thô bạo ở Praha thì Sartre lên tiếng ở Ðại học Sorbonne đả kích mạnh mẽ hành động quân sự này. Rồi trí tuệ và lương tri của người trí thức đã khiến Sartre đổi hẳn thái độ đối với bạo quyền cộng sản Việt Nam khi chứng kiến thảm cảnh của đồng bào chúng ta vượt biển. Sartre là một trong những cổ động viên tích cực của chương trình cứu người trên biển Đông với con tàu Ile de Lumière hoạt động ở Paulo-Bidong kể từ ngày 18.04.1979.

John Steinbeck – chắc ông đã đọc hoặc nghe nói đến Of Mice and Men – thoạt đầu sáng tác theo trào lưu văn học vô sản, năm 1947 đi Liên Xô, viết Russian Journal. Nhưng sau Đệ nhị Thế chiến, Steinbeck càng ngày càng xa rời thái độ thiên tả và những năm cuối đời, khi Hoa Kỳ lâm chiến ở Việt Nam, Steinbeck bênh vực chính nghĩa tự do chống cộng, ca tụng quân lực đồng minh, sang vùng quốc gia cùng không quân Hoa Kỳ sử dụng trực thăng lùng và diệt “Vixi".

Westpreußenstr., 19.08.08