trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 243 bài
  1 - 20 / 243 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcLý luận phê bình văn học
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
28.8.2008
Hoàng Xuân Nhị
Về bài báo của Lê-nin năm 1905, vạch rõ nguyên lý của nền văn học có Đảng tính
 
Tôi đã có viết bài: “Chủ nghĩa nhân văn của chúng ta”, đăng vào báo Nhân dân ngày 16 và 17-10-1956. Trong bài ấy có trích dịch một đoạn bài nghị luận của Lê-nin: “Tổ chức Đảng và văn học có Đảng tính”, đăng ở báo Đời mới, tháng 11-1905. Sau đoạn ấy, tôi đã viết: "Văn nghệ hoặc chuyên môn theo chủ nghĩa nhân văn xã hội chủ nghĩa công nhận sự lãnh đạo của Đảng không những về chủ trương đường lối, mà cả về tổ chức nữa."

Báo Nhân văn số 4 (bài của ông Bùi Quang Đoài) và Giai phẩm mùa Đông số 1 (bài của ông Trương Tửu) đã kịch liệt chống lại kết luận ấy của tôi.

Cả hai ông đều dựa vào quyền sách mới qua gần đây của Bo-rix Mei-lakh dịch qua Pháp văn: Lê-nin và các vấn đề của văn học Nga (Pa-ri, Nhà xuất bản Xã hội 1956). Ông Trương Tửu trích một đoạn ở trang 129 của quyển sách này, mà ông dịch như sau:

"Bài báo của Lê-nin chuyên bàn về hai vấn đề: 1) vấn đề văn học của Đảng (littérature du Parti) nghĩa là văn học có mục đích tuyên truyền những nguyên lý tư tưởng và tổ chức của Đảng Bôn-sê-vích; và 2) vấn đề Đảng tính của văn học nói chung theo ý nghĩa thật rộng của danh từ này".

Tôi không vạch ra đây đôi ba điểm ông Trương Tửu dịch không đúng nguyên văn (ví dụ như "Đảng tính của văn học" phải sửa lại là "Đảng tính trong sáng tác văn học" mới đúng). Tôi thấy cần nhấn mạnh vào một sai lầm lớn rất tai hại của ông Trương Tửu, vì ông cũng như ông Bùi Quang Đoài, trước ông, đã dịch littérature du Partivăn học của Đảng. Chính đây là đầu giây mối nhợ của lập luận về sau, rất chủ quan của ông. Chữ littérature trong tiếng Pháp (cũng như trong nhiều tiếng Âu châu khác) có khá nhiều nghĩa. Nó có nghĩa là văn học, đúng với nội dung của danh từ "văn học" trong Việt ngữ, mà chúng ta thường quan niệm, bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật được sáng tác ra bằng văn xuôi, thi ca. Chữ ấy còn có nghĩa là tất cả những gì được viết ra thành văn, về một vấn đề nhất định, hoặc ở một địa hạt nhất định (nghĩa này mới xuất hiện trong Pháp ngữ từ đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng của chữ Đức: littératur)… Danh từ littératur du Parti không thể dịch là "văn học của Đảng" được, phải dịch là “báo chí, tài liệu, văn kiện của Đảng” cốt nhằm giáo dục, động viên nội bộ các Đảng viên, mới đúng. Cũng như littératur scientifique, littératur technique chẳng hạn, không thể dịch là "văn học khoa học", "văn học kỹ thuật" được, nhưng tất nhiên phải dịch là các sách, các báo, tài liệu về khoa học, về kỹ thuật… Bây giờ ta lấy óc xét đoán, lương tri cách mạng mà suy nghĩ xem: đương nhiên cầm bút viết "văn học của Đảng" có quái gở không? "Văn học" trong Việt ngữ của chúng ta chỉ có nghĩa này thôi: việc sáng tác văn học, sự nghiệp sáng tác văn học, vốn văn học của một hoặc nhiều nước, của một hoặc nhiều thời đại. Vậy nói "văn học của Đảng" tức khẳng định rằng có một sự nghiệp, một vốn liếng sáng tác văn học gì riêng biệt của Đảng, khác với trào lưu văn nghệ tiến bộ, tiền tiến chung. Đứng về lập trường chủ nghĩa Mác – Lê-nin, dứt khoát là không thể nói: "văn học của Đảng", cũng như không thể nói "cách mạng của Đảng" được. Cuộc vận động văn học, văn nghệ cũng như cuộc vận động cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, luôn luôn chủ yếu chỉ là một công tác mặt trận thôi, không thể nào khác được. Đảng tập hợp các văn nghệ sĩ Đảng viên cũng như chưa hoặc không Đảng viên lại dưới lá cờ tiền phong của Đảng, để cùng nhau vận dụng, phát huy cái vốn văn học từ xưa tới giờ của nhân dân, và xây đắp nền văn học cao độ nhất, phong phú nhất, rạng rỡ nhất. Đảng không đứng ra đơn độc làm văn học, cũng như không bao giờ đơn độc làm cách mạng. Bất cứ một người mác-xít nào chân chính cũng nhận định như vậy. Tuyệt đối không có một nền văn học riêng biệt của Đảng tách rời khỏi sự nghiệp văn học chung của nhân dân, của dân tộc. Đọc ngoại ngữ thiếu thận trọng, phiên dịch thiếu cân nhắc, tự nhiên vô cớ dựng lên danh từ "văn học của Đảng", ông Trương Tửu đã tạo nên một khái niệm siêu hình, một quái vật về mặt tư tưởng. "Văn học của Đảng" không khỏi gieo rắc một mối hoài nghi, hoang mang nơi một số người đọc. Họ không phân tích gì sâu xa, họ tự đặt câu hỏi: có văn học của các văn nghệ sĩ, và có văn học của Đảng hay sao? Có văn học của văn nghệ sĩ Đảng viên và có văn học của văn nghệ sĩ không Đảng viên hay sao? Hai thứ văn học này gắn bó với nhau như thế nào, đối chọi nhau như thế nào? Một số người đã khẳng định rằng có văn học của Đảng, có văn học không phải của Đảng và có sự phân chia giữa hai thứ văn học này. Cụ thể ở Trường Đại học ta hiện nay, do nơi lối dịch thuật của ông Trương Tửu, danh từ "văn học của Đảng" đã nhập vào ít nhiều, thành một khái niệm thật sự. Tai hại lắm! Vì Đảng của giai cấp công nhân, theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, không hề bao giờ chủ trương có văn học riêng của mình. Khái niệm "văn học của Đảng" trái ngược với chủ trương đường lối của Đảng về văn nghệ, về văn học, nhằm phục vụ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và nhân loại, phục vụ công nông binh. Nó cũng trái ngược với chính sách của Đảng, đại đoàn kết các nhà văn yêu nước, trên cơ sở chính cương của Mặt trận Tổ quốc, để xây dựng nền văn học dân tộc, với nội dung dân chủ nhân dân, xã hội chủ nghĩa.

Trở lại đoạn trên của Mei-lakh, và dịch lại cho chính xác, thì phân chia một bên các báo chí, văn kiện của Đảng và một bên cả nền văn học chung, xây dựng trên nguyên tắc đảng tính, là rõ như ban ngày thôi, và cái khác nhau giữa nhà văn Đảng viên và nhà văn không Đảng viên là như sau: nhà văn Đảng viên viết trong báo chí nội bộ của Đảng, dưới sự hướng dẫn của tổ chức Đảng, và khi đăng bài, xuất bản ở những cơ quan công khai của Đảng thời ấy, hoặc nhất là ở những cơ quan ngoài Đảng, thì phải tuyệt đối chịu sự kiểm soát của tổ chức Đảng, phải chịu trách nhiệm, theo yêu cầu của Lê-nin, "vô điều kiện", trước Đảng. Nghĩa là họ phải biểu thị một tổ chức tính hết sức cao độ. Yêu cầu này, lẽ tất nhiên không ràng buộc các nhà văn ngoài Đảng. Còn lúc sáng tác, theo tôi nghĩ, và chắc ai cũng nghĩ như tôi (chỉ trừ ông Trương Tửu thôi), thì nhà văn Đảng viên cũng sáng tác văn học như nhà văn ngoài Đảng, – họ chỉ sáng tác văn học thôi, họ không sáng tác gì riêng cho "văn học của Đảng" cả. Hãy thử hỏi các nhà văn Đảng viên xem lúc họ sáng tác, họ nghĩ tới "văn học của Đảng", hay là chỉ nghĩ tới văn học của tổ quốc, của nhân dân thôi. Có khác chăng, là yêu cầu đối với nhà văn Đảng viên là phải sáng tác với ý thức rõ rệt về Đảng tính, về trách nhiệm của người Đảng viên. Chỉ thế thôi. Nhưng ông Trương Tửu không chịu hiểu thế. Thật tình do phiên dịch sai, sau lúc đã dựng đứng lên danh từ "văn học của Đảng” vì một sự "tha hóa" kỳ diệu, danh từ siêu hình này của ông Trương Tửu đặt ra, đã chễm chệ thành một khái niệm ngự trị trong trí não của ông. Cái quái vật về mặt Việt ngữ do ông tạo ra đã quay trở lại chi phối ông và đã biến thành một quái vật tư tưởng ở trong đầu óc của ông! Bằng chứng rất cụ thể là chính tay ông viết (xem Giai phẩm mùa đông, số 1, trang 6):

"Như vậy là Lê-nin có phân biệt dứt khoát văn học Đảngvăn học nói chung do các nhà văn không phải Đảng viên sáng tác".

(Chính ông Trương Tửu đã cho in đậm nét những chữ nằm (chữ i-ta-lic) trong câu này). Thật là khổ! Chỉ vì có mấy chữ littératue du parti không rõ nghĩa và hẳn chắc cũng do tư tưởng lệch lạc, chủ quan của ông, mà ông đã gán ghép cho Lê-nin một ý nghĩ không mác-xít, không khoa học chút nào cả! Lê-nin không chia rẽ "văn học của Đảng" với văn học ngoài Đảng đâu ông ơi! Chính ông chia rẽ đây thôi. Vậy theo ông, sự nghiệp sáng tác của Gor-ki là "văn học của Đảng" ư? Thơ của Tố Hữu cũng vậy ư? Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc cũng vậy ư? Còn văn của ông Trương Tửu chẳng hạn mới đúng là văn học theo nghĩa chung của nó thôi ư? Ông nghĩ lại xem: ai xuyên tạc Lê-nin? Mấy lần ông khiển trách tôi "lên lớp"... Nhưng thật ra nêu lên một vụ như "văn học của Đảng" mà ông cho rằng Lê-nin "phân biệt dứt khoát" với văn học ngoài Đảng, quả là vĩ đại! Vụ "văn học của Đảng" do ông Trương Tửu sáng kiến ra không khác gì một câu chuyện thần thoại. Nếu dịch: littérature du Parti là "báo chí, văn kiện của Đảng", thì có đâu nên nỗi. Một điều sáng tỏ như ban ngày, tự ý ông ông đã làm cho nó tối tăm mù mịt. Một điều rất đơn giản tự ông đã làm cho nó vô cùng phiền phức. Ông đã chia rẽ cái gì rất thiêng liêng, cái mà không có lý do gì chia rẽ cả.


Rồi với sự phân chia giả tạo do chủ quan của ông dựng đứng lên giữa "văn học của Đảng và văn học nói chung do các nhà văn không phải Đảng viên sáng tác", ông Trương Tửu, trong tập Giai phẩm, quày sang quất mạnh vào tôi. Ông tưởng ông nắm trong tay một vũ khí sắc bén vừa mới rút ở quyển sách của Mei-lakh ra. Nhưng thật ra, vũ khí của ông là một ảo tưởng.

Tóm lại thưa ông, không có sự phân biệt giữa "văn học của Đảng" và "văn học chung", vì lý do đơn giản này: văn học của Đảng là một chuyện do ông ảo tưởng ra, Đảng không hề bao giờ chủ trương một thứ văn học như vậy, và trong thực tế, thứ này không thể có được, không thể sống được.

Trong một tập Giai phẩm trước đây, ông Trương Tửu có viết: "Người văn nghệ sĩ chân chính không hề bao giờ sùng bái cá nhân". Đây chỉ có cá nhân Mei-lakh thôi, mà chính ông đã sùng bái đến mất cả óc xét đoán, đến nỗi xuyên tạc Lê-nin, và quái gở thật, xuyên tạc cả Mei-lakh, người mà ông sùng bái nữa!

Yêu cầu ông Trương Tửu, vì chân lý hãy công nhận trước quảng đại độc giả rằng ông đã dịch sai, rằng không có văn học gì gọi là "văn học của Đảng" cả, như ông đã ngộ nhận, rằng Lê-nin không hề bao giờ phân biệt hai thứ văn học trong và ngoài Đảng mà ông đã tung ra, hết sức là chủ quan.

*


Báo Nhân văn cũng như tập Giai phẩm tỏ ra đặc biệt hằn học vì căn cứ vào bài báo của Lê-nin, tôi đã nêu ra yêu cầu đối với văn nghệ chịu sự lãnh đạo của Đảng tiên phong, yêu cầu về Đảng tính trong đó có bao hàm yêu cầu về tổ chức tính nữa.

Ông Bùi Quang Đoài tố cáo tôi muốn "bắt buộc tất cả mọi nhà văn phải vào tổ chức của Đảng", phải có thẻ Đảng viên. Ông Trương Tửu suy luận: "Không phải Lê-nin nói Đảng tính trong văn học là bắt văn nghệ sĩ phải ở trong một tổ chức Đảng hay chịu kỷ luật của một tổ chức Đảng…"

Danh từ tổ chức Đảng có nghĩa hẹp và nghĩa rộng của nó. Hẹp tức là tổ chức nội bộ của Đảng, chỉ bao gồm những Đảng viên thôi, − tổ chức bí mật trong thời ấy. Rộng tức là các tổ chức công khai, các tổ chức quần chúng do Đảng xây dựng nên và do Đảng lãnh đạo. Chúng ta đều biết những tổ chức nầy cũng rất trọng yếu để phát huy tác dụng của Đảng về mọi mặt. Cụ thể như trong cuộc cách mạng Nga, năm 1905, tổng số Đảng viên Đảng Công nhân Dân chủ xã hội Nga (Đảng của Lê-nin thời ấy) không quá 150.000 người, thế mà đã huy động được hơn hai triệu công nhân đình công, huy động tới một phần ba nông dân Nga, huy động một bộ phận của quân đội, của hải quân (thiết giáp hạm Po-tem-kin rồi thiết giáp hạm O-tsa-kov ở biển Hắc Hải), − đấy là nhờ có nhiều tổ chức quần chúng gắn liền với Đảng và được sự lãnh đạo của Đảng.

Công tác Đảng chủ yếu trong thời ấy nhằm tổ chức, giáo dục, động viên giai cấp vô sản, và giác ngộ, tranh thủ giai cấp nông dân thành bạn đồng minh của giai cấp vô sản. Còn đối với giới trí thức, giới văn nghệ sĩ, theo sự hiểu biết của tôi, thì có hai loại công tác tranh thủ. Một loại công tác bề rộng, sử dụng các cơ quan ngôn luận công khai, hợp pháp của Đảng (như báo Đời mới xuất bản ở kinh đô Pê-téc-bua từ 27-10 đến 3-12-1905), nêu rõ lập trường vô sản, đấu tranh tư tưởng quyết liệt chống ý thức hệ tư sản, hết sức soi sáng cho những phần tử có thiện ý đi theo cách mạng, nhưng chưa nhận thức nổi quy luật của cách mạng đang tiến tới, − mặt khác, cũng lột trần không hề dung thứ các phần tử phản động, gian dối che đậy tư tưởng tư sản của chúng dưới những hình thức mỵ dân, hòng làm mê hoặc, hòng chia rẽ giai cấp vô sản. Một loại công tác bí mật, ăn sâu nhằm hướng dẫn trí thức, văn nghệ sĩ tiến bộ tham gia những nhóm mác-xít, những nhóm học tập và hoạt động khác, tạo điều kiện cho họ nhập vào công nông, gắn bó với công nông (đọc quyển tiểu thuyết Người mẹ của Gor-ki, ta hình dung được công tác đối với những trí thức nầy, phần đông thuộc từng lớp khá nghèo khổ bị áp bức trong xã hội). Trước khi bước chân vào một nhóm như thế ấy, lẽ tất nhiên là người văn nghệ sĩ phải có ý thức tổ chức. Và tôi xin hỏi: nếu trong khoảng 1905, không có vấn đề tổ chức văn nghệ sĩ, không có vấn đề yêu cầu tổ chức tính đối với họ, thì sao mà đã có thể có được một số không ít ỏi gì những trí thức, những văn nghệ sĩ Đảng viên Dân chủ xã hội (như Gor-ki chẳng hạn)? Ngay cả trong công tác đấu tranh tư tưởng bằng báo chí công khai của Đảng, cũng có một phần yêu cầu về tổ chức tính đối với những văn sĩ, thi sĩ ngoài Đảng nhận viết bài vào. Đáng tiếc là ông Trương Tửu đã bỏ qua đoạn ở trang 105, trong quyển sách của Mei-lakh. Đoạn ấy nêu tên của một số (tới quá mười) văn nghệ sĩ không phải Đảng viên, bản chất là tư sản, nhưng có tinh thần dân chủ, có tên tuổi, và muốn cộng tác với Đời mới do Lê-nin làm chủ bút. Có kỷ luật, có điều kiện đề ra cho họ viết bài, tức là có yêu cầu về tổ chức tính đối với họ, − và họ cũng đã thừa nhận yêu cầu nầy. Mei-lakh viết: "Điều kiện tuyệt đối để họ cộng tác với Đời mới, là họ phải ủng hộ các yêu cầu căn bản của Đảng đối với việc động viên, tuyên truyền". Chính Lê-nin đã vạch rõ các yêu cầu nầy là: "… đứng trước những công nhân, những nông dân có ý thức, mọi điều can thiệp của người dân chủ tư sản phải như là hình phạt cho tất cả những sự phản bội, những tội lỗi của giai cấp tư sản − hình phạt cho những lời hứa hẹn không được giữ tròn, cho những lời nói suông mà đời sống và việc làm đã phủ nhận". Chính yêu cầu ấy là tiêu chuẩn cho các nhà văn ngoài Đảng sáng tác bài đăng vào báo, và cũng là tiêu chuẩn cho tòa soạn chấp nhận bài. Mei-lakh viết rất rõ: "Những nhà văn nào tỏ ra có lập trường hai mặt, đều bị loại, không được tham gia chút nào vào tờ báo".
Lập trường hai mặt của nhà văn ngoài Đảng thời ấy, chẳng hạn như là viết báo Đảng thì tán tụng công nhân, viết báo tư sản thì chưởi bới công nhân. Hoặc như mưu mô tế nhị hơn của nhà văn Min-ski chủ bút công khai của báo Đời mới (chủ bút bên trong là Lê-nin); Min-ski muốn lợi dụng danh nghĩa mình để hướng các mục văn học, triết học của tờ báo theo sở thích riêng, theo chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa thần bí của mình. Do mưu mô nầy mà Min-ski đã bị loại trừ ra khỏi tòa soạn (xem Mei-lakh, cuối trang 150).

Như vậy tức là ngay thời 1905, thời đấu tranh rất gay go của Đảng dưới ách chuyên chế của Nga hoàng, ngoài công tác đấu tranh tư tưởng ra, còn có công tác tổ chức, có yêu cầu về tổ chức tính đối với các nhà văn ngoài Đảng hoặc gần kề Đảng. Theo ông Trương Tửu, thì yêu cầu tổ chức tính chỉ đề ra cho các văn nghệ sĩ Đảng viên thôi. Còn đối với các văn nghệ sĩ ngoài Đảng thì "khác hẳn", − hoàn toàn không có yêu cầu về tổ chức tính. Yêu cầu nầy không phải nhất thiết là họ phải gia nhập Đảng (theo điều lệ của Đảng được Đại hội lần thứ 2 thông qua, năm 1903, thì điều kiện gia nhập không dễ dàng gì). Tổ chức tính đối với họ không cao so với tổ chức tính của Đảng viên, nhưng nó phải có, − nó là tổ chức tính cần thiết đối với những tổ chức công khai, do Đảng lãnh đạo.

Để dẫn chứng thêm cho nhận định chủ quan của mình, ông Trương Tửu dựng đứng lên một luận thuyết về cuộc cách mạng Nga năm 1905, trái ngược với chiến lược của Đảng Bôn-sê-vích. Ông hiểu theo lối hình thức chủ nghĩa danh từ "cách mạng dân chủ tư sản". Ông xếp bọn tư sản tự do (xem Giai phẩm mùa đông số 1, tr. 7) vào hàng ngũ "nhân dân bị áp bức", − trong khi mà chiến lược cách mạng của Đảng nhằm cô lập giai cấp tư sản tự do, bảo hoàng thời ấy (với chính đảng Dân chủ lập hiến, chính đảng Ka-det của nó), nhằm giành với giai cấp này quyền lãnh đạo giai cấp nông dân và nhân đấy giành về mình độc quyền lãnh đạo cách mạng. Quyển sách của Lê-nin: Hai chiến thuật của dân chủ xã hội trong cuộc cách mạng dân chủ (xuất bản hồi tháng 7-1905) đã vạch rõ điểm này, mà rất tiếc là ông Trương Tửu không đếm xỉa gì tới. Với hoàn cảnh lịch sử của nước Nga, giai cấp tư sản không hề bao giờ là một lực lượng cách mạng. Ông Trương Tửu cũng xếp giai cấp tiểu tư sản Nga vào lực lượng cách mạng đương thời, trong lúc có phái Men-sê-vích và từ năm 1906, chính đảng Xã hội cách mạng, tập hợp một bộ phận của giai cấp tiểu tư sản chống lại Đảng Bôn-sê-vích và sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Như vậy chúng ta thấy động lực và lực lượng cách mạng Nga thời 1905-1906 là khác hẳn so với sự tưởng tượng của ông Trương Tửu. Ông đã nhận định về các lực lượng cách mạng Nga theo tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, thỏa hiệp. Rồi nhân đó ông cũng dựng đứng lên một hình ảnh về Lê-nin, trong đó vị lãnh tụ của giai cấp vô sản Nga chỉ một chiều nhân nhượng với nhiều nhà văn ngoài Đảng mà bản chất là tư sản. Ông viết (tr. 9): "Thi sĩ tượng trưng Briux-xov, trong bài thơ Gởi những người thân cận của tôi, đã tuyên bố thẳng với giai cấp công nhân: Phá hoại, tôi đi với các anh; nhưng kiến thiết, tôi sẽ không đi với các anh nữa". Ông cả quyết rằng thi sĩ này "sáng tác văn thơ đăng vào báo Đời mới". Thật là kỳ lạ! Vì thực ra (xem Mei-lakh, tr.135) bài thơ trên của Briux-xov không đăng vào báo Đời mới, nhưng được xuất bản trong tập Những bó đuốc (Pe-ter-burg, 1906). Trong bài thơ, Briux-xov tự xưng là "tiếng kèn" là "người cầm cờ" dẫn đầu giai cấp vô sản, "kêu gọi tấn công, đạp phá các trở ngại cho quyền tự do được sống…"

Những lúc các anh ca chiến thắng,
Tôi thấy cuộc chiến đấu mới cho một tự do mới!
Phá hoại, cùng các anh tôi làm! kiến thiết: không!

Chủ yếu là Briux-xov, cũng như cả tập Những bó đuốc, chống lại bài báo của Lê-nin về "Tổ chức Đảng và văn học có Đảng tính". Briux-xov ca ngợi tự do "tuyệt đối" trong sáng tác, và cũng như một số người viết báo Nhân văn, viết Giai phẩm, kể cả ông Trương Tửu nữa, cho rằng văn nghệ sĩ sống tự do giữa lúc xã hội bị áp bức. Lê-nin viết một bài báo, năm 1907, vạch trần bản chất tiểu tư sản quá khích của Briux-xov, gọi ông này là "một thi sĩ vô chính phủ". Vậy trong thời gian cách mạng dân chủ ở Nga, Lê-nin đấu tranh tư tưởng quyết liệt với các nhà văn ngoài Đảng. Lê-nin không chỉ nêu ra lập trường văn học có Đảng tính rồi ngồi yên, để họ tùy ý đi theo thì hay, mà không theo thì thôi. Và Lê-nin không thỏa hiệp với họ một chiều như ông Trương Tửu đã trình bày. Trong quyển sách của Mei-lakh, tôi không thấy đoạn nào nói rằng Lê-nin đã để cho Briux-xov tham gia viết vào tờ báo của Đảng. Sao ông Trương Tửu lại khẳng định Briux-xov đã đăng trong báo Đời mới?

Theo chứng minh của tôi ở đoạn trên: quả là có yêu cầu về tổ chức tính, ở một mức độ nhất định, đối với các nhà văn ngoài Đảng muốn đi theo cách mạng dân chủ, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, thời 1905-1907. Sau Cách mạng tháng Mười lẽ tất nhiên là yêu cầu nầy càng thêm rành mạch, dứt khoát. Bằng chứng là cuộc đấu tranh của Lê-nin chống tư tưởng và hành động của "Pro-let-kult" (của tổ chức tự mạo nhận là "Văn hóa vô sản") nhằm thoát ly sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích và của chính quyền Xô-viết. Tháng 10-1920, Lê-nin yêu cầu "Pro-let-kult" hãy quan niệm nhiệm vụ của mình là bộ phận của các nhiệm vụ chính trị chung của giai cấp vô sản, hãy thực hiện công tác của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và của chính quyền Xô-viết, và hãy đừng có "tự trị" ở trong Ủy ban nhân dân về Giáo dục nữa (từ sau Cách mạng tháng Mười "Pro-let-kult" là một tổ chức tự nguyện nhập vào Ủy ban nhân dân nầy). Đây không phải là yêu cầu về tổ chức tính thì là gì?

Bất cứ một người mác-xít nào không thể quan niệm Đảng tính tách rời tổ chức tính. Quả thật là văn nghệ sĩ không thể và không nên nhận lãnh đường lối văn nghệ có Đảng tính mà không chịu gắn bó với một tổ chức của Đảng hoặc với một tổ chức rộng hơn do Đảng lãnh đạo. Vì không chịu gắn bó như vậy tức là chưa nhận lãnh sự lãnh đạo của Đảng. Ông Trương Tửu cố hết sức biện hộ cho một thứ Đảng tính siêu hình trong văn học, thoát ly khỏi bất cứ tổ chức nào do Đảng lãnh đạo. Nhất là dưới chế độ ta, trong đó bất cứ ở địa hạt nào, bất cứ ở ngành nào cũng phải có sự lãnh đạo của Đảng cả về chủ trương đường lối lẫn về tổ chức; biện hộ như ông Trương Tửu, dứt khoát là sai lầm. Biện hộ như vậy là biểu hiện của một tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cơ hội chủ nghĩa và vô chính phủ chủ nghĩa thôi. Mặt khác đó chỉ là những con đường đã quá lộ liễu của luận điệu mị dân, hòng mong lôi kéo một số văn sĩ lạc hậu kết bè kết cánh để chống đối với Đảng. Ông Trương Tửu có đem Mác, đem Lê-nin ra bao nhiêu đi nữa, cũng không sao có thể làm cho đại đa số người đọc tin được rằng ông có dồi dào Đảng tính. Ông tâng bốc cá nhân của văn nghệ sĩ lên tận mây, đặt cá nhân này lên trên giai cấp công nhân, trên Đảng, phong cho nó những trách nhiệm huênh hoang như nào là sự phát hiện "sự thực toàn diện", nào là "kiểm tra Đảng hiệu nghiệm hơn bất kỳ tổ chức nào của Đảng", nào là "chứng nhận về mọi hành động của Đảng trước tòa án lịch sử ngàn đời"… rốt cuộc ông cũng sẽ chỉ lôi kéo được theo ông một tối thiểu số rất lạc hậu mà thôi. Và thứ "Đảng tính" kỳ dị mà ông đưa ra cũng không thể dấu được bộ mặt thực của nó là đòi vượt lên trên Đảng, tự do đả kích Đảng, là "vô chính phủ lối ông lớn" như Lê-nin nói. Người đọc sẽ tin ông, sau khi ông đã tự kiểm điểm, tự nhận những lệch lạc của ông, tự phê bình nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân vô độ, chủ nghĩa vô chính phủ của ông.

Bài báo của Lê-nin, viết năm 1905 thật là trọng đại.

Một số người viết báo Nhân văn đã tỏ ý nhận định bài ấy chỉ có giá trị nhất thời thôi, trong hoàn cảnh cách mạng vô sản chưa thành công, Đảng chưa lên nắm chính quyền.Thực ra bài báo này mở một kỷ nguyên mới cho văn học Nga và văn học thế giới, vạch ra nguyên lý sống mãi tới ngày na cho văn học Xô-viết nói riêng, văn học vô sản, văn học xã hội chủ nghĩa nói chung. Bài ấy đã có tác dụng định đoạt vào sự phát triển của thiên tài Gor-ki. Bài ấy được tất cả các nhà văn, tất cả các nhà giáo Xô-viết, trong Đảng cũng như ngoài Đảng công nhận làm cơ sở lý luận cho cả nền văn học xã hội chủ nghĩa. Bài ấy mở đầu cho quyển sách tuyển tập các nhà văn Xô-viết, do Bộ giáo dục Liên-Xô chính thức xuất bản. So với những yêu cầu trước kia của Marx và Engels đối với văn học, bài báo của Lê-nin là một sự phát triển cao hơn và sâu hơn, thích hợp với thời đại cách mạng vô sản thắng lợi.

"Tổ chức Đảng và văn học có Đảng tính" là một bài báo công khai. Lê-nin đã viết ra nó nhằm xây dựng tất cả các nhà văn Nga tiến bộ đương thời, trong cũng như ngoài Đảng, động viên họ phấn đấu cho nền văn học mới mẻ, phong phú nhất từ xưa tới bấy giờ, nền văn học toàn tâm toàn ý phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng của giai cấp vô sản.

Chủ yếu là bài ấy xây dựng Đảng tính trong văn học, dứt khoát lên án văn học tự do cá nhân chủ nghĩa, văn học tư sản đã lỗi thời, đã thành phản động. Bài ấy cũng xây dựng một phần cho tổ chức tính. Mức yêu cầu đối với các văn sĩ trong Đảng có cao hơn đối với các văn sĩ ngoài Đảng. Nhưng đã tự giác đi theo lý tưởng đấu tranh dưới lá cờ tiền phong của Đảng thì văn sĩ trong cũng như ngoài Đảng phải có Đảng tính trong đó bao gồm tổ chức tính.

Chúng ta phải nhận lãnh toàn bộ nội dung bài báo của Lê-nin. Đã tự cho rằng mình là văn sĩ theo chủ nghĩa Marx – Lê-nin, chúng ta không thể – viện lý do rằng mình không phải là Đảng viên – chỉ nhận lãnh một thứ "Đảng tính" siêu Đảng, bất chấp tổ chức của Đảng. Chúng ta không thể đặt cá nhân mình lên trên, lựa chọn trong nội dung bài báo của Lê-nin những gì hợp với sở thích cá nhân thì ta theo, và bác bỏ những gì trong ấy mà ta cảm thấy không thích.

Chúng ta không được phép đem đầu óc chiết trung chủ nghĩa (éclectique) vào việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Ông Trương Tửu đã biểu thị chủ nghĩa chiết trung về triết học. Về chính trị, ông đã biểu thị chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vô chính phủ. Ngoài ra, ông đã nghiên cứu, phiên dịch bừa bãi.
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Ná»™i, s. 153 (27.12.1956), tr. 2-3, 11. Lại Nguyên Ân biên soạn.