trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Điểm nóng
  1 - 20 / 51 bài
  1 - 20 / 51 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
24.9.2008
 
Yasser Arafat: Từ phần tử khủng bố đến người cha hòa bình
Lê Hy Văn dịch
 
Năm 1959, Yasser Arafat và những chiến hữu của mình thành lập nên tổ chức Vận động Giải phóng Dân tộc Palestin (viết tắt theo tiếng Ả Rập là Fateh). Trong tiếng Ả rập, Fateh là tổ hợp những chữ đầu của từ “Palestin”, “giải phóng” và “vận động”. Lực lượng quân sự do tổ chức Fateh lãnh đạo lấy tên là “Đội quân Bão táp”, tạo nên hệ thống của tổ chức Fateh, đồng thời quy định đại hội đại biểu của Fateh là cơ cấu quyền lực tối cao. Đến 3/2/1969, Yasser Arafat được chọn làm người lãnh đạo của tổ chức Giải phóng Palestine.


Những hoạt động khủng bố của Fateh

Ngoài việc tấn công quân đội và cảnh sát của Isarel, tổ chức Giải phóng Palestine cũng tiến hành các hoạt động khủng bố đối với dân thường. Sự kiện nổi tiếng nhất là cuộc khủng bố vào năm 1972, 11 vận động viên nổi tiếng của Isarel tham gia Thế vận hội Munich đã bị các thành viên của tổ chức khủng bố “Tháng 9 đen tối”, thành phần cấp tiến của Fateh sát hại. Khi tin này được truyền đi, cả thế giới không còn tin vào tai mình nữa. Người vạch kế hoạch và thực hiện cuộc khủng bố ở Munich năm đó chính là người chịu trách nhiệm bảo vệ cho ông Yasser Arafat, đồng thời là người đứng đầu cơ quan tình báo của tổ chức Fateh, Abu Daoud. Ông này đã bị quân tình báo của Isarel đánh bom chết vào năm 1979.

Hành động cướp và uy hiếp máy bay, thủ đoạn hoạt động khủng bố được nâng đến mức đỉnh cao, thịnh hành một thời và đến nay vẫn chưa chấm dứt, thực ra chính là do tổ chức Fateh sáng tạo ra.

Ngày 6/9/1970, những người thuộc nhóm cấp tiến của tổ chức Giải phóng Palestin đã uy hiếp ba chiếc máy bay hành khách dân dụng của Anh, Đức và Thụy Sĩ (thực tế là 5 chiếc máy bay nhưng một chiếc bị ép đi đến nước khác, còn một chiếc thì chưa thực hiện được), buộc các phi công cho máy bay bay đến Jordan và cầm tù hơn 300 hành khách Mỹ, Anh, và cả Isarel, Tây Đức, Thụy Sĩ ở sa mạc trong một tuần lễ. Trong cuộc khủng bố này, chiếc máy bay bị ép phải hạ cánh ở Jordan đã bị phát nổ ngay tại sân bay.

Ngày 12/9, những người này cũng đốt cháy ba chiếc máy bay ở sa mạc và làm nổ tung một chiếc máy bay của hãng hàng không Mỹ tại sân bay Cairo. Những hành động khủng bố này của Fateh đã gây chấn động toàn thế giới. Đồng thời những hoạt động này cũng trở thành điểm khởi đầu cho hàng loạt các hoạt động uy hiếp máy bay liên tiếp vào thập niên 70 của thế kỷ trước và kéo dài mãi đến những năm 80 mới có dấu hiệu giảm bớt.

Các nhân viên vũ trang của tổ chức Giải phóng Palestine từng xâm nhập vào các gia đình thường dân người Isarel, bắt những đứa trẻ sơ sinh rồi cầm đầu ném vào đá. Máu lạnh như thế cũng không khác loài cầm thú là bao nhiêu.

Đến năm 1985, tổ chức Giải phóng Palestine cũng vạch kế hoạch uy hiếp một chiếc tàu du lịch của Ý mang tên A Jilai Lauro và đã ném một ông lão tàn tật Dustin 69 tuổi xuống biển. Sau đó, khi Yasser Arafat trở thành “người anh hùng hòa bình”, Abu Daoud, người tổ chức cuộc tấn công tàu du lịch đứng cạnh ông ta, đã được phóng viên Mỹ hỏi rằng: “Dustin vì sao lại bị ném xuống biển”. Abu Daoud rất thản nhiên cười đám: “Có lẽ ông ta muốn bơi!”.


Sự kiện uy hiếp máy bay ở Jordan và mặt phản diện của Fateh

Sau thất bại ở bờ Tây, Fateh đã lui về Jordan. Thế lực của Fateh tăng lên rất nhanh, dưới sự ủng hộ của Syria đã thành lập nên quốc gia riêng của mình. Họ khống chế rất nhiều vị trí chiến lược, bao gồm nhà máy lọc dầu phụ cận vùng Az Zarq,…

Tháng 6/1970 bắt đầu công khai chống đối với chính phủ Jordan. Lập kế hoạch ám sát Quốc vương Hussein của Jordan. Quốc vương Hussein nhờ có vệ sĩ đẩy xuống kênh bên đường nên mới tránh được nguy hiểm. Sau khi uy hiếp và phá hủy ba chiếc máy bay quốc tế vào tháng 9/1970, Quốc vương Jordan không chịu được nữa mới thương lượng với Anh và Mỹ để có những hành động quân sự trừng phạt đối với các nhóm du kích của tổ chức Giải phóng Palestin. Vào 19/6 Jordan tuyên bố quân lệnh trạng và hạ lệnh trục xuất tổ chức Fateh. Khi đó Yasser Arafat đã trở thành Tổng tư lệnh quân Giải phóng Palestine. Nội chiến Jordan bắt đầu.

Dưới sự ủng hộ của Liên Xô, Syria xuất quân chi viện cho tổ chức Giải phóng Palestine, phái hơn 200 xe tăng xâm nhập Jordan. Để chống lại cuộc xâm lược của Syria dưới sự bảo trợ của Liên Xô, Jordan đã cầu trợ Tổng thống đương thời của Mỹ khi đó là Nixon. Nixon đã đồng ý ra lệnh cho hạm đội 6 của Mỹ từ trạng thái luyện tập sang trại thái chiến đấu, tiếp cận khu vực Địa Trung Hải, cách Jordan 50 hải lý và gửi đi cảnh cáo đối với phía Liên Xô. Với sự yêu cầu của Mỹ và thỏa thuận ngầm với Jordan, Israel đã cử 4 chiếc máy bay chiến đấu bay trên không phận của Syria để thị uy. Phát hiện sự uy hiếp của không quân Isarel, quân đội Syria vừa mới bắt đầu chiến tranh 7 ngày đã như chim sợ cung lập tức điều động rút lui. Sau đó họ còn tuyên bố, Syria chỉ muốn giải quyết xung đột ở Jordan chứ không có ý định xâm lược các quốc gia Ả Rập anh em.

Quân đội Jordan tập trung xe tăng, máy bay và các vũ khí hạng nặng tấn công tổ chức Giải phóng Palestin. Tới 24/9 năm đó, quân đội Jordan giành được thắng lợi, buộc Yasser Arafat ký kết thỏa thuận ngừng bắn. Trong toàn bộ xung đột, hơn một nửa số thành viên tổ chức Giải phóng Palestin bị giết, số người chết trận lên tới hơn 4000 người.

Được nước Lebanon hảo tâm tiếp nhận số tàn quân, nhưng Fateh không có đủ người khiêng thương binh và phải nhờ các tiếp viên hàng không của Lebanon khiêng giúp xuống máy bay. Tháng 9 này trong lịch sử Jordan được gọi là “tháng 9 đen tối”. Tổ chức khủng bố “Tháng 9 đen tối" ra đời cũng là để kỷ niệm ngày đẫm máu này.

Sau thất bại vào năm 1970, ngày 28/11/1971, tổ chức khủng bố “Tháng 9 đen tối" xâm nhập vào thủ đô Cairo của Ai Cập, ám sát Thủ tướng của Jordan là Wasfi Tall, mở màn cho cuộc phục thù. Ngày 8/5/1972, tổ chức này đã tấn công một chiếc máy bay dân sự của hãng hàng không Bỉ tại sân bay Tel Aviv của Isarel. Hơn 20 du khách đến Palestin bị bắt giữ làm con tin. Đội biệt kích Mossad với hành động quyết đoán đã cứu được toàn bộ con tin.

Nhưng tổ chức “Tháng 9 đen tối" không lâu sau đã tổ chức hành động khủng bố thứ hai. Vào 31/5, ba phần tử thuộc đội “Xích quân” (Red Army) của Nhật Bản đã gây rối tại sảnh chính của của sân bay Tel Aviv, dùng súng bắn xả vào hành khách, giết chết 21 người. Trong số những người bị sát hại không hề có một người Isarel, đại đa số đều là những người mộ đạo muốn đến hành hương về Jerusalem. Điều đáng nói là người đứng sau các sát thủ khủng bố này chính là tổ chức khủng bố “Tháng 9 đen tối". Những cuộc tàn sát này đã làm toàn bộ Isarel chấn động. Nhân dân Isarel đã yêu cầu chính phủ của phu nhân Golda Meir có biện pháp trả thù. Nguyên tắc “ăn miếng trả miếng” của Isarel đối với các hành động khủng bố cũng được xác lập từ đó.

Ngoại trừ cuộc khủng bố Olympic Munich vào năm 1972, tổ chức Giải phóng Palestin còn đứng sau sự kiện uy hiếp máy báy dân sự của hãng hàng không Lufthansa Tây Đức, bắt 79 hành khách làm con tin. Nhưng những phần tử khủng bố này không gặp được may mắn, đã bị đội chống khủng bố Jaguar of Germany của Đức (GSG9) bắn chết bốn người, bắt làm tù binh một người, và giải thoát toàn bộ con tin.

Sau vụ khủng bố Munich 9 năm, Isarel công bố toàn bộ đầu não của tổ chức “Tháng 9 đen tối” đã bị Mossad ám sát. Các chi nhánh nước ngoài của tổ chức khủng bố Palestin đứng trước nguy cơ hủy diệt.


Yasser Arafat và cuộc chiến Lebanon

Sau khi rút về Lebanon, nhờ sự nhu nhược của chính phủ Lebanon, tổ chức Giải phóng Palestine đã hoàn toàn tự do hoạt động. Isarel còn gọi khu vực đó là “khu vực của Fateh”. Các thế lực Cơ đốc giáo ở Lebanon ngày càng bất mãn với Fateh. Và sự kiện Munich là giọt nước cuối cùng làm tràn ly, dẫn đến cuộc nội chiến của người Palestine. Cho tới năm 1981, trước khi quân đội Isarel can thiệp theo yêu cầu của tổ chức giáo hội Cơ đốc giáo Lebanon, cuộc nội chiến đã giết hại hơn 40 ngàn nhân viên vũ trang của những người Muslim Lebanon, lực lượng dân binh Cơ đốc giáo Lebanon và tổ chức Fateh. Số lượng thường dân và phi vũ trang thiệt mạng trong cuộc nội chiến này thì không thể thống kê được. Thủ đô Beirut, thành phố giàu có xinh đẹp vốn được mệnh danh là Paris của xứ sở Ả Rập trở nên tan hoang. Lebanon bị biến thành một trong những quốc gia nghèo nhất của xứ Ả Rập. Khi quân đội của tướng Sharon bao vây Beirut, những người Muslim Lebanon bắt đầu thay đổi thái độ, phối hợp với quân đội Isarel để chiến đấu. Họ cung cấp cho quân đội Isarel vị trí của chỉ huy Yasser Arafat và các tin tình báo quan trọng khác.

Ngày 3/6/1982, đại sứ của Isarel tại Anh bị các phần tử khủng bố ám sát. Ngày 4, không quân của Isarel tấn công căn cứ quân du kích Fateh đặt tại Lebanon. Ngày 6, quân Isarel chia làm ba đường tấn công Lebanon và họ chỉ mất 6 giờ đồng hồ để phá hủy căn cứ tên lửa đạn đạo SA6 của Syria và thung lũng Beika gần thủ đô Beirut của Lebanon. Sau hai lần không chiến, quân đội Isarel đã bắn hạ hơn 80 chiếc máy bay chiến đấu của Lebanon, nhưng phía Isarel thì một chiếc máy bay cũng không bị tổn thất. Ngày 11/6, Syria và Isarel đi đến hiệp định ngừng bắn.

Quân đội Isarel tập trung quân bao vây và tấn công bộ tổng chỉ huy của quân Giải phóng Palestine ở khu vực phía tây thủ đô Beirut trong hơn hai tháng. Sau đó dưới sự can thiệp của Liên Hợp Quốc và quân đội giữ gìn hòa bình, bộ tổng chỉ huy quân Giải phóng Palestine và hơn 10 ngàn nhân viên vũ trang rút khỏi Beirut, phân tán ra khắp các nước thuộc liên minh Ả Rập. Cuộc chiến này trong lịch sử được gọi là “Cuộc chiến Trung Đông lần thứ 5”. Các nước Ả Rập vốn muốn liên thủ để trừng trị Isarel nhưng quân đội Isarel đã nhanh chóng hành động trước, trừng trị Yasser Arafat.

Sau đó bộ chỉ huy của Yasser Arafat rút về ngoại ô phía Nam thủ đô Tunis của Tunisia. Nhưng đến 1/10/1985, không quân Isarel đã tập kích bất ngờ, biến bộ tổng chỉ huy của quân Giải phóng Palestine thành bình địa, hơn 10 người thiệt mạng. Yasser Arafat do đến muộn mà may mắn thoát chết.


Sau khi chết

Vào năm tổ chức cuộc đàm phán hòa bình giữa Palestine và Isarel, trong cuộc họp báo, khi phóng viên hỏi cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và Tổng thống Mỹ Clinton đánh giá ra sao về Yasser Arafat. Cả hai người này đều nói một câu: “Bất kể là mọi người nhìn Yasser Arafat ra sao thì ông ta vẫn được người Palestine coi như cha. Nghe nói, người dân Palestine gọi Yasser Arafat là Abu Amr, nghĩa là người cha của chiến tranh”.

Cục Điều tra Liên bang của Mỹ từng điều tra xác minh việc Yasser Arafat có phải là người đã hạ lệnh ám sát hai quan chức ngoại giao của Mỹ vào 1/3/1973 hay không. Thời gian đó, 8 phần tử của tổ chức “Tháng 9 đen tối" đã xâp nhập vào đại sứ quán Saudi Arabia đặt tại thủ đô Khartoum của Sudan, bắt cóc nhiều người, trong đó có hai đại sứ của Mỹ là Cleo Noel, Charge d’Affaires Gogerge Curtis Moore và một quan chức ngoại giao của Bỉ là Guy Eid. Ngày hôm sau, ba quan chức ngoại giao này bị giết. Phía Mỹ đã có được cuộn băng ghi âm chứng minh Yasser Arafat đã hạ lệnh giết ba người này.

Từ cuối năm 2001, Isarel quản thúc Yasser Arafat tại nơi ở của ông ở Ramallah. Đến năm 2004 Yasser Arafat tới Pháp để chữa bệnh và qua đời trong bệnh viện của Pháp.

Khi qua đời, Yasser Arafat đã để lại số tài sản 4 tỉ USD trong ngân hàng cho bà vợ người phương Tây của mình.

Vào tháng 8/2002, Cục trưởng Cục Tình báo Quân sự của Isarel Aharon Ze’evi đã dự đoán số tài sản của Yasser Arafat là hơn 1.3 tỉ USD. Nói cách khác, số tiền tiết kiệm ngân hàng của ông ta ít nhất cũng có khoảng 1.5 tỉ USD.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong báo cáo thống kê đã chỉ rõ, trong thời gian từ 1995 – 2002, Yasser Arafat đã chuyển 900 triệu USD từ quỹ công của Palestine vào tài khoản cá nhân của mình để phục vụ các hoạt động kinh doanh.

Tháng 2/2008, chính phủ Pháp bắt đầu điều tra vấn đề rửa tiền và trả thuế đối với tiền vốn vãng lai từ 7/2002 – 7/2003 của bà Suha và đã thu được số tiền là 150 triệu USD.


Sự kiện tài khoản ở ngân hàng Paris

Tháng 11/2003, một tờ báo của Pháp đưa tin: trong tài khoản ngân hàng của Suha, vợ ông Yasser Arafat, ở ngân hàng Paris xuất hiện 9 triệu USD không rõ nguồn gốc và Viện Kiểm sát Paris đã tiến hành điều tra. Đây là tờ báo chuyên đưa những khuyết điểm về các danh nhân và chính khách, vì thế dạng tin tức này như một quả bom gây được sự quan tâm rất lớn của giới truyền thông quốc tế.

Wesite của công ty truyền thông Colombia của Mỹ đưa tin, từ năm 2000 trở đi, Suha vì lý do phải trông nom con gái mắc bệnh bạch huyết cầu nên thường xuyên lưu lại Paris, chưa từng trở về Palestine, gần như trở thành một công dân của Pháp. Bà ở trong khách sạn 5 sao ở Paris hơn một năm, với số tiền thuê mỗi đêm là 8700 bảng Anh. Bài báo còn nói, vào năm 2002 bà Suha còn mua một căn hộ ở khu vực cao cấp gần đường với giá lên tới hàng triệu bảng Anh và tại một khu vực cao cấp khác cũng đã có không ít bất động sản. Bà Suha còn là khách thường xuyên của các lễ ra mắt các bộ sưu tập thời trang cao cấp của Paris, trên người đều mặc những sản phẩm của các nhà thiết kế số 1 Paris. Ngay cả kiểu tóc cũng là do nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng nhất ở Paris thực hiện. Mà hai người bạn thân thường xuyên qua lại với Suha là vợ của một nhà buôn vũ khí Saudi Arabia và vợ của Quốc vương Morocco. Không thể phủ nhận đây đều là những phu nhân giàu có. Và điều này cho thấy bà Suha có một cuộc sống khá hoang phí ở Paris.

Thống tấn xã Pháp nhận được tin từ Bộ Tư pháp Paris, Viện Kiểm sát Paris đã xác thực từ trung tuần 10/2003 bắt đầu điều tra, ngân hàng cũng xác thực vào khoảng tháng 6-7 năm 2002, có 9 triệu Euro từ Thụy Sĩ chuyển đến tài khoản của Suha tại ngân hàng Ả Rập và ngân hàng BNP Paris. Tờ báo này còn nói, 2 triệu Euro trong đó được chuyển đến tài khoản của văn phòng nhà thiết kế nội thất nổi tiếng ở Paris Albert Pinto. Ban phòng chống lậu thuế châu Âu cho rằng, tiền mà các quỹ từ thiện châu Âu viện trợ cho chính phủ tự trị Palestine rất có khả năng bị dùng vào mục đích cá nhân, nên đã thành lập tổ điều tra từ 1/2004.


Vĩ thanh

Ted Koppel của đài truyền hình ABC nước Mỹ từng hỏi cựu Thủ tướng nước Anh Tony Blair, người rất nhiệt thành với “tiến trình hòa bình Trung Đông” rằng: “Yasser Arafat bắt đầu từ một phần tử khủng bố và kết thúc bằng Giải Nobel Hòa bình, liệu rằng có một ngày nào đó, Bin Laden sẽ được người ta phong tặng danh hiệu anh hùng giải phóng dân tộc hay không?”.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas