trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 7412 bài
  1 - 20 / 7412 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Ý kiến ngắn
17.3.2005
Thích Bình Thường
thu 570
 

Câu “mọi vật hiện hữu đều phải có một nguyên nhân” được lầm lẫn xem như một chân lý từ xưa nay và hay được các nhà hữu thần dùng để lập luận cho một Thượng đế hiện hữu (The first-cause argument). Nhưng lập luận này đã bị phản bác hoàn toàn bằng lập luận mà bạn Hoàng Ngọc (HN) đã trình bày trong mục Thư độc giả ngày 19.2.2005. Lập luận của ông HN vô tình trùng hợp với lập luận của Bertrand Russell (1872-1970), một nhà văn, một giáo sư triết và toán học, đã từng đoạt giải Nobel văn chương năm 1950, trước khi khoa học xác định một vật có thể tự hiện hữu mà không nghịch lại bất cứ một định luật khoa học nào. Vậy với những khám phá mới của khoa học ngày nay, câu “mọi vật hiện hữu đều phải có một nguyên nhân” trên không còn giá trị như một chân lý nữa.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải bàn thêm cho rõ ràng về lập luận này mặc dù nó đã được dựa trên một tiền đề mà khoa học đã chứng minh là không phải chân lý như mọi người vẫn lầm tưởng. Có hai vấn đề mà ông Đỗ Xuân Phương (ĐXP) đã nêu ra trong Thư độc giả ngày 14.3.2005 : nguyên nhân đầu tiên và một nguyên nhân:


Nguyên nhân đầu tiên:

Nguyên nhân này đã được bạn HN trình bày rồi. Tôi chỉ xin dịch tóm tắt phần trình bày của Bertrand Russell để độc giả nhận định:

…Nếu mọi vật phải có một nguyên nhân thì Thượng đế cũng phải có một nguyên nhân. Nếu vẫn còn có vật nào đó hiện hữu mà không cần một nguyên nhân, chẳng hạn như thế giới của Thượng đế, thì như vậy lý luận về nguyên nhân đầu tiên (the first-cause argument) không còn giá trị nữa. Lý luận này hoàn toàn giống như cách nhìn của người Ấn Độ là thế giới được dựa trên con voi và con voi được dựa trên con rùa, và khi có ai hỏi “vậy con rùa thì sao” thì họ trả lời rằng “hãy giả thiết như chúng ta thay đổi đề tài”. Lý luận về một nguyên nhân đầu tiên không khá gì hơn lối nhìn này. Không có lý gì để thế giới đã không thể hiện hữu nếu không có một nguyên nhân, và ngược lại, cũng không có lý gì tại sao thế giới đã không luôn luôn hiện hữu. Không có một lý do nào cả để giả thiết rằng thế giới đã có một khởi đầu. Ý tưởng rằng các vật đều có một khởi đầu rõ ràng là do sự nghèo nàn tưởng tượng của chúng ta. Do đó, có lẽ tôi không cần phải tốn thêm thời giờ về lý luận nguyên nhân đầu tiên này nữa.” (1)


Một nguyên nhân:

Lối lý luận của ông ĐXP dựa trên một nguyên nhân thì có vẻ mới lạ. Tôi xin được góp ý như sau:

Thượng đế được cấu tạo như thế nào cho đến nay chẳng một ai biết, nhưng các nhà hữu thần đều đồng ý về một vài bản tính căn bản mặc dù rất mâu thuẫn. Thượng đế là một hữu thể hay một sinh vật, có ý chí, tự do, toàn năng, tự sinh, toàn thiện… Nếu đã là một hữu thể hay một sinh vật thì tất nhiên phải có phần vật chất (mass), dù là hữu hình hay vô hình, vì còn có những thứ vật chất có tầng sóng nằm ngoài khoảng từ mầu đỏ tới mầu tím mà mắt con người không thể thấy. Nhờ phương trình của Einstein E=mc2 nên chúng ta có thể kết luận được rằng nếu không có phần vật chất, nghĩa là m=0, thì Thượng đế sẽ không có năng lực hay sự sống, nghĩa là E=0. Bất cứ thứ gì mà không có phần vật chất (mass) sẽ chẳng có năng lực làm được gì. Ánh sáng cũng có phần vật chất như mọi vật khác. Vậy phần vật chất của Thượng đế chắc chắn phải gồm hằng tỉ nguyên tử hợp lại, vì một nguyên tử đứng riêng rẽ không thể làm thành một hữu thể hay một sinh vật. Vậy để có Thượng đế thì chắc chắn cũng phải có nhiều nguyên nhân như tất cả những vật khác. Thượng đế vẫn chưa phải là một nguyên nhân hay nguyên nhân đầu tiên. Hơn nữa, nếu xét cho cùng thì một nguyên nhân cũng sẽ qui tụ về cái loại nguyên nhân đầu tiên. Do đó, phân biệt hai loại nguyên nhân của ông ĐXP không có một căn bản nào, vì tuy hai nhưng thực ra chỉ là một. Chỉ có một nguyên nhân đầu tiên mà thôi chứ không thể có hai hay nhiều nguyên nhân đầu tiên được.

Dù sao thì khoa học cũng đã xác định một vật có thể tự hiện hữu rồi. Nếu chúng ta tìm hiểu thêm về nguyên lý bất định của Heisenberg (uncertainty principle) về sự vi phạm nguyên lý năng lượng bảo tồn (first law of thermodynamics) có thể xảy ra trong một khoảng thời gian cực ngắn thì một vật tự hiện hữu không đi nghịch lại bất cứ một định luật khoa học nào.

Ghi chú: (1) Bertrand Russell, Why I am not a Christian, trang 7, George Allen & Unwin LTD., 1957.