trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
22.9.2006
Đông A
Địa đàng có phải là từ thuần Việt?

Trong bài viết “Về bốn chữ ‘Địa đàng trần gian’ của ông Nguyễn Nhật Anh”, ông Cao Xuân Hạo nhận định “địa đàng” là “một từ ngữ thuần Việt, không hề có trong tiếng Hán” sau khi tra và nhờ tra từ điển Hán.

Tôi không biết ông Cao Xuân Hạo đã tra và nhờ tra các từ điển Hán nào, và cũng không rõ ông Cao Xuân Hạo có giới hạn tiếng Hán là thứ tiếng mà người Trung Quốc sử dụng thời Hán hay không. Để kiểm tra “địa đàng” có được sử dụng trong tiếng Trung, thứ tiếng mà người Trung Quốc hiện nay đang sử dụng, hay không tôi dùng Google tra từ “địa đường” (地堂). Google cho tôi 54900 kết quả có chứa từ “địa đường”. Kết quả này cho thấy từ “địa đường” có trong tiếng Trung. Cũng nhờ có Google mà tôi tìm được Thiên Chúa giáo Anh Hán tụ trân từ điển ở trang http://www.21music.org/NEW/BLESSING/dict/
hay ở trang http://stteresa.catholic.org.hk/website/catechumenate/dictionary/.

Tra phần mục từ paradise trong từ điển này thì thu được:

paradise:(1)天堂。(2)樂園;伊甸園;地堂

Phiên âm Hán Việt: paradise: (1) Thiên đường. (2) Lạc viên; Y Điện viên; Địa đường.

Như vậy thì ít nhất Thiên Chúa giáo Anh Hán tụ trân từ điển có từ “địa đường” và từ này là một trong các đối dịch của từ paradise. Tiếp tục tra Google tôi tìm được một đoạn giải thích kỹ lưỡng hơn về “địa đường” ở trang:
http://www.millionbook.net/xd/s/shuxuelin/klzm/004.htm

Trang này cho biết “địa đường” vốn là “địa thượng thiên đường” (thiên đường trên mặt đất) và là một trong những đối dịch của “paradise terrestre”.

(樂園稱為「伊甸園」(Garden of Eden),或稱「地上天堂」(法文為Paradise Terrestre,英文為 eathly Paradise,然英文常省稱之為 Paradise。中國天主教通譯地堂).

Tóm lại từ kết quả tra Google có thể tạm kết luận là người Trung Quốc có sử dụng từ “địa đường” để chỉ “paradise terrestre”. Tuy nhiên tôi không thể khẳng định hay bác bỏ người Trung Quốc có học từ “địa đàng” của người Việt Nam hay không và đấy có phải là do sự “lây nhiễm đặc thù thường thấy ở những người không biết chữ Hán” hay không. Có thể người Trung Quốc cũng không biết chữ Hán và cần ông Cao Xuân Hạo chỉ bảo cho (!) Nhưng nếu chỉ vì người Việt Nam nói “địa đàng” mà không nói “địa đường” mà đi đến kết luận “địa đàng” là một từ ngữ thuần Việt thì có thể một ngày nào đó “phò mã” cũng là một từ ngữ thuần Việt vì người Việt Nam có ai nói “phụ mã” đâu.