trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Điểm nóng
Chính trị Việt Nam
  1 - 20 / 434 bài
  1 - 20 / 434 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị Việt Nam
14.11.2006
Đông La
Bàn về tính khoa học, biện chứng và sự hiểu đúng ý người viết
(Nhân bàn về bài viết của Bùi Tín)
 
Việc Bùi Tín xới lại những cái cũ ai cũng biết với thái độ không xây dựng, mà mục đích chính chỉ để hạ uy tín những nhà lãnh đạo cũng như chế độ Việt Nam hiện thời không thể “khoa học” được, bởi trong công cuộc đổi mới hiện tại, người dân trong nước cần một khoa học khác, khoa học trong những ý kiến của Đặng Quốc Bảo, Hoàng Tụy… và đặc biệt là của Nguyễn Trung, thể hiện rất phong phú và sâu sắc trong bộ tiểu thuyết Dòng đời mới xuất bản của ông. Còn Bùi Tín viết về chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam: “thái độ sùng bái Mao… Những người lãnh đạo đã … tự biến mình thành kẻ tay sai ngay trên đất nước mình”. Nhưng ông Hoàng Tùng từng là Tổng biên tập báo Nhân dân, hình như là “sếp” trực tiếp hay tiền nhiệm gì đó của Bùi Tín viết ngược lại trong hồi ký Những kỷ niệm về Bác Hồ mà tôi được đọc đoạn trích của Trần Viết Đại Hưng trên mạng http://www.hungviet.org/: “đầu năm 1951, trong một cuộc họp…, Bác nói Stalin không được như thế đâu, chỉ vì người ta cần có một ngọn cờ mà đưa lên như thế. Nghĩa là Bác biết rõ Stalin. Người không sùng bái, cũng như không sùng bái Mao Trạch Đông. Nhiều lúc Bác cũng phải ngoại giao”.

Ngay việc sửa sai Cải cách ruộng đất, những “kẻ tay sai” liệu có dám sửa ý của chủ? Cũng theo Hoàng Tùng, khi đoàn cố vấn Trung Quốc đưa bản danh sách loại bỏ các tướng lĩnh trí thức, Bác Hồ nói tướng Giáp xé đi, làm vậy thì còn gì là quân đội nữa. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, sự thay thế cách “đánh nhanh thắng nhanh” của Trung Quốc bằng cách “đánh chắc tiến chắc” không chỉ thể hiện tài năng tuyệt vời của tướng Giáp mà còn thể hiện rõ ràng nhất tính tự chủ của Việt Nam. Ngay ngày giải phóng 30-4-75, Việt Nam cũng làm ngược lại ý Trung Quốc không muốn Việt Nam thống nhất (xem cuộc hội đàm giữa Kissinger và Chu Ân Lai). Vậy một Đảng “tay sai” “mù quáng” “tê liệt tư duy” như đánh giá của Bùi Tín liệu có thể hành động được như trên không? Và còn có thể lãnh đạo dân tộc “đánh thắng cả hai đế quốc to” làm cả thế giới phải khâm phục không? Bùi Tín viết vậy sao có thể “khoa học” được!

Còn tôi nói Bùi Tín không “biện chứng” bởi nếu ông hiểu phép biện chứng thì phải hiểu quy luật mối liên hệ phổ biến và phạm trù tất yếu. Việt Nam năm 1945 “một cổ hai tròng Nhật-Pháp”, chết đói, hai bàn tay trắng, muốn giành độc lập làm sao có thể không dựa vào nước khác, mà lúc đó có thể dựa vào đâu hơn Trung Quốc? Chính Bùi Tín viết: Trung Quốc đã “viện trợ quân sự…; rồi gạo, vải, đường, thuốc men, xe Giải phóng…; hàng ngàn cán bộ quân sự, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá sang Trung Quốc học tập”. Vậy “được” nhiều “vật chất” của người thì ta cũng phải “mất” chút “tự chủ” gì đó cho người cũng là lẽ thường tình. Nhưng anh nói sai là tôi không nghe, hoặc lỡ nghe anh xui dại thấy sai là tôi sửa! Một người từng trải như Bùi Tín mà không hiểu những lẽ thông thường ở đời, lại nhìn sự việc tách bạch, giản đơn thì trong triết học cái nhìn đó người ta gọi là cái nhìn siêu hình, làm sao mà “biện chứng” được! Còn trong chính trị người ta gọi là cái nhìn thiển cận.

Bùi Tín viết: “Về bản thân tôi, ông Đông La bảo tôi… bất mãn cá nhân, không được ăn nên đạp đổ thì không đúng. Cá nhân tôi không hề bất mãn vì chế độ đã trọng dụng tôi… tôi chỉ yêu cầu lãnh đạo trả lại cho nhân dân các quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do lập hội, và bầu cử hoàn toàn tự do theo chế độ đa đảng trong trật tự, luật pháp”. Những yêu cầu của Bùi Tín nhiều điểm có lý, nhưng cũng theo phép biện chứng, cái có lý chưa chắc hợp lý. Điều bất thường là khi ý mình không được nghe (tức không được trọng dụng), Bùi Tín đã quay lưng phủ nhận hoàn toàn chế độ đã ưu đãi mình, chính mình đã cúc cung tận tuỵ phục vụ một thời gian dài, trong khi toàn thế giới lại ứng xử ngược với Bùi Tín, càng ngày càng thân thiện, hợp tác chặt chẽ toàn diện hơn với Việt Nam. Bánh xe lịch sử vẫn lăn, việc Bùi Tín cố nói ngược lại xu thế có khác gì hành động “chọc gậy bánh xe”! Ông có thể tự biện hộ nhưng khó bịt được miệng dư luận trong nước rằng, nếu ông được lên Tổng biên tập, vô Trung ương, sẽ chẳng bao giờ có chuyện chạy trốn đâu!

Còn tôi viết có lần ông Bùi Tín “xui dại”, đó chính là nội dung bài "Lộ trình mới – Rốt Mép của Ê-I-Ai", đăng trên tờ Thông Luận số 159 tháng 5.2002, khi ông giới thiệu "Lộ trình cải tiến bang giao Mỹ – Việt theo hướng dân chủ hoá" do nhiều nhà nghiên cứu Hoa Kỳ và khoảng mười nhà nghiên cứu Việt Nam họp bàn và đưa ra tại trụ sở của American Enterprise Institute (AEI Ngày 11 tháng 4 năm 2002”. Trong bài đó và những bài tranh luận với Nguyễn Minh Cần, Bùi Tín viết: “Gắn bó, liên minh với ai? Trong thời ‘toàn cầu hóa’… Việt Nam theo chúng tôi chỉ có một sự lựa chọn: liên minh với Trung Quốc hoặc là với các nước dân chủ phương Tây do Hoa kỳ đứng đầu… Ði theo ông anh Bắc Kinh, chính trị có thể mặn mà, nhưng về mọi mặt, nhất là về kinh tế thì lỗ to, lỗ đơn lỗ kép"; "Hãy chọn bạn mà chơi! Làm bạn với Hoa Kỳ không dễ đâu… Vì quý Việt Nam mà nay họ chủ động giang tay bè bạn! Tôi rất lo là khéo mà ta lại lỡ tàu..."; "Kết bạn thân thiết với Hoa Kỳ, Việt Nam có thể tiếp nhận đến 50 tỷ USD đầu tư không mấy khó khăn, chưa nói đến hàng chục tỷ USD có thể có từ cộng đồng Việt Nam trên khắp thế giới”; “Hoa kỳ đứng đầu thế giới dân chủ nay, qua cơ quan chiến lược của họ, muốn ngỏ lời kết bạn thân thiết chân thành với Việt Nam, do nhu cầu chiến lược của họ, và chiến lược ấy lại hoàn toàn ăn khớp với quyền lợi, nguyện vọng của nhân dân ta”; “Có một nước Mỹ khác hẳn với nước Mỹ mà bộ máy tuyên truyền Hà Nội thường vẽ nên”; “Nước Mỹ rất trẻ, không hề có phong kiến, vua quan, sớm có dân chủ từ khi lập quốc. Họ có dân chủ trong máu”…

Ông Nguyễn Minh Cần, trong bài “Việc ta, ta cứ làm” trên trang web http://www.ykien.net đã cho Bùi Tín viết vậy là đã “quên cái kinh nghiệm đau xót của những người cầm quyền ở miền Nam đã lệ thuộc vào Hoa Kỳ”, coi những lời phân tích của Bùi Tín như "dỗ con nít" vậy!”; rồi ông kết luận: “Ðọc hai bài của ông Bùi Tín về ‘Lộ trình’, riêng tôi thì thấy rất buồn cho một người bạn dân chủ bị lầm lạc…” (10.10.2002). Như vậy tôi nói Bùi Tín khuyên chúng ta nên quan hệ đặc biệt riêng với Mỹ không đúng ý ông như trong ý kiến mới của ông sao?

Tôi đồng ý với ông là người góp ý cần phải đúng ý người viết. Tôi không ngờ một ý kiến ngắn của tôi trên talawas lại gây ra những cách hiểu khác nhau như vậy. Câu chữ chỉ là những ký hiệu, nhiều khi để hiểu thấu đáo ý nghĩa, phải đặt chúng trong tổng thể văn cảnh. Khi bàn về cái “không có tài” của Bùi Tín, tôi đã đưa ra những mẫu mực tài năng như Đặng Quốc Bảo, Hoàng Tụy, Nguyễn Trung… Họ đều thành đạt trong nghề nghiệp, họ đều không quay lưng lại với con đường mình đã đi, họ chỉ góp ý với mong muốn đất nước có những thay đổi phù hợp với giai đọan mới. Như vậy, chuyện đi theo hay không đi theo ĐCS không phải là tiêu chuẩn để xác định “cái tài” trong ý kiến của tôi; mà với Bùi Tín, tôi chỉ đưa ra một logic hình thức đơn giản, một người chậm hiểu thì không thể có tài được vậy thôi. Trong ý kiến thứ hai tôi đã viết rõ ý của mình hơn, thực chất một số người quay lưng không phải do họ nhận ra con đường mình đi là sai (nếu thực vậy họ không thể đi lâu như thế), mà chỉ đơn giản là do tham vọng không đạt nên đã quay lưng; một hành động được ca ngợi với một nhóm nhỏ “chiến sĩ dân chủ”, còn đa phần người dân bình thường trong nước rất coi thường. Nếu họ chỉ bất hợp tác, không đăng đàn diễn thuyết, rao giảng đạo lý, tôi cũng chẳng viết làm gì.

Về chuyện Uyên Vũ có ý xúc phạm tôi khi nhắc tới việc tôi nhắc đến Nguyễn Trung chỉ vì thấy ông nổi danh. Nếu Uyên Vũ biết sự thực thì chắc không bao giờ viết vậy. Đơn giản là vì cách đây mấy năm, chính Nguyễn Trung, vị cựu đại sứ, nguyên thư ký thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi đọc bài giới thiệu về tôi đã chủ động làm quen. Với Uyên Vũ đó có thể là chuyện ngược đời, còn tôi, chính sự bất kể địa vị tuổi tác của ông đã làm tôi rất quý trọng. Hồi ấy, trên diễn đàn văn chương tên ông còn rất lạ lẫm, còn tôi hai năm liền, 1997-1998, đã được tặng thưởng phê bình và thơ của tạp chí Văn nghệ Quân đội, những bài tranh luận với Đỗ Minh Tuấn, Trần Mạnh Hảo, Trần Đăng Khoa đã rùm beng rồi. Ông đã xin tôi một cuốn sách và tặng tôi một cuốn, nhờ tôi góp ý về kỹ thuật viết để ông viết cuốn sách “để đời”, đó chính là bộ Dòng đời của ông. Gần đây, chính vì mối “thâm giao” đó, tôi đã đứng ra bảo vệ ông trước Phạm Toàn trên talawas và đặc biệt là sự quy chụp rất nặng nề của Trần Thanh Đạm, riêng bài này tôi đã gởi cho VietNamNet, được BBT trả lời là “rất hay” nhưng không hiểu sao lại không được đăng. Ông đã viết thư cảm ơn tôi rất nhiều. Vậy đâu phải tôi nhắc tới Nguyễn Trung chỉ vì muốn thơm lây danh tiếng của ông như ý Uyên Vũ.

Còn với Việt Hải, tác giả cho “hành trình” một dân tộc dễ dàng đến mức không thể “vấp ngã” sao? Nước Đức thời phát-xít có sai lầm không? Nước Pháp đi “khai hóa” rồi cuối cùng bị thua ở Điện Biên Phủ, nước Mỹ tốn bao nhiêu tiền của và gần 60.000 sinh mạng để chống Việt cộng rồi hôm nay lại đón thủ tướng Việt cộng tại Nhà Trắng,… thì có sai lầm không? Còn nhìn quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc là phải toàn diện về mọi lẽ “được mất”, cuộc chiến 1979 chứng minh rõ ràng nhất, còn chỉ tính theo kiểu Việt Hải thì riêng việc chi viện, Trung Quốc đã mất cho Việt Nam không ít đâu.

10-11-2006

© 2006 talawas