trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
29.10.2008
Nguyá»…n Mai SÆ¡n

Thưa ông Nguyễn Đăng Thường,

Đọc đến câu “Sự hoài nghi của chủ nghĩa hậu hiện đại là cốt để đặt lại các vấn đề và tạo ra một cái/cách nhìn mới. Nếu đem sự hoài nghi ấy để hoài nghi lại giá trị của chủ nghĩa hậu hiện đại thì ta sẽ bị mắc vào cái vòng luẩn quẩn hay bị rơi vào ngõ cụt. Nói cách khác, chủ nghĩa hậu hiện đại không thể là con rắn tự cắn đuôi. Sự hoài nghi của chủ nghĩa hậu hiện đại lại càng không nên hiểu là ‘muốn nói sao cũng được’ một cách thô thiển” của ông, tôi nhớ đến câu tục ngữ của người Việt: “Dao sắc không cắt được chuôi”. Cho nên không cần phải “nói cách khác” bằng việc khẳng định “Chủ nghĩa hậu hiện đại không thể là con rắn tự cắn đuôi”. Có nghĩa rằng, bằng tinh thần hoài nghi, anh có thể hoài nghi tất cả, chỉ trừ anh ra thôi vì anh là “hậu hiện đại”. Nếu chủ nghĩa nào cũng tự cho phép trừ mình ra thì thưa ông Nguyễn Đăng Thường cái “context” xã hội trên thế giới này sẽ như thế nào nhỉ? Bất khả tri chăng? Biết người mà không biết mình chăng? Mặt người có lọ nghẹ thì chê mặt mình có lọ nghẹ thì… chăng?

Và nếu nói một cách đơn giản rằng: “Sự hoài nghi của chủ nghĩa hậu hiện đại” chỉ “là cốt để đặt lại các vấn đề và tạo ra một cái/cách nhìn mới”, tôi nghĩ, thiền học đã đặt ra vấn đề này từ mười hai thế kỷ về trước. Vậy “Chủ nghĩa hậu hiện đại” có gì mới trong vấn đề này?

Khi dùng từ “chủ nghĩa hậu hiện đại”, tôi xin ông Nguyễn Đăng Thường có thể cho độc giả biết “cha đẻ” của chủ nghĩa hậu hiện đại là ai, như vậy thì mới biết rằng cái “không thể cắn đuôi” là không thể cắn vào “cha đẻ” nào. Vì rằng tôi thấy những người “có quyền” đứng vào “hậu hiện đại” trên thế giới nhiều quá và còn đang lan cả sang Việt Nam, và hình như họ nói chẳng giống nhau về chính “hậu hiện đại”, nội chỉ có cái “nguyên nhân đầu tiên” của khái niệm thôi đã đầy rối rắm và nhiều “hoài nghi” đến độ mà có người phải hiểu “mỗi thời đại đều có chủ nghĩa hiện đại của riêng mình” rồi.

Tôi chú ý đến ý kiến ngắn của ông Trần Văn Tích:

Dẫu vậy, vẫn chưa có ai, hình như kể cả ông Hoàng Ngọc-Tuấn, xác định được người khai sinh và niên đại chào đời của các từ postmodern, postmodernism. (Vì phần trích dẫn tài liệu liên quan đến hai từ này quá nhiều, nên nếu đã có ai trong quí vị góp ý trên talawas chỉ rõ được tác giả nào đã “đăng bộ“ các từ này vào năm nào thì xin vui lòng tha lỗi cho người góp ý hôm nay, vì đã sơ sót không đọc thật kỹ.) Dường như hoàn cảnh chào đời của hai từ postmodernpostmodernism không giống hoàn cảnh của từ cybernetics…”

Thưa ông Nguyễn Đăng Thường, “chủ nghĩa hậu hiện đại” là “chủ nghĩa” kiểu gì khi ngay cả khái niệm, định nghĩa, “cha đẻ” của nó còn nhiều “hoài nghi” như vậy? Phải chăng còn nhiều từ dùng khác chính xác hơn như “Hoàn cảnh hậu hiện đại”, “Tinh thần hậu hiện đại”, “Trào lưu hậu hiện đại”…? Trong ý kiến trước, tôi có nói: “Tôi không bàn về lịch sử ra đời của từ “hậu hiện đại” cũng như chuyện chữ nghĩa (càng bàn càng xa) của nó, vì khái niệm “hiện đại” vẫn còn là cái “đương là”, cái “đang ở”, thì cái gì có “hậu” ắt có “tiền”, tức có đối đãi, phân biệt”. Nếu ông Nguyễn Đăng Thường có thể “xác định” được như ông Trần Văn Tích nói thì cái hoài nghi kia mới “tạm thời” lắng xuống, bằng không thì chính “Chủ nghĩa hậu hiện đại” với những–gì–liên–quan đến “khái niệm” của nó đang tạo ra sự “muốn nói sao cũng được” bằng tinh–thần–của–chính nó. Và khi ở trong tình thế “dao sắc không cắt được chuôi”, mọi sự không cho phép “muốn nói sao cũng được” đã đi ngược lại với tinh thần của chính nó mới trở nên thô thiển một cách không đáng có, tức ngụy tín. Phải chăng theo cách nghĩ của một số người, có một thứ “chủ nghĩa hậu hiện đại” hiện ra để đánh đổ “độc quyền” nhưng lại độc quyền chính mình, nếu không ông Nguyễn Đăng Thường tại sao phải đặt vấn đề “muốn nói sao cũng được” khi đưa ra những “hình nhộng” mà không chỉ có “chủ nghĩa hậu hiện đại” mới có quyền nắm giữ (mọi người có quyền “đúng/sai” hiểu rằng chẳng có “hậu hiện đại” gì trong những hình ảnh ấy được không?)?