Trong bài “
Hậu quả của những cuộc đàn áp bất đồng chính kiến trong nước đối với lợi ích quốc gia”, tác giả Phong Uyên xác quyết rằng:
“
Có thể nói Tổng sản lượng (GDP) của 3 triệu người Việt nước ngoài, tuy chưa tới 4% dân số toàn quốc, nhưng cao gấp rưỡi GDP toàn quốc:
Theo IMF, GDP của Việt Nam năm 2006 là gần 61 tỷ đô la
GDP per capita của một người Mỹ năm 2006 theo IMF là 43.444 đô. Cho là GDP của người Việt chỉ bằng 3/4 nguời Mỹ, khoảng 30.000 đô.
GDP per capita của một người Việt ở Âu (Anh, Đức, Pháp), vì trình độ học vấn cao hơn, nên xấp xỉ với GDP của người 3 nước này: 31.000 – 35.000 đô. Cho là 30.000 đô.
3.000.000 x 30.000 = 90.000.000.000 = 90 tỷ đô la. Số tiền mỗi năm gửi chính thức về để làm quà cho người thân vào khoảng 4 tỷ đô. Nếu kể cả số gửi "chui" cả thẩy khoảng 6 tỷ đô la cũng không thấm gì với Tổng sản lượng 90 tỷ đô của 3 triệu người Việt nước ngoài. Chỉ cần đầu tư 1/10 số tiền đó cũng đủ thay đổi triển vọng kinh tế nước nhà.”
Không rõ xuất phát từ nghiên cứu khoa học nào mà tác giả có thể khơi khơi khẳng định rằng GDP của mỗi người Việt ở Mỹ là khoảng 30.000 đôla, và rằng GDP đầu người của Việt kiều ở ba nước Anh, Đức, Pháp cũng là khoảng 30.000 đôla. Để rồi từ đó tác giả đưa ra kết luận lạc quan “3.000.000 x 30.000 = 90.000.000.000 = 90 tỷ đô la”. Phải chăng tất cả 3 triệu người Việt nước ngoài (thực ra cũng chỉ mới là ước đoán) đều có nhiều tiền như thế? Lấy
ví dụ ở Anh [1] , theo một báo cáo công bố đầu năm 2007, ước đoán có khoảng 55.000 người Việt sống ở Anh. Theo báo cáo này, trong thế hệ tị nạn đầu tiên, “đa số thiếu học thức, không có mấy kỹ năng có thể chuyển giao, và không nói tiếng Anh.” Riêng ở London, những người sinh ở Việt Nam ở tuổi 16-64 thuộc trong số các nhóm người có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất (23.5%).
Tác giả Phong Uyên có vẻ tự hào rằng ba triệu người Việt ở nước ngoài đã tạo ra tổng sản lượng “90 tỷ đô”, hơn hẳn 80 triệu dân trong nước với 61 tỷ đô. Cũng theo đà này, và cũng theo số liệu của IMF
[2] , nên chăng tác giả nói luôn là người Việt hải ngoại còn giỏi hơn cả các nước như Qatar (hơn 53 tỷ đô), Croatia (42 tỷ), Luxembourg (40 tỷ)?
Hy vọng tác giả Phong Uyên sẽ thận trọng hơn trong những bài viết sau này. Chủ đề có thể mang tính chất chính trị, nhưng đừng để chúng bị chính trị hóa thì hay hơn.
[1]Báo cáo của Runnymedee. Bản internet ở địa chỉ:
http://www.runnymedetrust.org/uploads/projects/Com%20Studies%20-%20Vietnamese%20(2).pdf[2]http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_(nominal)