trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
22.2.2007
Ha Tran
Cám ơn ông Song Vũ đã có phản hồi ý kiến của tôi.

Ông Song Vũ cho rằng “ý kiến của Trần Trung Đạọ là không sai”, tôi trân trọng ý kiến của ông; nhưng rất tiếc, ông vẫn chưa đưa ra được những bằng chứng khách quan để minh chứng ý kiến của ông Trần Trung Đạo là đúng. Thiết nghĩ rằng cái đúng, cái “không sai” phải được dựa trên những sự thật khách quan, đứng ngoài sự cảm nhận chủ quan của cá nhân. Những bằng chứng của ông Song Vũ đưa ra để bảo vệ cái “không sai” của ông Trần Trung Đạo mang nặng những yếu tố cảm nhận rất chủ quan, và cũng na ná giống lối viết của ông Trần Trung Đạo. Tôi sẽ thảo luận với ông vì sao những bằng chứng ông đưa ra là không khách quan, mang nặng cảm nhận và tình cảm cá nhân.

Trước hết, tôi muốn được trình bày một vài vấn đề về hai thuật ngữ: chủ quan/khách quan. Đó cũng là hai key words mà tôi sử dụng để góp ý kiến cho đoạn văn của Trần Trung Đạo mà tôi trích dẫn ở trên. Chủ quan (subjective) là dựa trên cảm tính (feeling), tình cảm (emotion). Chủ quan chỉ hiện hữu bởi cảm nhận (existing by perception) mà thôi. Trong khi đó, bằng chứng khách quan (objective) là những gì có thể đo lường (measurable) và quan sát (observable) được. Bằng chứng khách quan đứng ngoài, không lệ thuộc vào tình cảm và cảm nhận của con người.

Trần Trung Đạo cho rằng “… sau 32 năm chấm dứt chiến tranh nhưng lòng người vẫn còn ngăn cách, anh em nhìn nhau thù hằn xa lạ”.

Đứng trên nguyên tắc viết văn mà tôi vừa mới học được ở nền giáo dục đại học cộng đồng ở Hoa Kỳ, khi người viết đưa ra quan điểm nào đó thì phải hỗ trợ (support) quan điểm của mình bằng những bằng chứng (evidences) và lý lẽ (reasoning). Quan điểm “lòng người vẫn còn ngăn cách, anh em vẫn nhìn nhau thù hằn xa lạ” mà Trần Trung Đạo đã đưa ra không có bằng chứng và lý lẽ để hỗ trợ. Bằng chứng mà tôi phản hồi ông Trần Trung Đạo có thể quan sát và đo lường được. Ông Trần Trung Đạo dùng những hình ảnh Việt kiều biểu tình, thủ tướng Phan Văn Khải phải đi cửa sau là những bằng chứng thiếu khách quan. Có bao nhiêu người biểu tình? Có phải chỉ riêng thủ tướng VN là lãnh tụ quốc gia phải đi cửa sau không? “Một dúm người biểu tình”… là bằng chứng có thể đo lường và quan sát được. Hình ảnh thủ tướng Việt Nam đi cửa hậu không thể nói lên điều gì về lòng người còn ngăn cách hay không ngăn cách. Đây là vấn đề an ninh của một lãnh tụ. Ðược nhiều người yêu mến như Giáo hoàng cũng phải ngồi trong xe có lồng kiếng chắn đạn khi đi ra khỏi Vatican mà thôi. Và chúng ta cũng không thể dùng hình ảnh này để phê phán là có sự ngăn cách lòng người giữa Đức Thánh Cha và giáo dân.

Bây giờ, tôi sẽ lần lượt thảo luận 4 lập luận chính mà ông dùng để bảo vệ “ý kiến Trần Trung Đạo là “không sai”.

Thứ nhất: “Sự hận thù giữa những người dân trong nước với nhau”

Thú thật, trong lập luận thứ nhất này của ông, tôi không hiểu ông muốn nói lên điều gì để hỗ trợ ý kiến của Trần Trung Đạo cho rằng “lòng người vẫn còn ngăn cách, anh em vẫn còn nhìn nhau hằn thù xa lạ”. Có thể khả năng đọc và hiểu của đứa trẻ con nhà HO như tôi con non nớt, yếu kém nên không nắm bắt được ý của ông nhằm bảo vệ ý kiến của Trần Trung Đạo là “không sai”. Hy vọng ông có thể viết rõ hơn để giáo dục và dạy dỗ kẻ hậu sinh này. Người dân trong nước từ 32 năm nay vẫn yên vui hưởng phúc thái bình, chính trị và xã hội ổn định. Không có đảo chánh, khủng bố, biểu tình rầm rộ như ở Thái Lan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Căm Bốt… Không có biến cố đáng tiếc nào xảy ra trong suốt 32 năm qua là những bằng chứng khách quan.

Thứ hai: “Sự hận thù nơi những nạn nhân của cuộc CCRĐ do Đảng phát động từ những năm 55-56”

Tôi nghĩ rằng Cải cách Ruộng đất là một vấn đề “mốc meo” cũ rích, không còn mang tính thời đại nữa. Chính sách Cải cách Ruộng đất đã gây ra nhiều nạn nhân (victim) nhưng đồng thời có rất nhiều người được hưởng lợi bởi chính sách này. Một số địa chủ, nhà thờ, đồn điền Pháp bị mất đất, một số cán bộ có công với cách mạng bị vu oan ám hại, nhưng chính sách này cũng đã mang phúc lợi cho hàng triệu người cày. Những người được hưởng lợi bởi Chính sách CCRĐ là lực lượng nòng cốt của chính quyền Việt Nam. Đứng trên quan niệm đạo đức Teleology, tức quan niệm lấy số đông, lấy kết quả làm cứu cánh, chính sách CCRĐ là một chính sách rất thành công, cải tạo được những vấn đề vô cùng bất công về sở hữu đất đai mà chính quyền phong kiến, chính quyền đô hộ của Tây để lại. Chính sách CCRĐ mang lại công bằng cho hàng triệu người dân có ruộng để cày. Chính sách Khoán 10, hậu chính sách CCRĐ đã tạo tiền đề cho nhiều người nông dân trở thành tỷ phú bằng cách bán ruộng đất được khoán chia. Chúng ta cần phải bình tâm mà nhận xét thực tế. Chuyện phân chia gia tài trong một gia đình cũng có thể gây ra những mâu thuẫn khiến anh em, họ hàng giận hờn, không nhìn mặt nhau. Huống hồ gì một chính sách rộng lớn, mang lại sự công bình xã hội như CCRĐ thì thể nào cũng có những điều đáng tiếc xảy ra giữa người được và người mất. Hơn nữa, chính sách CCRĐ đã xảy ra cách đây đúng nửa thế kỷ. Nếu lòng người có thù hằn thì đã thù hằn từ lâu rồi. Nhưng người ta không hề thấy điều thù hằn này xảy ra và để lại hậu quả đáng tiếc gì từ nửa thế kỷ nay, và đó là bằng chứng rất khách quan.

Thứ ba: “Sự hận thù nơi những nạn nhân của các cuộc thanh trừng Nhân văn-Giai phẩm, và nhóm ‘xét lại, chống Đảng’”

Thưa ông Song Vũ, có bao nhiêu nạn nhân trong Nhân văn-Giai phẩm để khiến cho “lòng người vẫn còn ngăn cách, anh em nhìn nhau thù hằn xa lạ”? Tôi thấy các ông Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Nguyễn Văn Tý vân vân và vân vân… có hận thù gì nhau đâu, có nhìn ai thù hằn xa lạ đâu hả ông? Lập luận này của ông cũng hoàn toàn thiếu khách quan. Vào thời điểm Nhân văn-Giai phẩm, trong khi miền Bắc đang tập hợp sự đồng thuận của toàn dân để đối phó với tình thế phản bội hiệp định Geneva, cố tình phân chia đất nước của tiền nhân để lại, thì mấy ông văn nghệ sĩ, rồi ông Nguyễn Hữu Đang lại dùng báo chí sách động người dân đòi đi biểu tình thì người ta phải có biện pháp mà thôi. Đây là sự khác nhau, và cũng là điểm mạnh hay yếu giữa hai miền Nam Bắc trước 75. Miền Nam vào cuối mùa, gần đứt bóng rồi mà đủ mọi thành phần, bè nhóm tìm cách sách động dân chúng đi biểu tình đầy đường thì làm sao mà sống sót được!

Thứ tư: “Sự hận thù giữa những thành phần bị trị với giới lãnh đạo độc tôn đã phóng tay đọa đày những người không cùng phe phái với mình...”

Ý của ông Song Vũ muốn nói đến lòng hận thù của một số người như Hoàng Tiến, Nguyễn Thanh Giang, Dương Thu Hương hay Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Khắc Toàn đấy phải không? Có những con người hận thù đó thì cũng có nhiều người như ông Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy và gia đình, rồi hàng trăm doanh nhân Việt kiều, hàng bao nhiêu các trí thức Việt kiều đã được đất nước vinh danh, hàng ngàn người dân ở California và Hoa Kỳ đi dự lễ tất niên ở Tòa Lãnh sự VN ở San Francisco… Phải nhìn từ nhiều phía chứ, chỉ nhìn về một khía cạnh thì tôi e rằng thiếu khách quan.

Vấn đề số người gọi là “tỵ nạn cộng sản” mà ông Song Vũ cho là hơn 3 triệu người thì e rằng đó là con số phóng đại hơi nhiều. Và trong số đó có bao nhiêu người thực sự tỵ nạn chính trị, bao nhiêu người tỵ nạn kinh tế? Vì đây là ý kiến ngắn, nên tôi không muốn dài dòng về vấn đề này. Sự thật là nhiều năm nay chẳng còn ai tỵ nạn nữa.

Thưa ông Song Vũ, làm sao ông có thể quả quyết rằng ông Khải “không dám” tới California? Mỗi lãnh đạo đi ra nước ngoài có lộ trình riêng, thích ứng với nhu cầu làm việc của người ta. Nếu trong lộ trình đề xuất của ông Khải có ghi điểm đến là California, và cuối cùng ông ấy không đến, thì ông mới có thể nói là “không dám”. Tôi cho rằng ông dùng chữ “không dám” này quá chủ quan.

Sự kiện Trần Trường là đỉnh cao và cũng đánh dấu sự phá sản của phong trào chống cộng ở Little Saigon. Sau sự kiện Trần Trường, lòng dân bắt đầu ngao ngán tới tận cổ. Nhiều vấn đề xấu hổ được moi móc ra. Các đài ở Little Saigon đêm đêm tố chửi nhau kinh lắm, đài này hất hẩy vào mặt đài kia. Và sau sự kiện Trần Trường, giới con buôn chính trị ở Little Saigon không bao giờ có khả năng quy tụ được lòng dân quy về một mối được nữa.