© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
7.6.2005
Trần Đức Thảo
Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức
10 kì
Ðoàn Văn Chúc dịch
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10 
 
B. Những bước đầu của câu chức năng trong sự phát sinh loài

Chúng ta đã thấy rằng sự chuyển qua từ kì thứ nhất sang kì thứ hai của sự phát triển dự- thành nhân hàm ngụ trước hết sự hình thành một tốp tiền phong trong nhóm săn bắt Người vượn nam phương, điều này đã biến hoá sâu sắc cấu trúc đảo nghịch của dấu hiệu chỉ dẫn, do đó mà làm lí do cho sự chuyển tiếp từ chỉ dẫn trình bày [giới thiệu một đối tượng vắng mặt] sang sự chỉ dẫn biểu hiện. Là chắc rằng tiến bộ trong lao động tập thể do sự tu chỉnh dụng cụ đem lại đã dẫn đến một phát triển mới trong sự phân bố các nhiệm vụ, từ đó mà có sự tăng cường vai trò của tốp tiền phong và chắc chắn, nhân đó sự xuất hiện ít nhiều tạm thời các tốp khác đặc biệt trong nhóm lao động. Khuôn khổ của sự truyền thông từ đây đã được mở rộng đáng kể, cái đến lượt nó kéo theo một tiến bộ mới trong cấu trúc ngôn ngữ. Có lẽ đó là cái để tìm nguồn gốc của câu chức năng, mà ta thấy sự phục hoạt ở đứa trẻ trong bước hai của tuổi dự- thành nhân. Chúng ta đã thấy rằng từ hỗn hợp được dùng đơn lẻ chỉ là khả lĩnh hội tuỳ theo tình huống trực tiếp, nhân vì tình huống này cho phép nhận ra đối tượng, cái “cái này” đương sự, và cho phép chọn lựa trong bốn ý nghĩa khả dụng của sự chỉ dẫn triển khai, thì ý nghĩa nào được trình bày ra ở đây. Điểm ấy cũng tất nhiên giả định sự truyền thông diễn ra giữa các chủ thể đang lao động gần như ở cùng một địa điểm, khiến trường tri giác của họ trùng nhau xuýt xoát. Mà một hoàn cảnh như thế ngày càng khó thực hiện trong nhóm dự- thành nhân một khi họ lập thành những tốp đặc biệt là những tốp có thể làm việc cách xa nhau ít nhiều tuỳ. Nói khác, chừng nào trường hoạt động của nhóm đã được mở rộng, thì sự phối hợp nỗ lực chung cũng trở nên phức tạp. Bằng chính sự vận động của truyền thông, những hình thức cũ của ngôn ngữ tất yếu đã được nhào nặn trên những điều kiện mới của lao động tập thể và kết quả đã là sự sáng tạo những hình thức mới thích nghi hơn với tình thế toàn thể.

Giả định rằng những tay săn người vượn nam phương phải báo cho nhau con mồi chạy trốn mất và phải kêu gọi nhau đuổi theo nó. Trong kì đầu dự- thành nhân, khi tất cả thành viên nhóm còn ít nhiều tụ tập gần nhau thì chỉ một từ là đã đủ, một thanh âm phân tán với một nghĩa giống như nghĩa của “tào” (aoua) hay “chào” (avoua) của đứa trẻ hiểu theo công thức (4): “sự vận động của cái này trong hình thức sự “rời xa” (X) hoặc VCX. Về nguyên tắc công thức có thể có ý nghĩa cũng là sự rời xa của một tay săn hoặc của con mồi, nhưng trong tình thế dữ định, sự nghi ngờ đã là không thể có được.

Nhưng ngay từ bước đầu của kì hai dự- thành nhân, khi việc sử dụng dụng cụ tu chỉnh đã cho phép hình thành những tốp nhỏ phân biệt, thì từ hỗn hợp dùng đơn lẻ đã trở thành hai nghĩa. Quả vậy, các tốp khác nhau đã không đối mặt với cùng một tình thế trực tiếp, ngay cả khi họ ở khá gần nhau để có thể truyền thông cho nhau bằng cử chỉ và lời nói. Như trong trường hợp ta đang khảo sát, cái từ phân tán tương đương với “aoua” của đứa trẻ là rõ rệt trong nội bộ cái tốp trông thấy con mồi trốn chạy, nhưng đối với tốp bên cạnh chỉ được dấu hiệu ấy báo tin thì dấu hiệu này đã được hiểu trong hình thức biểu hiện VCX, và cũng đã có thể có ý nghĩa đó là một tay săn rời xa. Thực tế, trước sự không hiểu của tốp bên cạnh, tốp này không biết nên phản ứng thế nào, người nói (le locuteur) đã lặp lại thông báo của hắn dưới một hình thức khác, bằng cách thêm vào: ”con mồi”- tất nhiên, lại một lần nữa đó là một âm thanh phân tán. Đối với người nói, ý nghĩa thì vẫn chỉ là thế: thực tế, một trong những động tác đặc biệt nhất của con mồi là trốn chạy, và trong tình thế của người nói thì tất nhiên động tác trốn chạy ấy là cái chính mà dấu hiệu chỉ dẫn triển khai được đánh dấu bằng từ “con mồi” nhằm vào- có chút đỉnh giống như trong từ ngữ thân mật: “Gượm đã bướm” (Minute, papillon) thì chính động tác trốn chạy là cái xác định ý nghĩa từ “bướm”. Ý nghĩa của từ “con mồi” vậy là được xác lập ở đây theo công thức (4): “sự vận động của cái này trong hình thức sự lẩn trốn (L)” hoặc VCL, cái chỉ là một sự rườm rà đơn giản của “chào” (aoua), như chúng tôi đã xác định nó ở trên đây.

Nhưng đối với tốp bên cạnh, tình thế lại trình ra cách khác hẳn. Bởi nó không trông thấy con mồi đương sự, và cái từ nó nghe được, chỉ có thể gợi ra cho nó là đối tượng- con mồi được hiểu trong bản thân nó với nghĩa đầy đủ của nó, hàm ngụ hình thức hỗn hợp của tập động tác thường liên can đến nó, hoặc hình thức M. Ý nghĩa vậy là ở đây được xác định trong hình thức biểu hiện và theo công thức (2): “cái này (vắng mặt) trong hình thức M như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó”, hoặc CMV. Vậy từ, hiểu theo nghĩa ấy, được dùng cách bình thường để báo con mồi đã đến chứ không phải trốn chạy. Tốp thứ hai vậy là đảo nhìn quanh để chờ đợi thấy con vật chợt hiện ra đâu đó. Trước một hiểu lầm như vậy, người nói nhấn mạnh: “trốn, mồi” (auoa, gibier) Một lần nữa, hắn dùng hai từ chứ không phải một từ bằng sự rườm rà giản đơn. Nhưng lần này từ thứ hai đi ngay sau từ thứ nhất, và do chúng có hai ý nghĩa khác nhau đối với người nhận nên người nhận hiểu chúng không phải như một sự rườm rà mà như một sự kết hợp “trốn mồi” hoặc
____ ____
VCX - CMV, “sự vận động liên can đến cái này (vắng mặt) trong hình thức (M) như hình thức này xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó.” Người ta thấy ngay rằng sự đặt kề bên nhau hai hình ảnh được biểu đạt đã có thiên hướng làm nảy sinh một quan hệ đồng nhất hoá nào đó giữa hai cái “cái này”. Vì lí do cấu trúc nghịch đảo của dấu hiệu ngôn ngữ nói chung, mà người nhận lặp lại sự truyền thông, tất nhiên như hắn đã hiểu nó. Do cử chỉ là được hàm ngụ trong lời nói, nên sinh ra một liên lạc cử chỉ, liên lạc này nhấn mạnh quan hệ đồng nhất hoá ta vừa thấy được phác thành:



“sự vận động liên can đến cái này (vắng mặt) trong hình thức sự rời xa, tức là liên can đến đối tượng- con mồi
_____
(CMV)”.

Ta gặp lại ở đây hình liên lạc 2- tương ứng công thức (13) của câu chức năng tính mà chúng tôi đã lập trên cơ sở những thí dụ: “chào bố” (auvoi- papa) “ối ối ngón tay” (bobo patsik). Từ “con mồi” bằng cách gia phụ vào từ “chào” cụ thể hoá ý nghĩa của từ này và làm mất đi cái mập mờ sinh ra bởi sự khác biệt tình thế giữa hai tốp truyền thông cho nhau. Cấu trúc mới được sáng tạo xuất phát từ cấu trúc cũ, nhân vì đối với người nói thì chỉ là một sự rườm rà chủ yếu không vượt quá hình thức đã được lập thành của các từ hỗn hợp dùng đơn lẻ. Những người nhận đã hiểu nó như một kết hợp từ có ý nghĩa khác biệt, sự kết hợp hẳn đã nhắc lại với hình liên lạc đã được vỡ vạc trong nó. trong một sự lẫn lộn (quiproquo) như thế, trong đó được phản ánh mâu thuẫn khách quan giữa những liên hệ mới xuất hiện trong lao động tập thể, do sự phát triển của các lực lượng dụng cụ tính, và với hình thức đạt được xưa cũ của ngôn ngữ, một cấu trúc mới ngôn ngữ đã ra đời, câu chức năng, dù mới chỉ được cấu thành bằng những từ hỗn hợp, nhưng không vì vậy mà nó không thực hiện một bước quyết định trong sự tiến bộ của nhận thức. Thực tế, cử chỉ khi được hiểu bằng bản thân nó thì hầu như bị giới hạn bởi những khả năng của tình thế trực tiếp: kết quả là sự tổng hợp cử chỉ tính, được quy giản vào các phương tiện riêng của nó, thì nhiều nhất cũng chỉ dẫn đơn giản với một chỉ có thể thực hiện được sự chỉ dẫn triển khai, điều ta đã thấy ở đoạn trước. Khi phải nối liền hai chỉ dẫn triển khai, cử chỉ chỉ có thể thực thao bằng dựa vào một kết hợp khẩu thiệt, tức là câu chức năng, cái đánh dấu bước khởi đầu của một sự phát triển vô hạn. Thực tế, sau đó, sự tổng hợp khẩu thiệt sẽ đóng vai trò ngày càng tăng trưởng và ấy là chỉ có bằng sự trung gian hằng xuyên của nó mà chủ thể sẽ có thể mở rộng và phức tạp hoá khôn cùng những thao tác cử chỉ của mình, theo cách tự chỉ dẫn cho mình thế giới bên ngoài trong một hình ảnh được phóng chiếu ngày càng rộng lớn và chính xác.

Chúng tôi vừa trình bày một thí dụ của một câu chức năng kiểu loại I. Sự phát sinh của loại hình II hàm ngụ những điều kiện phức tạp hơn. Hãy giả định một tốp vừa mới trông thấy con mồi lẩn vào một vách đá. Để bảo nhau điều ấy giữa kẻ này người nọ và như thế để kêu gọi nhau đuổi theo con thú đang ở đằng sau vật cản kia, những người dự-thành nhân săn bắt ấy, như chúng tôi đã chỉ ra ở đoạn trên, chỉ cần giơ tay vào vách đá, trong một cử chỉ chỉ dẫn nhằm vào con mồi xuyên qua tấm màn đá nọ, như thế con thú “vẫn đang hiện diện” bằng hình ảnh tồn dư của nó. Bây giờ lại chợt xuất hiện một tốp đã không tham gia phút cuối cuộc săn đuổi. Những người săn trước lại làm lại cũng cử chỉ ấy, vừa thêm vào “mồi” để nói rõ hơn. Đối với họ, từ ấy tất nhiên chỉ định con mồi trong sự vận động lẩn trốn nó vừa mới thực hiện. Thực tế, một trong những động tác đặc biệt của con mồi nói chung là biến mình ra phía sau một trở ngại, và trong tình thế hiện tại của tốp thứ nhất, thì chính động tác ấy là cái được nhằm vào một cách đặc biệt trong dấu hiệu chỉ dẫn triển khai được nêu bằng từ. Vậy ý nghĩa được xác định ở đây theo công thức (1): “cái này trong một vận động theo hình thức sự lẩn trốn (L)” hoặc CVL.

Nhưng đối với tốp thứ hai, sự tình lại khác hẳn. Bởi tốp đã không tham dự cảnh trên đây, và từ “mồi” gợi ra cho tốp đối tượng- con mồi trong hình thức hỗn hợp quen thuộc: “cái này trong hình thức quen thuộc của con mồi (M) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc CMV. Đối với tốp, đó là một sự chỉ dẫn triển khai trong hình thức trình bày, nhân vì hình thức ấy được kèm theo một cử chỉ giơ bàn tay. Nhưng bởi bàn tay giơ chỉ vào vách đá nên người nhận truyền thông hoàn toàn không hiểu như thế nào mà người nói lại có thể bảo “con mồi” khi chỉ vào vách đá.

Trước sự không lĩnh hội được ấy, người nói nhấn mạnh bằng thêm vào: “mỏm đá” [hoặc “vách đá” cũng được]. Đối với hắn, đó chỉ là một cái thừa [cái hữu dư] bởi mỏm đá là vật cản mà người ta có thể lẩn trốn. Và do người nói vừa mới thấy đúng là con mồi vừa mới lẩn trốn sau vật cản ấy, nên tất nhiên hắn chỉ cái vách đá trong động tác ấy của sự lẩn trốn. Vì ở trình độ hỗn hợp có sự lẫn lộn giữa tác nhân của sự vận động với đối tố (patient) của nó, nên rõ ràng là đối với người nói thì từ “mỏm đá” thêm vào cho từ “mồi” chỉ làm có công việc dùng lại chính xác vẫn một ý nghĩa: “cái này trong một vận động theo hình thức sự lẩn trốn”, CVL.

Nhưng lại một lần nữa người nhận nó hiểu khác đi. Bởi hắn không mục kích động tác ấy, và từ “mỏm đá” đối với hắn chỉ có thể là chỉ định đích mỏm đá trong nghĩa đầy đủ của nó, tức là “cái này trong hình thức quen thuộc là mỏm đá (O) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc COV. Người nhận hiểu rõ rằng bây giờ là bàn tay của người nói giơ chỉ về phía mỏm đá- nhân vì vấn đề là mỏm đá ấy- nhưng hắn tuyệt không thấy một truyền thông như thế thì ích lợi gì. Trước sự hiểu lầm ấy, người nói nhắc lại: “con mồi, vách đá”. Đối với hắn, vẫn là cái hữu dư nọ, nhưng người nhận thì hiểu đó như là một kết hợp từ “con mồi mỏm đá” hoặc CMV- COV, “cái này trong hình thức quen thuộc của con mồi (M) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định)- cái này trong hình thức quen thuộc của mỏm đá (O) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó.” Đối với người nhận, cử chỉ bàn tay giơ của người nói, tất nhiên, bao giờ cũng quan hệ với từ “mỏm đá”. Nói khác, ấy là mỏm đá là cái được thực tại giới thiệu là cái “cái này” và do đó mà hình ảnh được biểu đạt bằng từ “con mồi” bèn được đẩy ra khỏi trường tri giác, cái đem lại cho nó nghĩa một “cái này vắng mặt”. Vậy là hai cái “cái này” được phân biệt nhau rõ rệt và ý nghĩa tổng mang hình thức: C1MV- C2OV, “cái này 1 (vắng mặt) trong hình thức quen thuộc của con mồi như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) quen thuộc của nó”.

Vì lý do cấu trúc nghịch đảo của dấu hiệu ngôn ngữ, người nhận nhắc lại hai từ như hắn vừa nghe được, và chính hắn cũng giơ bàn tay về cùng phía với người nói. Nhưng cử chỉ ấy bấy giờ có ý nghĩa kép: với từ “con mồi” cử chỉ ấy làm nhiệm vụ chỉ dẫn biểu hiện nhấn vì là một “cái này vắng mặt” và với từ “mỏm đá” nó làm nhiệm vụ chỉ dẫn trình bày [giới thiệu]. Người ta thấy ngay rằng nó được tạo thành một liên lạc cử chỉ là cái phóng ra một quan hệ vị trí giữa hai hình ảnh được biểu đạt và như thế nó biểu hiện tương quan không gian thực tế giữa hai đối tượng được nhằm: con mồi được biểu hiện ở đằng sau mỏm đá:



Ta thấy lại ở đây hình liên lạc 5- mà chúng tôi đã miêu tả về câu chức năng của đứa trẻ được lấy làm thí dụ cho công thức (16): “thỏ rương” (santsik doundou/ lièvre malle), chỉ trừ một điều là đối với đứa trẻ, con thỏ vận hành như một đối tượng “còn có mặt”, nhân vì nó vừa mới đánh rơi con thỏ của nó ở đằng sau rương và như vậy nó còn giữ hình ảnh dư tồn của con thỏ ở chỗ ấy. Quan hệ giữa con thỏ với cái rương vậy là được trình bày trong khuôn khổ của trường tri giác, chứ không được biểu hiện. Chúng ta cũng đã đứng trước cùng dạng bất thường này với thí dụ phân tích ở trên, “chào mồi”, xuất hiện trong sự phát sinh loài trong hình thức biểu hiện, trong khi ấy các thí dụ tương ứng ở đứa trẻ, “chào bố” hay “ối ối tay” (auvoi papa, bobo patsik) chỉ đơn giản mang hình thức trình bày.

Thực tế đứa trẻ chỉ vận hành thao tác bằng một cấu trúc có sẵn, thừa hưởng từ cội nguồn, và đó là lý do khiến đứa trẻ áp dụng nó ngay lập tức trong khuôn khổ trường hiện diện của tri giác thực tại. Nếu ta trở lại với sự phát sinh loài thì hình thức biểu hiện hoàn toàn là chủ yếu, bởi trong khuôn khổ trường tri giác, cử chỉ chỉ dẫn, được cụ thể hoá khi cần bằng một từ hỗn hợp, đã đủ cho những người lao động của cùng một tốp kẻ này kẻ khác kêu gọi nhau tấn công vào đối tượng hiện diện hoặc “vẫn còn hiện diện”. Và nếu một tốp khác đang hay đã ở xa trường hoạt động của tốp thứ nhất biểu thị sự không hiểu, thì tốp thứ nhất rất có thể thêm vào một từ thứ hai, nhưng chỉ đơn giản là một cái hữu dư nhân vì ý nghĩa đã hoàn toàn rõ ràng rồi đối với tốp ấy. Vậy là câu chức năng không thể sinh ra ở tốp thứ nhất là tốp không phải vượt qua đường biên của tri giác thực tại. Nó đã chỉ cần thiết cho tốp thứ hai là kẻ, không hoặc đã không mục kích sự cố, bị bó buộc phải “am hiểu tình thế”. Mà điều này chỉ khả thể bằng sự biểu hiện rành rọt một quan hệ được đặt ra rõ rệt giữa một động tác với một đối tượng, hay giữa hai đối tượng. Và do một ý nghĩa như thế đã không thể được truyền thông bởi tốp thứ nhất là tốp tất cả đều đã là hiện diện đối với nó, nên đã phải là tốp thứ hai tự bản thân xây dựng nó, và ấy là cái nó đã làm trên cơ sở một sự hiểu lầm. Sự lẫn lộn đã ra đời từ những điều kiện khách quan mới của lao động tập thể, và do đó có một hình thức mới của ngôn ngữ, một hình thức đã đem lại một hình ảnh phong phú hơn và chính xác hơn về hiện thực ngoại tại và vậy là đáp ứng các nhu cầu mới được sáng tạo bởi sự phát triển vật chất của các lực lượng dụng cụ tính.

Chúng tôi vừa phác họa sự phát sinh của câu chức năng như nó đột hiện trên bình diện khách quan của ngôn ngữ trong đời sống hiện thực, như là sự diễn đạt trực tiếp của hoạt động vật chất và của những liên hệ vật chất của các dự- thành nhân vào bước khởi đầu của kỳ hai sự phát triển của họ (kafouen). Tuy nhiên quá trình phát sinh ấy đã hàm ngụ một hình thức đầu tiên của sự có ý thức. Quả vậy, tốp thứ hai, kẻ sáng tạo nên cấu trúc ngôn ngữ mới, tất nhiên đã chẳng có gì để truyền thông với những tay săn đã đi trước nó. Chỉ thông tin tình huống duy nhất cho nó mà thôi, khiến cho nó trong thực tế chỉ có thể nói với bản thân nó. Nói cách khác, những tay săn trong tốp thứ hai xây dựng câu chức năng, bằng chỉ dẫn cho nhau và mỗi người chỉ cho chính mình mối quan hệ khách quan đương sự, ấy cũng là cái xác định chính cấu trúc của sự có ý thức. Tất nhiên ở đây còn là một ý thức rời rạc. Nhưng chừng khi hình thức mới của lao động xã hội phát triển, thì sự sử dụng câu chức năng được khái quát hoá, khiến cho cuối cùng nó đi đến được tích hợp vào hình ảnh dư tồn của nhóm mà mỗi thành viên mang nó trong chính mình. Kết quả là có một sự có ý thức cá nhân, nó làm cho mỗi chủ thể đơn biệt thường xuyên sử dụng nó.

Ta đã thấy câu chức năng ngay từ cội nguồn đã hàm ngụ ý thức biểu hiện: hình thức này cho phép các tốp đang ở hay đã ở cách xa trường hoạt động hiện thời tự biểu hiện quan hệ khách quan bị trượt ra ngoài trường hiện diện của tri giác khả cảm của họ, và như thế nên họ “biết được tình hình của tình thế”. Tuy nhiên, thông tin nhận được theo cách ấy mới chỉ liên can đến một quan hệ không mắt thấy, nói cách khác, một yếu tố không trông thấy được của tình thế hiện tại. Nó không cho phép biểu hiện cái toàn thể của một tình thế vắng mặt. Nhưng một khi nhờ sự hoàn tất của ý thức về nó, câu chức năng sơ đẳng như đã miêu tả, như là sự kết hợp của hai từ hỗn hợp, bèn trở thành khả dụng hằng xuyên đối với chủ thể, chủ thể có thể hợp thành những biểu hiện mà hắn có, nói cách khác là kết hợp những kết hợp sơ đẳng nọ của hai từ để đặt thành những câu chức năng triển khai, có năng lực biểu hiện cái toàn thể của một tình thế vắng mặt.

Ta đã thấy trong phần thứ nhất rằng đích là sự biểu hiện tình thế sinh học vắng mặt đã cho phép người dự- thành nhân vào cuối thời kì phát triển của họ sử dụng những thời khắc nhàn rỗi của họ chuyển từ sự gia công đại khái hoặc lẫn lộn sang sự gia công toàn bộ hoặc phân biệt của bộ phận có ích của dụng cụ. Và ấy là sự hoàn tất của lao động tu chỉnh đã đặt ra những tiên đề cho sự cấu thành một hình ảnh điển hình của hình thức dụng cụ tính, cái đã dẫn đến lao động sản xuất, với sự xuất hiện của Homo habilis. Vậy chúng ta có thể nghĩ rằng đến cuối kì hai dự-thành nhân, câu chức năng đã được triển khai đủ để cho phép gợi lại cái toàn thể của một tình thế vắng mặt, và điều này đúng là có thể được xác minh trên sự phát triển của đứa trẻ, ở đây người ta thấy xuất hiện đúng những sự gợi lại loại này vào cuối tuổi dự- thành nhân.


C. Những loại hình triển khai câu chức năng

Đến 19 tháng tuổi, người ta nhận thấy ở đứa trẻ những kết hợp trên hai từ hỗn hợp và chúng gợi ra một tình thế vắng mặt. Ta có thể phân biệt ở đó hai loại hình chính: liệt kê và tương liên (énumératif et corrélatif).

Trong loại hình liệt kê, ta có thể dẫn thí dụ sau đây do Gvosdev nêu ra, ở 21 tháng tuổi: “Léna proua” (Léna dạo chơi), tossa proua, keska proua (Tossa dạo chơi, con mèo dạo chơi). Ta thấy đây là một sự liệt kê bằng tích tụ những kết hợp theo công thức (13’). Từ được hiểu theo nghĩa hành động (“proua”, dạo chơi, được nhắc lại hằng xuyên). Nói khác, bằng cách hợp thành xuất phát từ một hình thức sơ đẳng của câu chức năng mà được cấu tạo nên một hình thức triển khai gợi lại trong một chừng mực nào đó cái toàn thể của tình thế vắng mặt, trong thí dụ nêu trên là tình thế những người đang dạo chơi. “Léna”, “Tossa” “kiska” là những từ hỗn hợp hiểu theo nghĩa là đối tượng theo công thức (2) hoặc C1H1, C2H2V,… “Proua” được xác định theo công thức (4) như là “sự vận động của cái này trong hình thức dạo chơi (D), hoặc VCD. Vậy ta có ý nghĩa tổng:




nó nói lên rằng “đối tượng”- Léna được biểu hiện trong sự vận động liên can đến nó theo hình thức sự dạo chơi, đối tượng- Tossa được biểu hiện trong sự vận động liên can đến nó theo hình thức sự dạo chơi v.v…

Chúng ta có ở đây câu chức năng liệt kê triển khai trong hình thức đầy đủ nhất của nó. Trong cũng loại hình liệt kê ấy, còn trình ra những hình thức ít nhiều vắn tắt hơn. Thí dụ một chủ thể của Piaget là Jacqueline, 19 tháng tuổi, cứ tối đến, bé nói một mình ở trên giường, trong đêm tối hoàn toàn: “Mày xem: mẹ bố, bà, chú.” Bé nhắc lại câu ấy đến mươi phút trọn. Ở đây từ được hiểu theo nghĩa hành động chỉ được nói một lần (“Mày xem” tất nhiên vận hành như chỉ là một từ hỗn hợp tương đương với “kìa”) Nhưng hiển nhiên là nó được hiểu ngầm trước “bố”, “bà”

Cái toàn thể vậy là được cấu tạo trong thực tế bằng một sự tích tụ những câu chức năng sơ đẳng theo công thức (13): “Mày xem”, tương đương với “kìa”, có thể được xác định như là: “sự vận động của cái này trong hình thức sự xuất hiện (X) hoặc: VCX. “Mẹ”, “bố”, “bà”… được hiểu theo nghĩa là đối tượng theo công thức (2), hoặc C1H1V, C2H2V, C3H3V... Ý nghĩa tổng rành rọt vậy là:




nó nói lên: “sự vận động liên can đến cái này, trong hình thức sự xuất hiện tức là liên can đến đối tượng- mẹ, sự vận động liên can đến cái này trong hình thức sự xuất hiện tức liên can đến đối tượng- bố v.v…

Tuy nhiên do thực tế câu trình ra dưới một hình thức vắn tắt, từ thứ nhất được hiểu ngầm bắt đầu từ sự kết hợp thứ hai, nên ý nghĩa thực tại phải được viết là:




nó sẽ cho, khi chuyển tất cả những “Mày xem” (= “kìa”, ở đầu tập [ cái toàn thể]):

Sự vắn tắt còn có thể được đẩy xa hơn nữa.. Như Génia vẫn 21 tháng tuổi, khi nghe một câu chuyện về con chó, và đến những từ: “họ đã cho con chó ăn” thì bé đế thêm vào: “maka (sữa), kissle, kacha, maka, iska (trứng).” Ta thấy lời của đứa trẻ ở đây thực tế được bắt đầu bằng từ cuối cùng nó nghe thấy: “ăn”… Nhưng vì nó không nhắc lại từ ấy, mà kết quả là một câu chức năng được cấu thành duy nhất bằng một loại từ hiểu theo nghĩa đối tượng theo công thức (2).

Cuối cùng quá trình được hoàn tất khi hình thức cuối cùng ấy tự phát trình ra. Như chủ thể của Piagét nêu trên đây liệt kê trong giấc ngủ trưa các món ăn mà em vừa ăn xong: “ostatine (phosphatine), orage (cam)…

Người ta thấy rằng câu chức năng triển khai trong kiểu loại liệt kê được trình ra dưới hai hình thức chính: Hình thức thứ nhất chủ yếu là một loại những kết hợp sơ đẳng theo công thức (13). Từ được hiểu theo nghĩa hành động đến trước nhất, và sau đó chỉ được nhắc lại, nói chung, dưới một hình thức hàm ẩn, khiến nó được chuyển đi về lúc khởi đầu của cái toàn thể: “Mà xem mẹ, bố, bà, chú…” Vậy công thức ngữ nghĩa là:



Chúng ta có một biểu thức của hình thức này, khi từ được hiểu ở nghĩa hành động là được hiểu ngầm hoàn toàn ngay từ đầu, như trong “Ostatine, orage, v.v…” Khi ấy công thức được viết là:

. . . – (C1H1V), (C2H2V), (C3H3V) v.v… (17a)

Hình thức thứ hai của câu chức năng liệt kê chủ yếu là trong một loạt những kết hợp sơ đẳng theo công thức (13’): “Léna dạo chơi, Tossa dạo chơi, mèo dạo chơi”. Vậy công thức ngữ nghĩa là:




Công thức này bản thân nó bao hàm biểu thức tóm tắt của nó:

(C1H1V), (C2H2V),… VC12….5 (17’a)

Thí dụ trong Gosdev, ta thấy ở 23 tháng tuổi: “pagui, maki, baibai” (bốt, giày, giường).

Loại hình liệt kê của câu chức năng đem lại tốt một sự biểu hiện nào đó tình thế vắng mặt, thí dụ môi trường gia đình, bữa ăn, sự dạo chơi v.v… Nhưng chỉ là một biểu hiện mơ hồ và không trọn vẹn bởi nó chủ yếu là ở trong hình ảnh lặp lại một quan hệ giữa một sự vận động nào đó với một loạt đối tượng. Thực tế, tình thế sơ đẳng nhất gồm có ba yếu tố rất xác định: chủ thể của tình thế, đối tượng của nó và mối liên hệ động học hỗ tương gắn buộc chúng lại. Sự biểu hiện rành rọt vậy là bao hàm ba sự hạng phản ảnh ba yếu tố ấy, và ấy là cái chúng ta thấy được thực hiện trong loại hình tương liên.

Thí dụ vẫn chủ thể của Piaget, mươi ngày sau những liệt kê trên, bé nhặt một ngọn cỏ, đặt nó vào cái chậu như thể đó là những con châu chấu mà trước mấy hôm một bé em trai họ đã đem cho bé, và bé nói: “Châu chấu, châu chấu, hấp thế bé trai.” [1] Ở đây chúng ta có một quan hệ kép đối xứng giữa trung hạng với hai cực hạng. Quả thật “châu chấu” và “em” được xác định theo công thức (2): “cái này 1 trong hình thức hỗn hợp quen thuộc của con châu chấu (U) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó, hoặc C1UV,- và “cái này trong hình thức hỗn hợp quen thuộc đứa bé trai (N) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó”, hoặc C2NV. “Hop- là” (“hấp- thế”) một mặt được áp dụng vào cái nhảy của con chấu, mặt khác vào động tác bất chợt của bàn tay bé trai bắt con chấu khi đang nhảy. Ngay cả trong ngôn ngữ của người lớn từ ấy cũng trình ra hai ý nghĩa, và là rõ ràng rằng ở trình độ hỗn hợp hai động tác lẫn lộn làm một và cùng hình thức của sự nhảy. Vậy “hấp- thế” được xác định ở đây, theo công thức (4): sự vận động của cái này, và cái này và cái này 2 trong hình thức nhảy (Y), hoặc VC12Y. Cái toàn thể ở trong hình thức biểu hiện nhân vì là những đối tượng vắng mặt, và ý nghĩa của câu chức năng được viết:

(C1UV - VC1,2Y - C2NV)

Người ta thấy ngay rằng ở đây chúng ta có kết quả vắn tắt của một sự kết dính hai kết hợp xác định theo các công thức (13’) và (13). Quả thật, “châu chấu hấp- thế” trình ra chính xác cùng một cấu trúc ngữ nghĩa như “bố đi” hoặc “nini ối ối” và “hấp- thế bé” cùng như “chào bố” hoặc “ối ối ngón tay”. Vậy sự liên lạc cử chỉ được lập dựng theo các hình tương ứng: 2’ và 2. Hoặc cho “châu chấu hấp- thế”



và cho “hấp- thế bé trai”:



Vậy hình tổng thể được cấu thành một liên lạc kép qua lại:



được đọc là: “Đối tượng- châu chấu
_____
(C1UV) trong quan hệ với sự vận động liên can đến nó và liên can đến đối tượng-bé trai
_____
(C2NV) trong hình thức sự nhảy.” điều mà chúng ta có thể chuyển dịch xuýt xoát theo cách sau đây: “con châu chấu nó nhảy, thằng bé trai bắt nó”.

Vậy công thức của câu chức năng thuộc loại hình tương liên được viết ở đây là:



Ta thấy ngay rằng loại hình này cho phép diễn đạt rành rọt một tình thế vắng mặt nhân vì nó bao gồm hai cực chỉ định hai đối tượng vận hành một như là chủ thể của tình thế và một kia như là đối tượng, và một trung hạng chỉ sự liên lạc động học hỗ tương giữa chúng.

Nếu trở lại với sự phát sinh, ta có thể nghĩ rằng câu chức năng triển khai đã phải xuất hiện vào cuối kỳ hai dự- thành nhân, vào lúc các lực lượng dụng cụ đã đạt tới một trình độ đủ để cho các tốp săn của cùng một nhóm có thể rời xa nhau trong một thời gian khá dài. Nếu như sau một thời hạn đáng kể, các tốp vẫn không gặp lại nhau, thì họ phải đi tìm nhau. Và trong sự căng thẳng của cuộc tìm kiếm ấy, tốp nọ gọi tốp kia bằng tích tụ các câu chức năng sơ đẳng đã đạt được, điều này tạo nên một sự biểu hiện đầu tiên, tất nhiên còn chưa trọn vẹn, tình thế vắng mặt. Thí dụ mỗi tốp được gọi quen bằng một từ phân tán- hỗn hợp, hoặc A, B, C… ta sẽ có: “A đi, B đi, C đi….” Một cấu trúc như thế tìm thấy sự phục hoạt của nó trong câu của bé Génia đã dẫn ở trên: “Léna dạo chơi, Tossa dạo chơi, mèo dạo chơi…”

Cũng ở điểm phát triển của các lực lượng dụng cụ, vai trò của tốp tiền phong, đã nói trên, mang một hình thức mới. Bây giờ họ là một tốp trinh sát tiến lên phía trước khá xa để tìm dấu con mồi. Vậy là có sự chia biệt tạm thời với đại bộ phận nhóm, và người ta có thể nghĩ rằng lúc xuất phát đã có một sự dặn dò trong đó có liệt kê các con thú mà người dự-thành nhân thường lấy làm đối tượng săn bắt, và cái thực tế ấy, trong một chừng mực nhất định, biểu hiện tình thế mà tốp trinh sát sẽ đối diện để phải tìm thấy chúng. Câu chức năng được phát triển ở đây nữa vẫn bằng một tích tụ những kết hợp đã hoạch đắc, thí dụ: “Kìa linh dương, kìa khỉ, kìa hươu sao…” Về sau, từ thứ nhất, hiểu theo nghĩa hành động, được hiểu ngầm bắt đầu từ sự kết hợp thứ hai, và ta có một liệt kê theo công thức (17): “Kìa linh dương, khỉ, v.v…” Cuối cùng, từ được hiểu theo nghĩa hành động có thể được hiểu ngầm hoàn toàn, nhất là khi đối với con mồi nhỏ, thí dụ: “Rùa, thằn lằn, sâu róm” (công thức 17a).

Như chúng tôi đã lưu ý, loại hình liệt kê của câu chức năng triển khai chỉ đem lại một sự biểu hiện hoàn toàn đại khái về tình thế vắng mặt. Loại hình tương liên, đem lại một biểu hiện rành rọt hơn, đã có thể được cấu thành trong sự phát triển những cảnh bắt chước con mồi mà chúng tôi đã chỉ ra ở đoạn trên rằng chúng ắt phải xuất hiện trong sự chuẩn bị những cuộc đi săn, vào khi chuyển tiếp từ kỳ thứ nhất sang kỳ thứ hai dự- thành nhân. Chúng ta có thể nghĩ rằng đến cuối kỳ hai, nhờ tiến bộ có được do sự có ý thức về câu chức năng sơ đẳng mà người dự-thành nhân đi vào bắt chước không chỉ đơn giản các động tác của con mồi còn cả của người săn bắt. Từ đó mà có một sự biểu hiện cử chỉ về tình thế đặc biệt của thời khắc chính yếu của cuộc săn và sự biểu hiện ấy được tăng cường bởi sự sáng tạo ra câu chức năng triển khai trong loại hình tương liên.

Câu của đứa con Piaget, vừa được phân tích ở trên- “Châu chấu, châu chấu hấp- thế bé trai” có thể được chuyển vị dễ dàng vào những điều kiện của sự phát sinh loài. Châu chấu là con vật ăn được nhân vì người ta vẫn còn tiêu thụ nó ở một vài nơi trên trái đất, và có thể chắc chắn rằng người dự- thành nhân đã săn bắt nó. Tất nhiên họ không thể để nó vào cái xô như chủ thể của Piaget, mà họ đã có thể dùng những cái túi làm bằng những tàu lá tiêu hoặc lá chuối. Vì lẽ có ý thức về câu chức năng sơ đẳng trong dòng đi của kỳ hai dự- thành nhân, các tay săn bấy giờ biết được hai quan hệ chủ yếu hàm ngụ trong tình thế, nhân vì họ có tự nói với chính bản thân trong ngôn ngữ nội tại những câu chức năng sơ đẳng biểu hiện hai quan hệ ấy: “châu chấu hấp- thế”“hấp- thế tay săn”. Cảnh trò bắt chước tiền diễn những cuộc đi săn vậy là bao hàm một sự vận động kép: cái nhảy của con châu chấu và cái vồ của người săn con châu chấu. Cử chỉ được tăng cường bằng lời nói, và từ đó, bằng kết dính và tổng hợp hai câu sơ đẳng, sinh ra câu chức năng tương liên: “Châu chấu hấp- thế thợ săn” mà chúng ta có sự phục hoạt trong câu của trẻ em.

Chúng tôi vừa trình bày sự phát sinh của hai loại hình triển khai của câu chức năng trong tính biện chứng khách quan của ngôn ngữ của đời sống thực tế. Tuy nhiên ngay cả các điều kiện của những cảnh bắt chước vừa nói đến đã hàm chứa yếu tố đầu tiên của sự có ý thức. Thực tế, vì cấu trúc qua lại của dấu hiệu ngôn ngữ học nói chung, các khán giả lặp lại câu của diễn viên. Nhưng do thực tế là họ chẳng có gì để nói với người diễn viên, nên thực tế họ lại nói với chính họ câu ấy, nói cách khác, họ có ý thức về câu ấy. Mặt khác, ta có thể nghĩ rằng những biểu hiện hoạt cảnh ấy đã không chỉ duy nhất nhằm vào lúc bắt được con mồi, mà cũng nhằm cả vào lúc dặn dò những người trinh sát và lúc gọi nhau của các tốp đi tìm nhau. Kết quả là sự có ý thức chúng tôi vừa nói cũng còn nhằm vào loại hình liệt kê của câu chức năng.

Tất nhiên ở đây hãy còn là một ý thức rời rạc gắn liền với những điều kiện khách quan của sự chuẩn bị các cuộc đi săn, nói khác là với tình thế sinh học trong tính toàn thể của nó. Nhưng một khi đã đạt được hình thức mới của những biểu hiện hoạt cảnh ấy, nó có thể được tái diễn trong những lúc nhàn rỗi cưỡng bức, thí dụ do thời tiết xấu. Ở đây, chúng ta không còn trong tình thế sinh học nữa, nhưng nhu cầu sinh học thì luôn khi hiện diện, và nó là cái làm lý do cho sự lặp lại các cảnh bắt chước đương sự. Vì các chủ thể chẳng có gì khác để làm, sự biểu hiện được phát triển. Bây giờ không phải một diễn viên hay một tốp nhỏ diễn viên, với toàn thể là nhóm khán giả. Thời gian là tự do, tất cả đều tham gia ít nhiều vào cảnh trò khiến cho tất cả đều đồng thời là diễn viên lẫn khán giả. Nói khác, mỗi người nói với người khác và tự nhắc lại cho bản thân mình những câu chức năng triển khai biểu hiện tình thế vắng mặt của cuộc săn bất thành. Kết quả là một sự có ý thức tập thể đem lại cho nhóm hình thức ngôn ngữ mới để sử dụng. Nói khác, cuối cùng nhóm sử dụng hình thức này độc lập với điều kiện vừa nêu ra, tức là nhu cầu sinh học còn là hiện diện trong những lúc nhàn rỗi cưỡng bức. Nói khác, cái nhóm không còn cần đến sự nêu lý do ấy nữa, và từ nay nó có thể nhắc lại các cảnh tượng đương sự ngay cả trong những lúc nhàn rỗi thực sự, nhu cầu sinh học đã được thoả mãn.

Sự biểu hiện được làm mới lại như vậy lại đánh thức nhu cầu sinh học ở các tay săn đang nghỉ ngơi và cũng do đó đánh thức nhu cầu tu chỉnh dụng cụ. Nhưng bây giờ chúng ta đang đứng trước một tình thế hoàn toàn độc đáo. Quả thật, nhu cầu sinh học được đánh thức trong những điều kiện ấy chỉ có thể xuất hiện dưới một hình thức tưởng tượng, nhân vì nhu cầu thực tế đã được thoả mãn. Từ khi ấy, chắc chắn nó có thể làm lý do một công tác tu chỉnh, nhưng một mặt khác nó để cho chủ thể ở vào một tình thế vui chơi trong một chừng mực nào đấy.

Người ta biết là chơi đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của xử sự ở những con khỉ. Trong cuộc chơi đột hiện những lược đồ hành động, chúng được áp dụng sau đó vào tình thế sinh học. Như đối với sử xự nổi tiếng khi lồng hai ống sậy vào nhau thì kinh nghiệm chỉ ra rằng những con tinh tinh bắt đầu đạt được thao tác này khi chơi, và sau này chúng chỉ nhắc lại thao tác ấy trong tình thế lao động để có thức ăn. [2] Quả nhiên sự chơi cho phép một sự tự do về vận động kích thích mọi thứ phối hợp động tác khả thể. Trong tình thế sinh học, trái lại, sức ép của nhu cầu trực tiếp giới hạn con vật ở những lược đồ hành động đã hoạch đắc. Thực tế, vì năng lượng thần kinh khả dụng được tập trung mạnh mẽ vào đối tượng thèm muốn, thì những vòng đua gián tiếp chỉ có thể được mở ra, nói chung, trong chừng mực chúng đã được ít nhiều chuẩn bị bởi kinh nghiệm sẵn có, nhất là kinh nghiệm sự chơi.

Nếu chúng ta lại nhớ trở về cuối kì hai của sự phát triển dự-thành nhân, chúng ta có thể thấy rằng tình thế sinh học, theo nghĩa hẹp, đã bị vượt qua khi các tay săn dự-thành nhân bắt đầu đi vào biểu hiện các cảnh tượng săn bắt trong những lúc họ nhàn rỗi cưỡng bức: một sự biểu hiện như thế đã có thể thúc đẩy các chủ thể đi vào tu chỉnh dụng cụ, một công việc chỉ như vậy là được đặt ra ngoài tình thế sinh học đúng nghĩa. Tuy nhiên, nhu cầu sinh học vẫn luôn khi hiện diện, và có thể nó còn tăng lên trong những lúc chờ đợi ấy. Ta có thể nghĩ được rằng lao động tu chỉnh, được thi hành trong những điều kiện ấy, còn chưa đạt tới vượt khỏi hình thức hỗn hợp ít nhiều hỗn độn của nó.

Nhưng khi, nhờ ở sự có ý thức tập thể được thực hiện trong những lúc nhàn rỗi cưỡng bức, nhóm dự- thành nhân đã hoạch đắc sử dụng thường xuyên câu chức năng triển khai, và như thế thấy mình có năng lực nhắc lại trong những lúc nhàn rỗi thực tại. Sự biểu hiện những tình thế đặc biệt của cuộc săn thì cái nhóm đánh thức cả trong bản thân nó nhu cầu sinh học, nhưng chỉ dưới hình thức tưởng tượng. Mà nhu cầu tưởng tượng không thể bức xúc như nhu cầu thực tại. Kết quả là một mặt, chủ thể bị đẩy đến tu chỉnh dụng cụ để đáp ứng nhu cầu nọ, song mặt khác, công việc của nó không còn bị giới hạn bởi những lược đồ đã lập nên nữa.

Một khi đạt tới ý thức tập thể về tình thế sinh học vắng mặt, sự nhắc lại các cảnh tượng bắt chước đáo đầu đến tích hợp cấu trúc ngôn ngữ mới vào hình ảnh dư tồn của nhóm. Từ đó, chủ thể, đi vào công việc tu chỉnh, luôn luôn giữ trong hắn hình ảnh của những dấu hiệu ấy mà bây giờ hắn tự nhắc lại cho chính hắn trong nội tại nghiệm sinh của hắn. Nói cách khác, sự tu chỉnh dụng cụ trong những khi nhàn rỗi ấy được kèm theo một sự có ý thức cá nhân về câu chức năng triển khai, trong đó chủ thể tiếp tục biểu hiện cho chính hắn tình thế sinh học vắng mặt, khiến hắn bảo dưỡng hằng xuyên trong chính hắn nhu cầu sinh học tưởng tượng mà chúng tôi vừa nói tới. Kết quả là hắn bị đẩy đến vượt khỏi hình thức quen thuộc, bán gia công của dụng cụ tu chỉnh. Và vì trong tình thế của hắn có chừng nào đó giống như trò chơi, hình thức ấy không là bắt buộc nữa nên hắn thực tại vượt khỏi nó bằng cách hoàn tất sự gia công phần hữu ích của dụng cụ, điều này lần đầu tiên đem lại cho phần hữu ích một hình thức phân biệt, nhân vì nó hoàn toàn do lao động mà có.

Ta đã thấy trong phần thứ nhất rằng sự gia công toàn phần bộ phận hữu ích của dụng cụ, thí dụ sự mài đẽo cạnh của mảnh đá kafouen ở cả hai mặt, đã là điều kiện cơ bản của sự cấu tạo hình thức điển hình, nó đánh dấu những bước sơ khởi của lao động sản xuất, với sự chuyển từ kafouen sang oldovien. Vậy bây giờ chúng ta phải tìm xem bằng tiến bộ nào của ngôn ngữ và của ý thức mà Tổ tiên dự-thành nhân, xuất phát từ hình thức phân biệt, đạt được trong khi hoàn tất công tác tu chỉnh, đã có thể nâng lên đến một hình ảnh điển hình của hình thức dụng cụ tính và như thế mà tiếp cận giống Homo, với tư cách Homo habilis.



[1]Piaget, “La construction du réel chez l’enfant,” tr.304.
[2]Ladygina-Kohtz: sdd, tr.145- 147. Người ta cũng có thể nêu điểm này trong câu chuyện của Kohler. Nhưng ông ta đã không từ đó rút ra những hệ quả lí thuyết.