© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
9.6.2005
Trần Đức Thảo
Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức
10 kì
Ðoàn Văn Chúc dịch
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10 
 
III. Cái nang của phép biện chứng

Vào đề sự cấu tạo câu

Sự cấu tạo câu với tư cách câu đúng nghĩa, được kế tiếp sang giai đoạn hỗn hợp mà ta vừa đi qua, đặt ra cả một loạt những vấn đề mới, và chúng đòi hỏi phải được xử lý trong khuôn khổ một giải trình khác. Vậy nên ở đây chúng tôi sẽ giới hạn mình ở một số ghi nhận ngắn.

Với sự có ý thức về danh từ điển hình tỏng đó được hoàn tất sự khu biệt của thể từ (substantif) câu chức năng, như là sự kết hợp những từ hỗn hợp, được xây dựng trên cơ sở từ khu biệt. Như trong tư liệu của Gvosde, ta thấy ở 22 tháng tuổi: “matsik kleca sidit” (“bé ghế bành ngồi”= “bé ngồi trong ghế bành”) “papa niska tsitatz” (“bố đọc sách” = “bố đọc quyển sách”)v.v… Trong ba tháng đứa trẻ xác định một trạng thái sự vật mà ở giai đoạn trước hẳn nó đã cho là hai.

Thực tế, ta đã thấy ở đầu đoạn trên, ở cùng một chủ thể 21 tháng tuổi, những câu chức năng sơ đẳng với một nội dung gần như có thể so sánh được, dù cho kém minh thị “baba kleca” (“bà ghế bành”, mà chúng tôi đã dịch xuýt xoát bằng “bà, đấy, bà ngồi ở đấy”), (“dada bada”) (“chú nước” hoặc “chú, đấy chú đã làm nước chảy”) Tất nhiên rằng vẫn ở trình độ hỗn hợp ấy, trong tình thế đứa trẻ ngồi trong ghế bành chúng ta ắt đã có đơn giản “matsik kleca” (“bé ghế bành”) cái ắt nghĩa xuýt xoát là: “bé, đấy, nó ngồi ở đấy”. Cũng như thế, khi nhìn thấy bố đang đọc sách, hẳn bé nói bằng ngôn ngữ hỗn hợp: “papa niska” (bố sách, hoặc “bố, đấy, bố đọc đấy”) Nói cách khác, “kleca” (ghế bành hiểu theo nghĩa là đối tượng đang vận động, ắt đã đủ để diễn đạt tư thế trong ghế bành và “niska” (sách) hành vi của sự đọc. Nếu bây giờ đứa trẻ minh định: “kleca sitdit” (ghế bành ngồi) “niska tsitatz” (sách đọc) thì tất nhiên thế nghĩa là “kleca” và “niska” không còn là những từ hỗn hợp nữa, mà là những từ khu biệt với tư cách là thể từ, khiến cho nghĩa hành động đã được trình bày trong hình ảnh về đối tượng đang vận động, bây giờ phải được chuyển di sang “sidit” và sang “tsitatz”.

Người ta thấy sự khu biệt của thể từ đã kéo theo sự xuất hiện của câu đúng nghĩa với những quan hệ từ chủ ngữ đến động từ, và từ động từ đến bổ ngữ, bổ ngữ có thể là không phân biệt được giữa trực tiếp tính với trạng tính (circonsstanciel) vì nó do từ thí dụ kép mà chúng tôi vừa đưa ra. Tuy nhiên, cấu trúc mới vừa xuất hiện còn chưa được cấu tạo xong hẳn. Quả thật, như Gvosdev lưu ý, động từ chỉ đến vào lúc cuối, sau bổ ngữ, đó là điều trái ngược với trật tự thông thường trong ngôn ngữ Nga. Trật tự ấy sẽ chỉ được đạt tới vào 23 tháng tuổi, tuổi đánh dấu một trình độ cao hơn. Như bé Génia, 23 tháng, nói: “dada nicot mouka” (“chú đem bột đến”), “tiska litíela doundounk” (“trứng bay hòm” = quả trứng bay vào sau hòm) Vậy là chỉ bây giờ mới xuất hiện, cùng với trật tự đều đặn (có quy tắc) của các từ, hình thức ngữ pháp, điều này được kiểm chứng bằng sự việc là cũng vào tuổi ấy sự khu biệt các trường hợp mới bắt đầu, nhất là đối với cách và tạo cách (l’accusatif et l’instrumental) Như Génia nói vào khi bé 23 tháng tuổi: “Dai kaskou” (cho bột đây) trong khi ấy vào 22 tháng tuổi, bé còn dùng danh từ với vĩ tố không khu biệt là “-a”, “kaska”. Cũng ở 23 tháng tuổi, chúng ta có “baba pasla makom” (“baba pochala za molokom” = bà đi lấy sữa) thế là, đến tận tuổi ấy sữa vẫn được chỉ địinh một cách không phân biệt biết “maka”. Ta thấy những câu đầu tiên thực sự là câu, được phát triển ngay sau tuổi dự- thành nhân, vào 21- 22 tháng tuổi, đã hàm ngụ rõ trong cấu trúc chung của chúng sự liên lạc cú pháp, nhưng còn chưa được cấu tạo hoàn toàn, nhân vì nó còn thiếu hình thức cú pháp với tư cách là hình thức ngữ pháp. Quả nhiên, là gia tài ngôn ngữ của giai đoạn dự- thành nhân mới chỉ có thể từ, với tư cách danh từ điển hình, là có tư cách khu biệt, khiến cho từ chỉ hành động vẫn còn là hỗn hợp. Kết quả là còn chưa có ở đó hình thức ngữ pháp, nhân vì hình thức ngữ pháp chỉ có thể được lập thành giữa các từ khu biệt. Nhưng trong thí dụ “matsik kleca sidit” người ta dễ dàng thấy đứa trẻ đã bắt đầu bằng nói: matsik kleca đã được khu biệt thành từ, đứa trẻ đã bị buộc phải thêm vào “sidit” (ngồi) và đó là lý do khiến cho từ ấy chỉ đến về cuối. Chúng ta có thể kết luận rằng “sidit” hãy còn là một từ hỗn hợp hiểu theo nghĩa hành động và làm chức năng một động từ, nó không phải một động từ đúng nghĩa. Thật vậy, nếu đó là một động từ đúng nghĩa, tức là một từ khu biệt trong hình thức động từ, hẳn nó đã phải đến trước bổ ngữ “kleca” chứ không đến sau, nhân vì “hình thức động từ” (forme verbale) trong tiếng Nga bao hàm chính xác một trật tự bình thường nào đó của các bộ phận diễn từ. Chính là trong trật tự ấy mà từ biểu thị trong những câu đứa trẻ đã nghe được xung quanh nó nhưng nó đã không thể đồng hoá được đúng từ ấy bởi nó đã hiểu từ ấy như một từ hỗn hợp, không phải như một động từ.

Gọn lại, những quan hệ từ chủ ngữ đến động từ và từ động từ đến bổ ngữ, mà chúng tôi đã lưu ý ở trên trong sự phân tích các câu của bé Génia 22 tháng tuổi, đã vẫn chỉ là chức năng tính, chưa định thức. Vậy ta phải xem những câu ấy như là những câu đang hình thành, đối lập với những câu đã được cấu tạo xuất hiện vào 23 tháng tuổi với những khởi đầu của hình thức ngữ pháp, mà bản thân hình thức ngữ pháp cũng bị quyết định bởi sự khu biệt các động từ.

Sự khu biệt các động từ, được trình ra như vậy là sự kết thúc của giai đoạn câu đang hình thành (21- 22 tháng tuổi) được đặt cơ sở trên những tiến bộ mới của dấu hiệu chỉ dẫn triển khai xuất hiện cũng đúng vào lúc mà giai đoạn ấy được sinh ra từ giai đoạn trước. Như, vào 20- 21 tháng tuổi, người ta có thể quan sát ở trẻ em một ứng xử mới dùng ngón tay để đẩy, bắt chước theo người quan sát, một tàu hoả chở 4 toa, hoặc nó tự xóng hàng vừa đẩy một cái tàu hoả chở 2 hay 3 toa (Brunet và Lezine) Sự điều chỉnh một ứng xử như thế giả định rằng chủ thể tự chỉ dẫn cho mình hình thức thẳng hàng như một hình thức toàn thể của sự vận động để truyền vào các toa tầu, nhân vì mọi sự thúc đẩy từ bên ngoài hình thức ấy chỉ làm chúng tan tác mà thôi. Vậy ở đây chúng ta có một dấu hiệu chỉ dẫn triển khai mới, nó có thể được quan sát trong chiều hướng của cái nhìn cũng như của bàn tay, và ở đấy, sự nhấn mạnh trước hết nhằm vào yếu tố của hình thức như là hình thức của sự vận động để truyền vào đối tượng. Vậy chúng ta có ý nghĩa: “hình thức sự xếp hàng (E) của sự vận động liên can đến cái này” hoặc EVC. Ở đây lần đầu tiên ta gặp cấu trúc ngữ nghĩa xác định bởi công thức (6) được trình bày ở đầu đoạn này: HVC, “hình thức (H) của sự vận động liên can đến cái này”.


*


Nếu trở lại với phát sinh loài, ta có thể nghĩ rằng một dấu hiệu loại ấy đã phải được cấu thành trong công việc sắp thẳng hàng những hòn đá, cho sự xây dựng các bức tường dùng làm nơi trú ngụ. Trong phần dưới của lớp I ở Olduvai, người ta đã phát hiện một vòng đá xếp thô thiển và chắc là dùng làm nơi ở cho Người khả năng mà người ta đã thấy những di tàn ở khu di chỉ MKI cách đấy ngót một dặm, cùng một lớp địa chất (LEAKEY, TOBIAS, NAPIER sdd, tr.9) một công tác như thế giả định rằng các chủ thể đã có một dấu hiệu để tự chỉ dẫn lẫn nhau và mỗi người cho chính mình thức toàn thể của hành vi xếp hình thành hàng các phiến đá để dựng bức tường. Có vẻ đúng đó là một cử chỉ của bàn tay giơ ra đằng trước, có lẽ đã có ngón tay ấy phóng ra trên công trường tuyến đi của những vận động xây dựng phải thực hiện. Và chính là dấu hiệu ấy của sự chỉ dẫn hình thức của sự xếp hàng (E) như là hình thức sự vận động truyền vào đối tượng, -EVC-, mà ta có thể thấy lại ở trẻ em khi nó đẩy ngón tay vào đoàn tàu chở các toa. Thật thế, bằng cử chỉ ấy, đứa trẻ tự chỉ dẫn cho chính nó hình thức sự vận động phải đem lại cho con tày theo cách các toa vẫn tiếp tục thẳng hàng, đồng thời với việc bản thân nó sản sinh ra sự vận động của đối tượng, nhân vì chính sự tổng hợp ấy của hành vi biểu đạt đã phóng chiếu hình ảnh của hình thức như là hình thức của sự vận động truyền vào đối tượng, với sự thực hiện hình thức ấy trong hình thức sự vận động của bản thân đối tượng, là cái xác định hành vi sản xuất.

Vì chỗ ở bằng đá ở Olduvai vừa nói đến, có niên đại từ những bước khởi đầu của Người khả năng (Homo habilis) di chỉ MKI nằm ở tầng thấp nhất của di tích mà ta có thể nghĩ rằng công nghệ của những kiến tạo thuộc loại này đã xuất hiện trong bước quá độ từ kafouen sang oldovien được xác nhận bằng sự kiện là dấu hiệu hàm ngụ trong công nghệ ấy là sự kiện được phục hoạt ở đứa trẻ 20- 21 tháng tuổi, hoặc trong bước chuyển từ giai đoạn câu chức năng, mà ta đã thấy nó quen thuộc vào kì thứ hai của sự phát triển dự- thành nhân, sang giai đoạn câu đang hình thành mà có thể đặt tương ứng với trình độ Người khả năng, “con người đang hình thành”. Mà sự hoạch đắc một công nghệ như thế giả định một kinh nghiệm tiên quyết được tích tụ lâu dài trong dòng đi của bản thân sự phát triển dự- thành nhân. Vậy là thật rằng những Người vượn nam phương tiên hoá của văn hoá kafouen đã biết đắp những nền đất ít nhiều đơn sơ [1] . Và cũng như hòn đá sắc đã có thể được chỉ dẫn bằng hai từ phân tán - hỗn hợp khác biệt, tuỳ theo khi người ta xem xét nó trong cái toàn thể của nó là “hòn đá”hay trong bộ phận hữu ích của nó là “sắc” thì cái nền đất cũng vậy, nó là một đống đá xếp lung tung bao hàm hai từ tương tự, hoặc “Đá” (“Pierres”) [2] để chỉ nó trong hình thức toàn thể, như là một đống đá, và “Nền” để chỉ nó dưới dạng vẻ hữu ích trong hình thức xếp hàng nó. Ý nghĩa được lập thành theo công thức (2) được phát biểu cho “Đá” là: “cái này trong hình thức đống đá (A) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó” hoặc CAV và cho “Nền”: “Cái này trong hình thức xếp hàng” (E) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó.” hoặc CEV. Sự lao động tu chỉnh cái nền hàm ngụ trước hét ở trình độ sự nửa- gia công một dấu hiệu của sự biểu hiện hỗn hợp cái hình thức xếp hàng như là hình thức dụng cụ tính, hoặc theo công thức (9): C.CEV. Và đến cuối kafouen, sự hoàn tất việc gia công làm xuất hiện một dấu hiệu cho sự biểu hiện hạn định của cùng một hình thức. Chắc hẳn đó đã là một sự vận động phụ của bàn tay được thi hành kiên quyết, có chút giống như trong hình vẽ của đứa trẻ 19 tháng tuổi, và nó phóng ra rõ rệt trên công trường xây dựng nơi đó những hòn đá nằm rải rác, “hình thức xếp hàng (E) của cái này (vắng mặt) như hình thức ấy xuất hiện trong sự vận động (giả định) của nó, được biểu hiện với sự nhấn mạnh vào đối tượng- đá (CAV)” điều này khiến ta lại gặp một biến thức của cấu trúc (22):



Và cũng giống như, trong sự gia công hòn đá, cử chỉ được tăng cường bởi câu chức năng “sắc đá” (= trong hình thức sắc, hòn đá này!) chúng ta có ở đây “nền đá” nói khác: “Xếp thành hàng, những đá này!” Với tính biện chứng của những so sánh ấy, được phát triển trên dấu hiệu ấy, cái nền có một cái tên chức năng mà ta có thể phiên là “tường”. Ở đây cái tường được xác định phù hợp với cấu trúc của bộ phận thứ nhất của công thức (22): (C1AV. EcxV) nó được đọc là: “đối tượng- đá (C1AV) trong hình thức xếp hàng (E) tương đối điển hình” Cuối cùng, nhờ ở sự có ý thức mà chúng tôi đã miêu tả, từ “Tường” trở thành một danh từ điển hình trong cấu trúc (24): (C1AV. ECxV), nó nói lên rằng: “đối tượng- đá (C1AV) trong hình thức xếp hàng điển hình”.

Bây giờ chúng ta đang ở thời kì cuối cùng của sự phát triển dự-thành nhân. Trong thực tế, bức tường gần như đều đặn mà người vượn tổ tiên nam phương cuối cùng đã đi đến tu chỉnh được, vẫn chưa đạt tới một hình thức điển hình thật sự phân biệt. Nhưng sự có ý thức như chúng tôi vừa nói- “Gì gì nè?… Tường!” đã cho phép chủ thể, vào lúc hắn đặt ra sự biểu hiện chung một hình thức xếp hàng ECxV như là đã được thực hiện trên đối tượng- đá (C1AV) ấy, loại trừ một cách ý tưởng những không đều đặn thực tế, nhân vì nội dung hỗn hợp (av) của hình ảnh phản ánh chúng đã được chuyển sang trạng thái suy thoái. Kết quả là chủ thể tự chỉ dẫn cho bản thân hắn, nói khác, hắn tri giác bức tường hiện thực một cách phân biệt trong hình thức điển hình ý tưởng tính của nó, và chính xác trong một sự lý tưởng hoá như thế, mà một khuôn mẫu mới được cấu thành, nó là lý do của sự chuyển sang lao động sản xuất.

Quả thật, chúng ta đã thấy các khuôn mẫu mà Người vượn nam phương tiến hoá của phần cuối thời kì kafouen đã sử dụng cho sự tu chỉnh dụng cụ chủ yếu là trong những biểu hiện của hình thức dụng cụ, trong đó tính hỗn hợp dần dần được vượt qua, nhưng chưa thực sự vượt qua hẳn. Nói khác, khuôn mẫu được nâng lên một độ chính xác gia tăng, tuy nhiên còn chưa thể tách mình khỏi hẳn những đặc điểm tùy tiện của hình thức tự nhiên của vật liệu, khiến cho nó lại phục hồi một sự lẫn lộn nào đó. Và do các đặc điểm ngẫu nhiên của vật liệu trình ra trước mỗi chủ thể đều ít nhiều khác biệt nhau tuỳ theo hình ảnh hỗn hợp phản ánh chúng, nên do đó mà khuôn mẫu được biểu hiện để hướng dẫn sự gia công đã đổi thay từ người này đến người nọ, khiến các động tác được thực hành trong lao động tập thể bởi các thành viên khác nhau của nhóm đã không thể tương đồng hoá được. Với sự xuất hiện của danh từ điển hình và của hình ảnh lý tưởng hoá mà danh từ ấy gợi ra, lần đầu tiên những người lao động có một khuôn mẫu thực tại tách khỏi những nét ngẫu nhiên đương sự, nói cách khác, có một khuôn mẫu đồng nhất một cách ý tưởng tính với tất cả mọi người, khiến các động tác của họ được hướng dẫn bởi hình thức- tiêu chuẩn ấy cũng có thiên hướng mang một cốt cách chung. Trong trường hợp sự xây dựng bức tường được xem xét ở đây những người lao động, khi chồng những hòn đá lên cùng một hàng điển hình được biểu hiện cách ý tưởng, thiên hướng cùng nhất trí với nhau bằng cách mỗi người đều đem lại cho các cử chỉ của mình một hình thức ít nhiều song song với của người bên cạnh. Mà nếu như trong tính nhất trí đang bắt đầu tự phát lập thành ấy có một ai đấy xa rời chiều hướng của toàn thể, thì những người khác gọi hắn trở về trật tự bằng một dấu hiệu được nhào nặn theo chính bản thân chiều hướng ấy. Nói khác, bây giờ không còn là một cử chỉ bên (latéral) của bàn tay phóng ra cách ý tưởng trên công trường hình thức xếp hàng điển hình của bức tường đang xây dựng: (C1av. ECxV) mà là một sự vận động của bàn tay hất về đằng trước, được nhào nặn theo sự vận động tập thể đã ít nhiều đồng đều trong sự xếp hàng các tảng đá, và nó phóng ra hình ảnh nhấn mạnh vào hình thức xếp hàng không là hình thức của bức tường phải xây nữa, nhưng là hình thức của bản thân sự vận động xây bức tường, hoặc EVC; “hình thức xếp chồng (E) của sự vận động truyền vào cái này” tức là những hòn đá trên công trường. Khi nói một cử chỉ đưa lên đằng trước của bàn tay, thì tự nhiên rằng ý niệm “về đằng trước” phải được hiểu một cách hoàn toàn tương đối, nhân vì, tuỳ theo vị trí của chính thân thể chủ phát ra dấu hiệu ấy, mà khuôn mô của dấu hiệu này theo sự vận động tập thể của toàn thể những người lao động cũng rất có thể trở thành ngang (latéral), như ta có thể quan sát thấy trong sự phục hoạt ở đứa trẻ đẩy con tàu chở gỗ của nó.

Ta có thể nghĩ rằng cũng ở thời kì chuyển sang oldovien, tính thống nhất của khuôn mẫu lý tưởng đã hoạch đắc với danh từ điển hình “Rìu” (C1av.SCxV) đã cho phép cả những vận động trong gia công dụng cụ ấy tiến tới dần dần có một hình thức gần như đồng nhất, thiên về đem lại cho bên lưỡi hình thức sắc điển hình phân biệt. Kết quả là một dấu hiệu mới, nhào nặn theo chính bản thân hình thiên hướng tính ấy, và nó chỉ dẫn cho những người lao động vụng về hình thức của những động tác ghè đẽo phải thực hiện. Chúng tôi không có một quan sát nào về ứng xử của trẻ em phép tái dựng cụ thể dấu hiệu này.

Ý nghĩa mà nó có thể được xác định cách tương tự với ý nghĩa mà chúng tôi vừa lập dựng cho sự xây bức tường, hoặc: SVC, bây giờ chỉ định hình thức sắc với tư cách là những vận động đẽo ghè hòn đá thiên hướng về phía nó, nói khác là “hình thức thiên hướng về cái sắc (S) của sự vận động liên can đến cái này”, tức là đến hòn đá. Có thể đó đã là một động tác của bàn tay nhại lại liên tiếp những nhát hỗn hợp của cái búa lên hai mặt của hòn đá, là cái hoàn toàn mới mẻ đối với cử chỉ vẽ hình đã được miêu tả cho giai đoạn trước, và nó đã biểu hiện hình thức sắc chỉ đơn giản bằng một đường thẳng hoặc hơi cong. Sự hoạch đắc dấu hiệu chỉ dẫn hình thức như là hình thức, sự vận động liên can đến đối tượng- HVC- cuối cùng đưa lao động gia công sang lao động sản xuất. Quả vậy, sự có ý thức về dấu hiệu ấy, được thực thao theo phép biện chứng của ba yếu tố: rời rạc, tập thể và cá thể, là cái còn có giá trị đối với tất cả thời gian của sự nhân hoá, đáo đầu đến đem lại một cấu trúc mới cho hành vi lao động, với tư cách từ nay trở đi nó hàm chứa trong bản thân nó đồ án (plan) riêng của nó, như là ý thức về hình thức sự vận động phải truyền vào đối tượng. Vậy đó chính là hình ảnh mà người lao động đã phóng ra từ đầu óc hắn lên vật liệu, không chỉ hình ảnh của chính hình thức dụng cụ phải đạt được, mà còn là hình ảnh của chính hình thức sự vận động gia công, được thực hiện trong vật liệu được tác động. Marx nói, người lao động “thực hiện ở đó mục đích riêng của hắn mà hắn hữu thức, cái hạn định, với tư cách là qui luật, phương thức hành động của hắn và ý chí của hắn phải phụ thuộc phương thức hành động ấy” [3] Đối với hành vi sản xuất, với tư cách là hành vi công nghệ [ kỹ thuật] thì quả nhiên chủ yếu là ý thức không bị giới hạn ở sự biểu hiện bản thân mục đích, mà nó cũng còn định rõ phương thức hành động hàm chứa nó, bởi trong thực tế bản thân mục đích chỉ có thể được thực hiện đúng nhờ vào hạn định phương thức hành động. Quả thật, hình thức được thực hiện như là biệt tính của đối tượng sản phẩm đúng ra chỉ là chính hình thức của sự vận động của lao động sản xuất, với tư cách là sự vận động ấy được đặt gửi ổn định vào đối tượng ấy, và chính tính biện chứng ấy là cái xác định trong cấu trúc cơ bản nhất của nó tiến trình sản xuất: “Sự lao động, Marx nói, được phối hợp với đối tượng của nó. Nó được khách quan hoá, và đối tượng trở thành một đối tượng được lao động [được tác động= object travaillé]. Cái được trình ra về phía người lao động trong hình thức sự vận động thì bây giờ được trình ra về phía sản phẩm như là một biệt tính đứng im, trong hình thức cái tồn tại. Người công nhân đã se sợi và sản phẩm là một sợi se [4]


*


Mối quan hệ của sự vận động với đối tượng, xuất hiện ở đây cách hiển nhiên trong quá trình của sự sản xuất của con người, mối quan hệ bằng nó mà biệt tính đạt được trên đối tượng chỉ là nơi trầm tích (dépôt sédimenté), như là hình thức đã được ổn định hoá của sự vận động đã được áp dụng ở đấy bởi người lao động, khiến hình thức hữu ích của đối tượng được làm ra không phải gì khác là chính hình thức của hành vi lao động được khách thể hoá trong nó, trong thực tế, quan hệ ấy được trình ra theo cách khái quát nhất trong chính bản thân bản chất nó, nhân vì mọi lao động người về sản xuất chỉ làm có việc tái sản sinh cách nó ý thức quá trình tự phát mà bản thân các hiện tượng tự nhiên cũng sinh ra từ đó. Mỗi đối tượng đều được cấu thành bởi vô số phần tử đang vận động, hình thức khách quan của nó, với tư cách “biệt tính đứng im, trong hình thức cái tồn tại”, chỉ có thể là hệ thống chung của sự vận động của các phần tử kia, hiểu theo nghĩa là lúc này đây trong hình thức cân bằng của nó như là sự vận động tạm thời tĩnh tại. Tất nhiên là biệt tính được thực hiện như vậy chỉ bao hàm một tính ổn định nhất thời, nhân vì, do từ bản chất nó, nó là đang vận động và như vậy thì nó nhất thiết phải tự vượt mình trong sự phát triển của sự vận động. Đó cũng chính là điều Marx đã chỉ ra, khi ông đặc định phép biện chứng như là phương thức tư duy nắm bắt “bản thân sự vận động mà mọi hình thức nhất thành (toute forme faite) chỉ là một hình thế quá độ mà thôi [5] ” Nói khác, “mọi hình thức nhất thành” như là biệt tính đứng im của đối tượng, chỉ là “hình thế quá độ” của sự vận động đã được đặt giữ vào đấy, với danh nghĩa tĩnh tại tạm thời, và quan niệm biện chứng về thế giới được xác định thế là rất phù hợp với “phép biện chứng của chính bản thân của các sự vật, của chính bản thân tự nhiên” (Lénine, sdd t.29, tr.100) như nó tự chứng minh trong sự thực hành xã hội về lao động sản xuất, trong đó con người tái sản xuất theo cách của hắn những sự vật của tự nhiên bằng nhắc lại có ý thức quá trình cơ bản ấy, trong đó sự vận động liên can đến đối tượng tự khách thể hoá chính nó, với danh nghĩa ít nhiều tạm thời, bằng cách tự ổn định trong một hình thế được duy trì trong thời đoạn “như là một cái biệt tính đứng im, trong hình thức cái tồn tại (cái đang là)” Người công nhân đã se sợi và sản phẩm là cái sợi se”.

Nếu “mọi hình thức nhất thành” của đối tượng, tức là toàn thể những biệt tính của nó, chỉ là hình thế của sự vận động hàm ngụ trong nó, thì kết quả sẽ là trong đối tượng chẳng có gì ngoài sự vận động theo nhiều hình thức khác nhau của nó, khiến cho sự nhận thức đối tượng chủ yếu là nhận thức sự vận động của nó. “Nếu chúng ta biết được, Engels nói, cái hình thức của sự vận động của vật chất (…), chúng ta khắc biết bản thân vật chất và do đó sự nhận thức được hoàn tất” (“Phép biện chứng của tự nhiên” E.S. tr.234)

Tuy nhiên sẽ là sai lầm nặng nề khi từ đó mà kết luận rằng bản thân vật chất sẽ tự dẫn đến sự vận động, khiến cho ở thế gian này sẽ chẳng còn gì cả ngoài sự vận động thuần tuý với tư cách như thế. Ở đây chúng ta đang chính xác đứng trên đường phân giới giữa thuyết duy vật và thuyết duy tâm. Thực tế, sự vận động chỉ là hiện thực với tư cách là sự vận động của vật chất, và mọi ý định nhằm đặt nó vào chính nó, bên ngoài vật chất, như là sự vận động thuần tuý, tất yếu kết cục đến biến nó thành một sự vận động ý tưởng của tư duy. Nói khác, sự vận động hàm ngụ một chủ thể đang chuyển động và chủ thể ấy chỉ có thể là vật chất, nếu người ta không thay thế nó bằng tư tưởng, khiến cho tất cả ta không thay thế nó bằng tư tưởng, khiến cho tất cả cõi tự nhiên đều sẽ trở thành một thuộc tính của tư tưởng “Về mặt tinh thần, Lénine nói, loại trừ vật chất khỏi cõi “tự nhiên” cái vật chất như là “chủ thể” thì thực thể là ngầm lấy tư tưởng làm chủ thể trong triết học (tức như là nguyên lý hàng đầu như là điểm xuất phát độc lập với vật chất) (sdd, t.18, tr.286). Ở Hegel sự trừu suất sự vận động, dẫn đến sự chủ thể hoá và sự huyền bí hoá nó, đi tới cực hạn bằng tự thần thánh hoá trong sự ngất ngây của một “tri thức” thuần tuý mãi mãi hướng vào chính mình như là “tri thức về mình”- cái cũng rất tương đương với một sự tổng bất động: “Hiện tượng là sự vận động sinh ra và chết đi, sự vận động ấy bản thân nó không sinh ra và không chết đi, nó là tự thân và tạo thành một hiện thực có thực và đời sống của chân lý. Cái chân như vậy là sự hoang tưởng say bốc mà trong đó chẳng một thành phần nào không say, và… cũng lại là sự nghỉ ngơi (đứng im) trong mờ (repos translucide) và yên tĩnh” (Hegel, sdd, tr.40) Trong một sự “đứng im” như thế, thực tế là sự vận động bị hoàn toàn xoá bỏ, nhân vì đó không phải một sự đứng im ít nhiều nhất thời trong một tình thế quá độ của sự vận động , mà là một sự đứng im hẳn trong tính thống nhất hoàn tất cuả Ý niệm tuyệt đối. Và đó là lý do khiến phép biện chứng hegelien, sau khi đã tán dương sự vận động trong ý thức, đáo đầu đến một chủ nghĩa bảo thủ thuần tuý trên bình diện thực tế.

Vậy thì nếu như sự vận động chỉ có thể được quan niệm như là sự vận động của vật chất, không những nó phải xoá mình chỉ với tư cách là sự vận động hiện thực, mà còn cả với tư cách là sự vận động vắn gọn, thì cũng đúng do đó mà vật chất trình ra là chủ thể. Mà với tư cách chủ thể của sự vận động, vật chất phải tự xác định nó độc lập với nó. Và nhân vì đã được chỉ ra rằng tất thảy các biệt tính, tạo nên nội dung của vật chất, chủ yếu là những hình thế vận động bao hàm trong vật chất, thì chỉ còn lại có một và duy nhất một hạn định có thể xác định nó với danh nghĩa là bản thân vật chất hoặc chủ thể, một “biệt tính” (une “propriété”, nếu muốn gọi thế, đặt trong ngoặc kép, bởi nó là tuyệt đối độc đáo so với mọi biệt tính khác: sự hạn định của hiện tồn khách quan, cái “biệt tính” là một hiện thực khách quan, tồn tại ngoài ý thức của chúng ta. Và ta đã thấy trong lời dẫn nhập rằng ấy chính là đích sự hạn định ấy của hiện tồn khách quan, mà Lénine đã chứng minh nó là “biệt tính” duy nhất của vật chất mà học thuyết triết duy vật bị buộc phải thừa nhận, là cái luôn luôn được trình ra bằng dấu hiệu chỉ dẫn được tích hợp trong bản thân sự vận hành của các cơ quan cảm giác của chúng ta, nhờ vậy mà vật chất được đem tới chúng ta trong cảm giác như là hiện thực ngoại tại độc lập với chủ thể: cái cái này của tính xác thực khả cảm.

Trong sự phát triển của dấu hiệu chỉ dẫn, chủ thể đi theo cái “cái này” trong sự vận động của nó, điều ấy cho phép nó lập thành một hình ảnh đầu tiên của vật chất đang vận động. Và những biến hoá khác nhau của công thức cơ bản của sự chỉ dẫn triển khai phản ánh những nét lớn, cả ở trình độ sự hỗn hợp ban đầu, phép biện chứng của sự vận động ấy của vật chất. Nếu công thức (1) CVH trình bày vật chất trong một vận động theo một hình thức nào đó, thì công thức (2) CHV trình bày vật chất trong chính hình thức ấy như là khách thể hoá trong “một biệt tính đứng im”, ở đó sự vận động tiền diễn được ổn định hoá cách nhất thời bằng một hình thể hạn định “trong hình thức cái tồn tại”. Công thức (3) VHC trình bày sự vận động của vật chất trong sự truyền giao của chủ thể của hành động đến đối tượng, và công thức (4) VCH trình bày vận động trong sự thực hiện mình trong bản thân đối tượng. Cuối cùng, công thức (5) HCV trình bày hình thức khách quan của đối tượng như là hình thức khách thể hoá sự vận động hàm ngụ trong nó, và công thức (6) HVC trình bày hình thức sự vận động trong mối tương quan của nó với đối tượng. Người ta thấy rằng cả ngay ở những ngọn nguồn của tri thức, dấu hiệu chỉ dẫn triển khai đem lại một hình ảnh, lẫn lộn nhưng có thực, của hiện thực khách quan trong cấu trúc cơ bản nhất của nó, như là vật chất đang vận động hoặc sự vận động của vật chất, “sự vận động mà mọi hình thức nhất thành chỉ là một hình thế quá độ mà thôi”.

Như thế, trong ý nghĩa hỗn hợp của sự chỉ dẫn triển khai , người ta có thể “phát hiện như trong một “cái nang” (một “tế bào”) những mầm mống của tất cả các yếu tố của phép biện chứng [6] về nhận thức như là bản sao ý tưởng tính của phép biện chứng của sự vật. Những mâu thuẫn mà nó chứa đựng trong trạng thái ngầm ẩn sẽ dần dần biểu lộ trong sự phát triển của thực hành xã hội, khêu gợi từng bước một sự cấu thành những hình thức mới của ngôn ngữ và của ý thức, trong đó cấu trúc ký hiệu học nguyên thuỷ mỗi lần lại một phong phú thêm về những cử chỉ ngôn ngữ mới (nouveaux geste slinguistiques) được nhào nặn theo sự hoạt động vật chất và những liên hệ vật chất giữa người lao động, và chúng, với sự kêu gọi của phép ký hiệu khẩu thiệt, phóng ra một hình ảnh mỗi lúc càng rộng thêm và càng chính xác hơn về thế giới bên ngoài.

Chúng ta đã thấy những bước đầu tiên của phép biện chứng ấy làm việc ở những dự-thành nhân, những “tạo vật quá độ” (Engels) giữa con khỉ và con người. Trong kỳ đầu dự- thành nhân, mà người ta có thể đặt nó vào thời kỳ chuyển từ kỷ thứ ba sang kỷ thứ tư, dấu hiệu chỉ dẫn triển khai bắt đầu được nhân lên theo bốn công thức đầu tiên của nó, trong sự tương liên với sự phát triển của lao động thích nghi đơn giản, tức là sự sử dụng dụng cụ tự nhiên và dụng cụ chuẩn bị, trở thành một ứng xử đều đặn nhờ vào sự giải phóng bàn tay. Sự phát triển lượng tính của lao động thích nghi đơn giản ấy trong nhóm dự- thành nhân còn chưa được khu biệt đạt đến một tiến bộ lượng tính đầu tiên với sự xuất hiện một tốp tiên phong, mà sự trao đổi thông tin với đại bộ phận nhóm đem lại cho sự chỉ dẫn một cấu trúc mới, như là sự chỉ dẫn biểu hiện cái “cái này” vắng mặt. Dấu hiệu nguyên thuỷ ấy của sự biểu hiện, được nhào nặn theo hình thức mới đang nảy sinh về hợp tác, đã khởi đầu cho một giải pháp đầu tiên mối mâu thuẫn cơ bản trong ý nghĩa hỗn hợp của sự chỉ dẫn triển khai giữa yếu tố đối tượng với yếu tố vận động với tư cách là sự vận động của đối tượng cuối cùng đi đến làm nó biến đi. Quả vậy, sự biểu hiện cái “cái này” vắng mặt được phát triển bằng sự cấu thành của dấu hiệu biểu hiện đối tượng vắng mặt, -C.CVH (8)- được bổ tác bởi dấu hiệu biểu hiện hỗn hợp nhấn mạnh sự vận động của đối tượng vắng mặti C.VCH (11) Và toàn thể những dấu hiệu biểu hiện đầu tiên ấy đã cho phép vượt qua ở trình độ hỗn hợp, mâu thuẫn giữa đối tượng và sự vận động trong hình thức sơ đẳng nhất của nó, tức là sự biến mất của đối tượng sẽ ra khỏi trường tri giác thực tại. Bước tiến đầu tiên về chất ấy trong sự phát triển của ngôn ngữ, và của ý thức, lần đầu tiên cho phép chủ thể trượt một cách ý tưởng tính ra khỏi những đường giới chật hẹp của cái khả quan sát hiện diện, như thế mà thực hiện sự giải phóng khối óc, đã dẫn sự chuyển bước từ chuẩn bị dụng cụ bằng thủ thao trực tiếp vào vật liệu sang sự tu chỉnh dụng cụ bằng lao động nhờ vào một dụng cụ thức hai, điều này đã mở ra kỳ hai dự- thành nhân (kafouen) mà ta có thể đặt nó vào phần một của thế cánh tân sơ kỳ.

Việc sử dụng dụng cụ tu chỉnh triển khai sự khu biệt các tốp đặc biệt trong nhóm dự- thành nhân tiến hoá, nó đem lại cho lao động hình thức một lao động thích nghi phức hợp. Những mâu thuẫn mới, cũng nảy sinh ra từ đó ở trình độ hoạt động vật chất và các liên hệ vật chất giữa người lao động, được phản ánh trong ngôn ngữ bằng một loạt những hiểu lầm, trong đó lại phát triển lại mâu thuẫn cơ bản giữa yếu tố đối tượng với yếu tố vận động trong ý nghĩa hỗn hợp của sự chỉ dẫn triển khai: từ do người nói dùng để chỉ dẫn sự vận động của một đối tượng nào đấy, được nhận hiểu là biểu hiện sự vận động ấy trên một đối tượng khác. Hoặc nữa từ dùng để chỉ dẫn một đối tượng trong một vận động nào đấy được người nhận hiểu như là biểu hiện đối tượng ấy trong một vận động khác. Một mâu thuẫn như thế tìm thấy sự giải quyết trong sự cấu tạo câu chức năng sơ đẳng như là sự kết hợp hai từ hỗn hợp, trong loại hình I nó định rõ quan hệ giữa sự vận động với đối tượng, và trong loại hình II, nó biểu hiện sự vận động giữa hai đối tượng hoặc trong hình thức năng động của bản thân hành động, hoặc trong hình thức ổn định của một quan hệ không gian. Như trong thí dụ đã nêu ra: “Mồi đá”, sự biểu hiện con mồi ở đằng sau mỏm đá bản thân nó đã hàm chứa một hình ảnh của vận động rẽ quanh mỏm đá, nhân vì quan hệ không gian được biểu hiện như thế thì chỉ có thể được xác định bởi một sự vận động như thế mà thôi. Và ấy là hình ảnh rẽ quanh mỏm đá dẫn đến con mồi là cái đã giải quyết mâu thuẫn giữa yếu tố đối tượng với yếu tố vận động trong ý nghĩa hỗn hợp của hai từ được người nói dùng trước sau phù hợp với tình thế riêng của hắn và được người nhận hiểu theo một nghĩa khác hẳn.

Sự phát triển của câu chức năng trong hình thức liệt kê và hình thức tương liên năng động (“châu hấu hấp thế thợ săn”) sản sinh sự biểu hiện tình thế sinh học vắng mặt, điều này dẫn đến sự hoàn tất dụng cụ trong lúc nhàn rỗi. Trong một bước tiến như thế, sự phát triển về lượng của lao động tu chỉnh chuyển sang sự biến hoá về chất, nhân vì do đó mà lần đầu tiên kết quả là một hình thức thực tế phân biệt trên dụng cụ tu chỉnh. Và chính là tiến bộ về chất ấy ở trình độ sự hoạt động vật chất, nhân vì do đó mà lần đầu tiên kết quả là một hình thức thực tế phân biệt trên dụng cụ tu chỉnh. Và chính là tiến bộ về chất ấy ở trình độ sự hoạt động vật chất, được diễn đạt trong ngôn ngữ bằng sự cấu tạo một cấu trúc cử chỉ mới: dấu hiệu biểu hiện phân biệt của hình thức- C.HCV (19) mà sự triển khai làm nảy sinh mâu thuẫn cơ bản thứ hai hàm ngụ trong ý nghĩa hỗn hợp giữa yếu tố đối tượng với yếu tố đối tượng với yếu tố hình thức, với tư cách là hình thức như thế tồn tại hằng xuyên, trong khi ấy đối tượng được trình ra dưới những dạng vẻ vô cùng biến hoá. Trong những điều kiện như thế, xác định một hình thức nào đó của đối tượng như thế nào? Ở bước đầu vấn đề không được biết đến một cách đơn giản, nhân vì tính không bền vững của hình ảnh hỗn hợp được phóng ra bởi dấu hiệu chỉ dẫn triển khai cho phép nó sửa đổi yếu tố hình thức theo hình thế và đòi hỏi của tình thế.

Nhưng với các cấu trúc (19) và (20)- (20’) (“Bé, bé Istine”, yếu tố hình thức lên hàng thứ nhất của ý nghĩa hỗn hợp và cũng do đó có một tính không đổi mà nó đã không có trong dấu hiệu nguyên thuỷ của sự chỉ dẫn triển khai bị giới hạn trong bốn công thức đầu tiên. Hình ảnh của hình thức được hạn định như vậy đi vào cấu trúc (21) trong đó có cho phép so sánh hai đối tượng giống nhau: “Mù khói bố” như đứa con của Piaget đã nói, hoặc: “Đá sắc bố”, trong sự đồng đẳng mà chúng tôi đã tái dựng. Những so sánh lặp lại với sự trung gian của cùng một hình thức này như là chung cho một số nhiều vô hạn những đối tượng giống nhau, nói cách khác như một hình thức chung được thực hiện trong cái đơn lẻ, điều này trong ý nghĩa của danh từ chức năng: Tất nhiên hình thức (H) với tư cách là chung cho một số nhiều vô hạn đối tượng, bây giờ đã có một tính cố định lập tức tương phản với tính không bền vững của hình thức hỗn hợp. Sự đối lập ấy, trước hết bị che đậy bởi cái sót lại của cái mập mờ còn được giữ lại trong danh từ chức năng, bật ra trong những tình thế lập lờ khi sự biểu hiện cạnh tranh của nhiều hình thức tương đối điển hình, đều được đề xuất bởi các dữ kiện cảm giác- vận động, đòi hỏi một sự lựa chọn hạn định, trong khi ấy không một vấn đề nào được đặt ra cho hình thức hỗn hợp, mà chủ thể, trong những hoàn cảnh như vậy, chỉ dẫn đơn giản theo thái độ của hắn lúc ấy. Mâu thuẫn, xuất hiện ở đây, chỉ là biểu thị mâu thuẫn cơ bản, đã hiện diện ngay từ đầu ý nghĩa của sự chỉ dẫn triển khai, giữa yếu tố đối tượng luôn khi chuyển động với yếu tố hình thức hàm chứa một tính không đổi nào đó, nhưng còn chưa xuất lộ vì lẽ tính không bền chắc của hình ảnh hỗn hợp trong đó yếu tố hình thức có thể luôn luôn thay đổi theo các nhu cầu của tình thế. Bây giờ mâu thuẫn phát triển trong sự vận động luân phiên rồi theo vòng tròn của nhiều hình thức ít nhiều điển hình đang cạnh tranh nhau trong tình thế lập lờ đương sự, sự vận động xác định cử chỉ dò hỏi, mà sự điền tháp vào đồ hình đã đạt được của danh từ chức năng làm nảy ra cấu trúc dò hỏi đầu tiên: “Gì gì nè?” Phép biện chứng của những câu hỏi và đáp làm cho danh từ chức năng chuyển thành danh từ điển hình cái đem lại giải đáp đầu tiên mâu thuẫn giữa yếu tố đối tượng với yếu tố hình thức, bằng chuyển nội dung hỗn hợp (f1v) với những nét ngẫu nhiên mà nó phản ánh sang trạng thái suy thoái, khiến cho hình thức điển hình (H) tách ra rõ rệt như là hình thức của bản thân đối tượng, độc lập với những dạng vẻ bất kỳ gắn liền với tình thế. Vì lẽ một cấu trúc mới như thế của ngôn ngữ và của ý thức, lao động tu chỉnh bây giờ được dựa vào một hình ảnh ý tưởng của hình thức dụng cụ, thiên hướng có một dáng đi chung đối với mọi người lao động. Trên cơ sở thiên hướng ấy, một cử chỉ ngôn ngữ mới được khuôn theo, nó lần đầu tiên chỉ dẫn hình thức của bản thân hành vi lao động, HVC, và sự có ý thức về hành vi ấy làm xuất hiện công nghệ sản xuất đầu tiên trong đó sự thực hiện chính xác hình ảnh điển hình của hình thức dụng cụ được bảo lĩnh bởi sự hạn định hữu thức đích những vận động trong gia công vào vật liệu.

“Con vật, Marx nói, chỉ là một với hoạt động sinh tồn của nó. Nó không phân biệt được nó. Nó là hoạt động sinh tồn ấy. Con người lấy bản thân đích sự hoạt động sinh tồn của nó làm đối tượng của ý chí và của ý thức nó. Nó có một hoạt động sinh tồn hữu thức. Đó không phải một sự hạn định đơn giản mà nó hoà lẫn ngay vào được. Hoạt động sinh tồn hữu thức phân biệt ngay con người với hoạt động sinh tồn động vật. Chính xác cũng chỉ do đó mà nó tồn tại với tư cách là giống” [7] Bằng sự hoạch đắc và sự có ý thức của dấu hiệu chỉ dẫn hình thức sự vận động truyền vào đối tượng, người lao động lấy chính hành vi lao động của mình, nói khác, hắn “lấy đích bản thân hoạt động sinh tồn làm đối tượng của ý chí và của ý thức hắn”. Như thế lao động đã dứt khoát bỏ “tình trạng đầu tiên mà trong đó hắn còn chưa rũ khỏi phương thức thuần tuý bản năng của hắn”, (Marx: “Tư bản” E.S.L , T.1, tr.180), nói cách khác, hắn đã bỏ hình thức tự phát, nửa động vật mà hắn còn giữ trong sự phát triển dự- thành nhân với tư cách là lao động thích nghi, đeer trở thành “hoạt động sinh tồn hữu thức” lao động sản xuất. Và nhân vì hoạt động sinh tồn hữu thức ấy phân biệt người với động vật, và rằng chỉ “chính thị do vậy mà người tồn tại là một giống” thì chúng ta có thể nói được là với những bước đầu của sự sản xuất dụng cụ được chứng minh bằng hình thức đã điển hình của lưỡi sắc những cái rìu đầu tiên oldovien, sự lao động đã có “một hình thức sở thuộc tuyệt đối vào con người” (Marx, sdd) giống Homo được xuất hiện, tuy sự sản xuất vẫn còn ở một hình thức phôi thai, nhân vì nó giới hạn mình ở bộ phận hữu ích của dụng cụ. Và nếu dựa vào những dữ kiện hình thái học, ta thấy rõ trong người Homo habilis, bộ não đã rõ rệt vượt qua “giới hạn quyết định” nhưng bàn tay thì vẫn chưa phải người một cách kỳ lạ (Napier), loài người hãy còn mang hình thức một bào thai vào giai đoạn cuối của sự hoài thai: đó đã là một đứa trẻ, song là đứa trẻ còn trong bụng mẹ nó, là “con người đang hình thành” (der werdende Mensch).

Quả thật là dấu hiệu chỉ dẫn hình thức sự vận động phải truyền vào đối tượng -HVC (6)- nhờ nó mà sự lao động với tư cách là “hoạt động sinh tồn” của người lao động trở thành “đối tượng của ý chí và của ý thức hắn”, mới chỉ là một biến thức cuối cùng của dấu hiệu chỉ dẫn triển khai. Nói khác, tính hỗn hợp đã được vượt qua trong sự biểu hiện đối tượng bằng sự sáng tạo nên danh từ điển hình, nó còn chưa được vượt qua trong biểu hiện sự vận động, nhân vì dấu hiệu mà chủ thể dùng để tự chỉ dẫn cho chính hắn thành sự vận động phải thực hiện hãy còn là một dấu hiệu hỗn hợp, dù cho tính hỗn hợp đó đang bắt đầu được vượt qua nhân vì yếu tố hình thức ở đó đang bắt đầu được vượt qua nhân vì yếu tố hình thức ở đó đã tách lên đứng hàng thứ nhất. Là đúng rằng trong sự gia công dụng cụ, chủ thể đã sử dụng sự biểu hiện điển hình hình thức dụng cụ tính khiến cho sự chỉ dẫn hình thức của hành vi lao động, HVC, có thể được khuôn theo biểu hiện ấy. Thí dụ, để gia công cái rìu, sự chỉ dẫn hình thức của những nhát ghè đẽo phải thi hành bằng búa được hạn định với một sự chính xác nào đó theo hình ảnh điển hình của ý thức sắc muốn đạt được, đã được biểu hiện cách ý tưởng trên hòn đá. Tuy nhiên, một sự hạn định như thế, chỉ đạt được hình thức điển hình của sự vận động theo cách gián tiếp, chưa vượt qua những giới hạn chật hẹp của hình thức dụng cụ tính, nói cách khác, nó chưa đi ra khỏi bộ phận hữu ích của dụng cụ. Kết quả là chủ thể còn chưa thể tạo thành một công nghệ toàn thể nhằm vào hòn đá toàn phần. Gọn lại, hắn còn chưa nâng mình lên sự sản xuất công cụ (l’outil).

Sự sản xuất công cụ hàm ngụ sự gia công cái toàn thể vật liệu theo một hình thức tổng thể điển hình. Một lao động như thế giả định rằng chủ thể hình dung trước một loạt đủ dài những động tác hạn định rõ. Trong khi ấy sự sản xuất cái rìu oldovien chỉ đòi hỏi từ 5 đến 8 nhát ghè đẽo cả hai mặt của cạnh sắc, sự sản xuất rìu chelléen đòi hỏi nhiều chục nhát rìu rất trật tự, bằng cách hạn định điểm đẽo của mỗi nhát, chiều hướng và lực của động tác phải thực hiện [8] . Vậy chủ thể phải có được trong đầu hắn một đồ án hành động đủ phức tạp và để như thế sự chỉ dẫn đơn giản hình thức sự vận động áp dụng vào vật liệu, như đã miêu tả, hẳn hoàn toàn không đủ. Ở đây người lao động phải có thể tự chỉ dẫn cho chính mình một loạt thao tác mang hình thức điển hình hạn định, điều này đặt ra sự khu biệt động từ, với tư cách động từ điển hình (verbe typicque)

Gọn lại, sự chuyển từ sản xuất dụng cụ sang sản xuất công cụ hàm ngụ sự cấu tạo câu, cái sẽ được thực hiện với phép biện chứng nguyên thuỷ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất trong sự phát triển của Homo habilis và sự chuyển sang Homo faber (Người chế tác): “người thành thân”, theo cách nói của Engels (der fertige Mensch/ Người hoàn tất) Chỉ khi này, trong sự chuyển từ thế cách tân sơ kì sang cách tân trung kì, mới hoàn tât thời kì mang thai của giống Homo: vượt qua giới hạn quyết định (Rubicon cérebral) giống người rời khỏi bụng mẹ của cõi tự nhiên để ra đời trong một thế giới mới, như là thế giới của văn hoá.

Để đánh dấu trong phép phân loại sự ra đời đáng nhớ ấy, chúng tôi đề nghị nâng Homo habilis lên hàng một giống- con (sous- genre) để đối lập nó với toàn thể những hình thức có sau. Vậy giống Homo có hai giống- con: habilisfaber (khả năng chế tác). Một sự phân chia như thế cho phép cùng một lúc đẩy lùi sự đối lập giả tạo, do các nhà triết học tạo ra, giữa “người chế tác” với “người tinh khôn” (homo sapiens). Thực tế, với tư cách một giống- con, Homo faber trải từ người chelléen, Homo faber primi- genius (Pithécanthrope/ Người vượn Java) đến loại hình hiện thời, Homo faber sapiens (Người chế tác tinh khôn).


Tìm thứ ba

Học thuyết Mácxít và học thuyết tâm phân. Những nguồn gốc của khủng hoảng ơđipiên

“Những quan hệ hoá đá ấy, chúng ta phải buộc chúng nhảy múa lên bằng hát cho chúng nghe chính giai điệu riêng của chúng”
(Karl Marx: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegels”. Vào đề)


Học thuyết tâm phân lại trở thành thời sự từ các sự cố tháng Năm 68, và tất nhiên thuộc về học thuyết mác xít việc tách gỡ “hạt nhân duy lí” từ những quan sát khoa học chứa đựng trong nó bằng cách giải thoát nó ra khỏi những ảo tưởng. Những người mác xít, tham gia thảo luận do báo Nouvelle Critique (Phê bình Mới) tổ chức, đã làm một sự điều chỉnh lý thuyết rõ rệt và đã chỉ ra con đường giải quyết. Chắc chắn rằng sự nghiệm của Freud đã bị sống bám bởi hệ ý thức của thời đại ông: duy sinh vật tâm lí luận và duy xã hội học luận kiểu durkheimien. Do đó mà học thuyết tâm phân đứng trước tình trạng không có năng lực hiểu đời sống người trong bản chất hiện thực của nó là bản chất xã hội tính, cơ sở thực sự của các tâm thần cá nhân. Chỉ có học thuyết duy vật lịch sử- xã hội của tính cá thể, mới cho phép diễn giải đúng đắn nguồn tư liệu phong phú về những dữ liệu khách quan tích luỹ được bởi học thuyết tâm phân.

Về phía tâm phân học, người ta dứt khoát từ chối những xu hướng tư tưởng hệ của lí thuyết freudien, “sự không thừa nhận”, tất nhiên, theo một quá trình được miêu tả rõ bởi Freud, hẳn là một cách xác định chúng. André Green nhấn mạnh ý kiến rằng không phải do định kiến tư tưởng hệ, mà chính bởi “tính nhân quả của bản thân các sự kiện” mà người ta phải xuất phát từ những tham khảo sinh học để xác định các “tình huống tâm lí nguyên thuỷ” là những cái thúc đẩy các thực hiện tâm thần của các cá nhân cũng như các sáng tạo trí tuệ của các xã hội. Với tư cách điển hình của những tình huống nguyên thuỷ trong đó ắt sẽ được bộc lộ, độc lập với các quan hệ xã hội sản xuất, “nguồn năng động” chung của đời sống tâm thần cá nhân và xã hội, người ta kể đến cấu trúc ơđipiên, được trình bày như cấu trúc phổ thông, “một hạn định thể bậc một là mối liên hệ với những người sinh ra. Người ta muốn gì thì gì, mỗi cá nhân đều được ra đời bởi hai cha mẹ, một thuộc giới mình, một thuộc giới khác. Đó là một cấu trúc chẳng có gì thay đổi được. Anh có thể đổi khác đi các vai trò, các nhiệm vụ, các bối cảnh lịch sử, nhưng trong tam giác nọ, anh sẽ không làm đổi khác các quan hệ giới tính, tức là các hạn định thể bậc một” (André Green¸ tr.24-25 và 27). Nói cách khác, phức cảm Ơđíp bât chấp tính biến thái của những biểu thị ấy, tất nhiên ít nhiều gắn liền với những hình thức xã hội của mỗi thời kì, vẫn tồn tại độc lập với tính sử ấy là chủ yếu, nhân vì nó dựa trên một thứ “bất biến” nguồn gốc sinh học, “cái thể hạn định bậc một” ấy là mối liên hệ với những người sinh nở mình.

Mệnh đề dường như là tất nhiên, thậm chí trùng lặp khi ít nhất người ta thừa nhận tính cách “sơ bản” của hình tam giác ơđipiên. Tất cả vấn đề là ở chỗ biết xem rằng thực tế có một tính cách như thế. Nếu người ta quy chiếu vào những quan sát của Freud, thì phức cảm Ơđíp xuất hiện vào một thời kì khá muộn mằn, nhân bởi nó chỉ bắt đầu vào tuổi thứ ba ở em trai, và muộn hơn một chút ở bé gái. Và tiền diễn nó là một giai đoạn tiền- ơđipiên xuất hiện khi hai tuổi, là tuổi mà liênhệ khách thể đã được cấu tạo rõ rệt [9] , nhưng tình yêu của đứa trẻ đối với mẹ nó còn chưa hề hàm chứa một ghen ghét nào đối với người cha. Người ta không thấy trong những điều kiện ấy làm thế nào lại có thể coi tam giác ơđipiên là một “thể bậc một”. Freud nói cách cụ thể, ít nhất về vấn đề trẻ em gái, rằng phức cảm Ơđíp ở đây có một tiền sử dài và một sự hình thành có thể nói là thứ phát (secondaire) [10] . Và sau khi đã phân tích nhiều hiện tượng, ông kết luận không do dự: “Ở con gái, phức cảm Ơđíp là một cấu tạo thứ phát” [11] Vậy, hoàn toàn tất nhiên cũng là như thế ở trẻ em trai, nhân vì nó cũng đi qua một giai đoạn tiền ơđipiên, dù không dài bằng và không phức tạp bằng. Đúng là đối với bé trai, mà Freud đã thừa nhận không phải không lúng túng: “Tiền sử của phức cảm ơđíp sẽ còn không hoàn toàn rõ ràng đối với chúng ta trong lâu dài về sau. Chúng ta biết rằng tiểu sử ấy chứa đựng một sự đồng nhất hoá có tính chất hiền dịu vào với người cha, nó còn chưa có ý nghĩ cừu địch bên cạnh người mẹ [12] . Vậy là chúng ta có thể kết luận chung, đối với trẻ em hai giới, cấu trúc Ơđipiên không phải một dữ kiện tức thì, mà nó phải được cấu thành như là kết quả của cả một sự phát triển thật rằng liên hệ ngoại giới với cha mẹ bao giờ cũng tam giác tính, nhưng ở bước kì thuỷ, tam giác ấy chưa phải là ơđipiên.

Trong Vật tổCấm kị viết năm 1912, Freud đã thử giải thích cấu trúc ơđipiên khi ấy được coi là uyên nguyên, bằng cách đẩy nó ngược về Tổ tiên người vượn. Người vượn này sống thành các dòng họ (familles) hoặc nhóm dòng họ mà mỗi một bị thống trị bởi một con đực ghen tuông bằng sức mạnh, nó chiếm giữ sự hưởng dụng độc quyền những con cái của nó và loại trừ những đứa con trai khi chúng đến tuổi thành niên. Những phong tục ấy hẳn đã kéo dài trong loài người nguyên thuỷ, cho đến khi cuộc dấy lên của những đứa con trai bị hoành đoạt đi đến chỗ giết vượn bố. Khi ấy bèn nảy sinh sự hối hận của anh em ơđipiên, để chối cãi tội giết cha, chúng bác bỏ hậu quả của tội ác ấy bằng tự cấp mọi quan hệ tính giao với những người vợ của cha chúng. Thế là được thiết lập sự cấm kị loạn luân, cái mở ra thời kì đầu của văn minh. Không khoét sâu vào những hư hoặc hiển nhiên của một câu chuyện như thế, chỉ cần nhận thấy nó bị bác bỏ bởi sự hiện tồn đơn giản của giai đoạn tiền- ơđipiên do Freud khám phá mươi năm sau mà rồi không bao giờ ông có thể làm cho nó trở thành lí thuyết được. Nếu như tình yêu người bắt đầu, ở tuổi thơ dại nhất, bằng phát triển không ghen ghét, thì tất nhiên chúng ta phải suy ra rằng nhân loại nguyên thuỷ đã được giải phóng ngay từ thuở cuội nguồn khỏi những đối nghịch tính giao là cái chia rẽ dòng họ của Tổ tiên người vượn. Xung đột ơđipiên xuất hiện sau này vậy là chỉ có thể được giải thích bằng cách đơn giản bằng những “quan hệ tính giao” (“rapports sexués”) theo nghĩa trực tiếp và thuần tuý “xung đột tính” của đứa trẻ với những người sinh ra nó. Chắc chắn xung đột ấy trình ra một ý nghĩa hoàn toàn khác và nó bao hàm, trên một bình diện thực tại người (humain), vậy là xã hội tính (social) một sự vận động của những trung gian.

Thực tế, bản thân cấu trúc của mối liên hệ khách thể tiền ơđipiên là tuyệt đối không tương hợp với các khái niệm cơ bản của học thuyết Freud. Freud quan niệm tình yêu trước hết là tình yêu cái mình,- tự khoái lạc và tự si mê, và ấy là chỉ khi “tựa” trên mối quan hệ nguyên gốc nọ đối với bản thân mình mà chủ thể hướng sở thích của nó vào đối tượng bên ngoài. Con dục (la libido) bắt đầu bằng hình thành ở hài nhi, trong những thực tiễn tự khoái lạc riêng của nó, sự khoái trá (le plaisir) đột hiện thoạt đầu như một “bổ sung” hoặc một “cái được” thu được từ sự hành xử các chức năng tự bảo tồn, nhất là chức năng dinh dưỡng. Số tổng năng lượng dục tính (énrgine libidineuse) được tích luỹ như thế trong bản thân mình thoạt tiên được đứa trẻ đặt trên hình ảnh tự si mê riêng của nó, với tư cách sự đầu tư cho bản thân mình bằng bản thân mình, mà được cấu thành mối liên hệ khách thể với tư cách sự đầu tư của đối tượng. Chúng tôi lập thành như thế, Freud nói, sự biểu hiện một sự đầu tư dục tính (un investissement libidinal) bắt nguồn từ cái tôi: về sau, một phần sự đầu tư ấy được dành cho cái tôi trường tồn và hướng về những đầu tư cho đối tượng như thân thể một vi động vật nguyên sinh (animalcule protoplasmique) đối với các nhánh sinh sảnh nó đã phát ra [13] . Tình yêu đối tượng, rất tất nhiên là được cấu thành xuất phát từ lòng tự si mê là cái mà bản thân nó cũng chỉ là sự phát triển của một duy ngã luận nguyên thủy, vẫn chuỷ yếu là duy kỉ: nói cho cùng nó xuất hiện chỉ như một cách dẫn dắt đối tượng trở lại với bản thân đối tượng, giống như các nhánh sinh sản của con amíp kết thúc bằng tái hấp thụ mình cùng với đối tượng trong thân thể con vi động vật. Và người ta hiểu rẩt rõ là trong những điều kiện ấy mà đứa trẻ, trong tình yêu đầu tiên của nó, tức tình yêu người mẹ, chứng tỏ một thứ độc chiếm man rợ được đặc biệt chứng minh trong sự ghen tị đối với bố nó. Trong khuôn khổ những khái niệm froiđiên, trong đó thuyết sinh học duy tâm lí (biologisme psychologiste) đem lại một sự diễn đạt vẻ ngoài khoa học cho quan niệm tư sản về người và thế giới, mối liên hệ khách thể phải nhất thiết được trình bày dưới hình thức ơđipiên. vậy nên những quan sát thực sự khoa học của Freud, cuối cùng là vô nghĩa. Sự khám phá tiền-ơđipiên đã đẩy tâm phân học vào ngõ cụt hiển nhiên, ngõ cụt ấy cũng chỉ ra cho ta rằng ta đang đứng trước một thử thách gay gắt, nó đòi hỏi sự vượt lên khỏi lí thuyết froidiên với danh nghĩa những dữ kiện khách quan của sự quan sát tâm phân học.


I. Nguồn gốc của giai đoạn tiền Ơđipiên

Nếu giai đoạn tiền ơđipiên đã ghìm các nhà tâm phân học trong những bối rối khó gỡ, thì ngược lại chúng tôi lại thấy hoàn toàn thoải mái khi khảo sát vấn đề trên các quan điểm của học thuyết duy vật sử tính. Engels đã chỉ ra rằng hoàn toàn không thể trình bày xã hội người đầu tiên trên khuôn mẫu những nhóm hợp động vật bị chia xé bởi những xung đột tính giao. Với sự yếu ớt về phương tiện mà nhân loại có khi khởi đầu, sự phát triển sản xuất đòi hỏi một sự hợp quần và một sự đoàn kết chặt chẽ giữa các thành viên của nhóm. Đó là cái không tương hợp với cấu trúc của bầy người vượn vốn chỉ là một tập hợp ít nhiều tạm thời nhưng dòng họ đối nghịch trên cơ sở tính ghen tuông của con đực.

Sự chuyển tiếp từ nhóm động vật sang xã hội người đầu tiên được trình ra cụ thể như là sự giải quyết mâu thuẫn cơ bản đã chia xé cái thứ nhất tức là mâu thuẫn giữa dòng họ động vật với cái bầy: “Ở những động vật cao đẳng, cái bầy và cái dòng họ (la horde et la famille) không bổ túc cho nhau, nhưng đối lập nhau… Lòng ghen tuông của con đực, vừa là mối liên lạc vừa là giới hạn của dòng họ, đặt dòng họ động vật đối lập với cái bầy: cái bầy, hình thức cao hơn của tính xã hội (sociabilité) hoặc bị trở thành không thể được, hoặc bị chia lìa hoặc bị tan rã trong thời kì phát dục, hoặc ít nhất bị kìm hãm trong sự phát triển do tính ghen tuông của con đực. Nội một điều ấy cũng đủ chứng tỏ rằng dòng họ động vật và xã hội người nguyên thuỷ là hai cái không tương hợp” (Engels: “Nguồn gốc gia đình…” E.S.1972, tr.42- 43) Do sự không tương hợp như thế, sự ra đời của xã hội người đã chỉ khả thể bằng sự xoá bỏ tính ghen tuông động vật, nói khác là sự xoá bỏ dòng họ động vật vì lợi ích của cái bầy. “Để ra khỏi tính động vật, Engels viết tiếp, để thực hiện bước tiến lớn nhất mà tự nhiên cung hiến cho, cần phải có một yếu tố khác, cần phải thay thế sự bất khả phòng vệ của cá nhân bằng sức mạnh hợp quần và hành động tập thể của cái bầy. Xuất phát từ những điều kiện như hiện nay vượn người đang sống , sẽ không thể nào giải thích được sự chuyển tiếp sang giống người… Sự khoan dung lẫn nhau giữa những con đực lớn, sự vượt qua khỏi mọi ghen tuông đã là những điều kiện đầu tiên cho sự hình thành các nhóm rộng lớn hơn và bền vững hơn, chỉ trong lòng các nhóm như thế sự biến hoá từ động vật thành người mới có thể thực hiện được” (sdd, tr.43).

Ở đây nên nhấn mạnh vào tính cách xã hội tính, nói khác là nhân tính, của sự xoá bỏ hãy còn giản đơn và trực tiếp thói ghen tuông động vật. Nếu thật là lòng ghen tuông động vật đáod dầu đến “một hình thức giao dịch tính giao” chỉ có thể được gọi là “vô quy tắc” (sdd, tr.44), thì như Engels đã minh định, phải thêm ngay rằng phải hiểu điều ấy theo nghĩa là “những hạn chế được áp đặt sau này bởi phong tục khi ấy lại chưa hề có”, và không hề theo nghĩa một sự tính giao “bừa bãi”. Tính giao bừa bãi (vô quy tắc) hẳn đích xác là sự lôi cuốn vào những kình địch đẫm máu, cái đã dẫn đến sự cấu thành dòng họ động vật, một hình thức ít nhiều ổn định về thống trị và chiếm đoạt những con cái bởi những con đực khỏe hơn. Cộng đồng phụ nữ trong loài người nguyên thuỷ hàm ngụ rằng thói ghen tuông động vật, cơ sở của dòng họ thú vật, đã bị đánh bại bởi sự thực hành lao động tập thể. “Sự phát triển của lao động, Engels viết, đã tất yếu góp phần vào xiết chặt các liên lạc giữa các thành viên của xã hội bằng cách bội tăng những trường hợp giúp đỡ lẫn nhau, những trường hợp tác chung, và bằng cách làm sáng tỏ hơn ở mỗi người ý thức về lợi ích của sự hợp tác ấy” (“Phép biện chứng của tự nhiên”, E.S. tr.174)

Cũng vẫn đích sự đoàn kết còn trực tiếp và chưa khu biệt ấy, với tư cách mối liên lạc đầu tiên xã hội tính của con người xây dựng trên cơ sở một hình thức sơ đẳng nhất của lao động sản xuất, là cái đã dẫn tới sự thành lập cộng đồng phụ nữ, bởi nếu cộng đồng kia xuất hiện như một “giao dịch tính giao vô nguyên tắc” hoặc “không cản trở” khi người ta so sánh nó với các hình thức tổ chức cao hơn, thì bản thân nó thực tế vẫn chứa đựng một quy tắc hạn chế cơ bản, tức sự cấm đoán những tranh giành tính giao, điều ấy giả định một kỉ cương tập thể bảo lĩnh sự đàn áp mọi mưu toan quay trở lại với “chủ nghĩa cá nhân động vật”.

Trong thư gửi Gorki, tháng 11-1913, phê bình quan niệm của Gorki cho rằng tư tưởng về Thượng đế là yếu tố thống nhất xã hội người, bởi ắt là nó đã “giập tắt” “chủ nghĩa cá nhân động vật”, Lénine bầy tỏ: “Thực thế, chủ nghĩa cá nhân động vật đã không bị giập tắt bởi tư tưởng về Thượng đế, nó đã bị giập tắt bởi cái bầy sơ khai và bởi công xã nguyên thuỷ” (Toàn tập, t.46, tr.232). Nói cách khác, trong cái “bầy” sơ khai hoặc “bầy những con người đầu tiên” (nt, t.33, tr.10) các quan hệ tính giao đã không còn được xây dựng trên sức mạnh và lòng ghen tuông của con đực như trong dòng họ động vật, mà thực tế là trên sự đồng cảm chung và tương hỗ. Như thế, những người đàn ông đặc biệt lực lưỡng, khi muốn dùng bạo lực chiếm đoạt một phụ nữ và cưỡng đoạt chống lại ý muốn của phụ nữ ấy, như ta thấy nói chung ở vượn, đã đụng phải sự khinh bỉ chung và nhận được ở tập thể một sự trừng phạt khiến họ phải bỏ thói ưa thích thứ chủ nghĩa cá nhân động vật ấy. Đó tất nhiên đã là bước đầu tiên quyết định sự chuyển tiếp từ tự nhiên sang văn hoá, bước thứ hai, như Lénine chỉ ra, phải được thực hiện bởi cái “công xã nguyên thuỷ” hoặc xã hội bộ lạc, với sự cấm đoán loạn luân và quy tắc về ngoại hôn.

Dễ dàng thấy rằng giai đoạn tiền-ơđipiên, ở đứa trẻ được đặc định bởi tình yêu người mẹ kèm theo “một sự đồng nhất hoá có tính chất âu yếm vào với người cha, người còn chưa có ý nghĩa là cừu dịch ở bên người mẹ, được quy dẫn chính xác vào hình thức nguyên sơ ấy của chủ nghĩa cộng sản nguyên thuỷ. Đứa trẻ bắt đầu bằng yêu một cách hoàn toàn ngây thơ những người xung quanh nó, trước hết mẹ nó, rồi bố nó bởi những người ấy khơi lại trong nó những dấu vết của mối liên lạc xã hội tính đầu tiên về nguồn gốc người: mối quan hệ cộng đồng trực tiếp trong “bầy người đầu tiên” về nguồn gốc người: mối quan hệ cộng đồng trực tiếp trong “bầy người đầu tiên” hoặc tính cộng đồng nguyên sơ. Mối liên hệ khách thể được trình ra như thế ngay từ đầu buổi đầu như là hình thức nhập nội của quan hệ xã hội người.

Sự thức tỉnh của lòng ghen tuông được sinh ra một năm sau với phức cảm Ơđip vậy là không thể được quy chiếu giản đơn vào tính cừu địch động vật của người cha và đứa con trai trong gia đình người vượn được chuyển vị cách vũ đoán vào các thời kì đầu của xã hội người. Đành rằng sự xung đột tính giao về tính chất, dù ở trình độ nào, cũng hàm ngụ, về một phương tiện nào đó, một sự tái sa ngã vào thú tính. Song nhân vì ở đây chúng ta đã đứng trên bình diện người, một sự thoái lùi như thế chỉ khả thể do những mâu thuẫn xã hội đột hiện trong sự phát triển của tính cộng đồng nguyên sơ, mà sự giải quyết sẽ kéo theo một đàn áp mới “chủ nghĩa cá nhân động vật”, sự đàn áp sẽ chỉ được hoàn thành với sự thiết lập quy tắc của chế độ ngoại hôn, trong xã hội bộ lạc.



[1]Người ta có thể tự hỏi liệu việc xây dựng những nền đắp ấy đã có thể được coi là một công tác tu chỉnh, nhân vì Người vượn nam phương chắc hẳn đã điều khiển các hòn đá với bàn tay của họ, không có một dụng cụ nào, điều này đưa chúng ta vẻ ngoài như về một hành vi đơn giản của sự điều khiển trực tiếp vật liệu bằng tay. Trong thực tế, ấy là chính những hòn đá, bắt đầu từ lớp thứ hai ở trên mặt đất vận hành luân phiên nhau như là dụng cụ và cũng như là vật liệu. Thực tế là những hòn đá của lớp thứ nhất được đặt trên mặt đất phải được cố định trong vị trí ấy đúng do trọng lượng của những hòn đá của lớp thứ hai, như vậy thì đá của lớp thứ hai dùng làm dụng cụ vào lúc chủ thể đặt chúng đè lên những hòn thứ nhất. Rồi đến lượt chúng lại vận hành như là vật liệu đối với lớp thứ ba, và cứ thế tiếp diễn. Ấy là trong một sự lao động như thế mà hình thức xếp hàng được thực hiện như là hình thức dụng cụ tính của cái nền đắp.
[2]Xin chú ý “Đá” là thuộc số nhiều
[3]Marx: “Le Capital” (Tư bản) E.S.L.1, T.1, tr.181
[4]Marx: “Das Kapital” trong “Marx- Engels toàn tập” Berlin, t.23, p.95
[5]Marx: “Tư bản” E.S.L.1, t.1, tr.2
[6]Lénine: sdd, t.29, tr.32
[7]Marx: “Bản thảo năm 1844” trong “Kleine okonomische Schriffren.” Dietz Verlag, Berlin, tr.104. Xem thêm “Manuscrits de 1844”, E.S. tr.63
[8]Bounak: “Le langage et l’intelligence, les stades de leur développerment dans l’anthropogenèse” in “Les Hominides fossiles et l’origine de l’homme” (Người hoá thạch và nguồn gốc con người) tr.538
[9]Thèrèse Gouin- Decarie: “Intelligenee et affeectivité chez le jeune enfant” Delachaux et Niestle, p.111
[10]Freud: “Đời sống tính giới” (La vie sexuelle) P.U.F, tr.130
[11]Như trên,tr.125
[12]Freud, sdd
[13]Freu, sdd, tr.83