trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z


31.10.2008
Chu Việt

Một độc giả bị mờ mắt và điên cái đầu

Từ gần hai tuần nay, sau bài “Một quái trạng văn hóa” của Hoàng Ngọc-Tuấn, có dễ 12 người đã nhẩy vô sân chơi hậu hiện đại (postmodernism) lên tiếng om xòm cãi nhau như chợ vỡ. Tôi đứng ngoài vô tình mà hóa ra nạn nhân vì tội ham đọc để theo dõi. Thiệt tình, tôi chả học được gì, mà còn bị thiệt vào thân. Mắt thì mờ đi và điên cái đầu vì những thuật ngữ, luận điểm đốp chát nhau, giọng bấc giọng chì…

Vấn đề định danh hay định thời điểm thật là rối rắm và theo thiển ý không cần thiết. Điều quan trọng là thực chất và khả năng tiếp nhận và tiêu hóa những gì hiện có và sẽ có. Tôi hy vọng những nhà trí thức trong sân chơi hãy có độ lượng và giữ được cái gọi là “sự ngay thật trí tuệ” (intellectual probity). Và chấm dứt cái “trò chơi vô tăm tích” (chữ của Phạm Thị Hoài) này. Chúng ta còn nhiều vấn đề khác cần bàn tới.
 


31.10.2008
Nguyễn Văn Học

Mơ cho giải Nobel nào?

Trong hệ thống giải Nobel, ngành nào được nhận cũng danh giá cả, chẳng riêng gì văn học. Năm nay, từ trước và sau khi giải Nobel văn học được trao cho nhà văn Pháp Jean Marie Gustave Le Clézio, trên một số tờ báo, diễn đàn văn nghệ của chúng ta xuất hiện ý kiến suy nghĩ hướng về một giải Nobel cho văn học Việt Nam với những câu hỏi đặt ra rất thú vị, chẳng hạn như “Nobel Văn chương Việt Nam - tại sao chưa?” [1]

Suy ngẫm và hướng đến một giá trị, một giải thưởng đích thực, uy tín và danh giá như giải Nobel thì thật trân trọng và cũng là vấn đề đáng suy ngẫm. Chúng ta có niềm tin và tự hào về một dân tộc yêu văn chương, truyền thống văn học bề dày hàng ngàn năm. Một đất nước đang đổi mới trên nhiều lĩnh vực với Hội Nhà văn lên tới gần 1000 hội viên cùng vô số tác phẩm đặc sắc có giá trị cao thì việc nghĩ đến một giải Nobel văn học cũng không có gì… xa xỉ. Nhưng, tại sao lại chỉ nghĩ đến Nobel văn chương?

Thử đặt câu hỏi, trong những ngành khoa học được trao giải Nobel như Vật lý, Hoá, Y, Kinh tế, sao không có nhà khoa học, nhà báo, bài viết nào đưa ra vấn đề tại sao chưa có Nobel ngành đó cho Việt Nam?

Giải Nobel Kinh tế 2008 được trao cho nhà kinh tế học người Mỹ, Giáo sư Paul Krugman, vừa rồi những tưởng sẽ có nhiều ý kiến của báo chí và các nhà khoa học về kinh tế học nước nhà suy ngẫm và liên tưởng đến một Nobel kinh tế cho Việt Nam, chí ít cũng có tít bài “Nobel Kinh tế Việt Nam - tại sao chưa?”, ngược lại rất im hơi lặng tiếng.

Tôi không biết, những cây bút quá ưu ái cho văn chương nước nhà liệu có làm thử một bài phân tích toàn cảnh các nhà kinh tế học, vật lí học, hóa học… của chúng ta, thử đặt lên bàn cân để suy ngẫm hướng về giải Nobel xem kết quả thế nào, như đã từng làm cho ngành văn học. Chắc là có nhiều điều thú vị lắm. Tôi ngờ rằng, những nhà báo, những cây bút ở các lĩnh vực ngoài văn chương, chắc họ không có niềm tin tuyệt đối và quá tin tưởng, ước vọng quá xa xôi viển vông như các nhà báo, nhà văn của chúng ta viết về văn học.

Đặt vấn đề Nobel cho văn học Việt Nam, e rằng, chúng ta đã quá thiên vị văn chương mà quên đi nhiều ngành khoa học khác, đồng thời, chúng ta cũng quá hồn nhiên để lãng phí, tiêu phí giấc mơ cho một giải văn chương danh giá, bởi trước khi nghĩ về giải Nobel văn học, hãy tự kiểm kê gia tài văn học của mình và tự hỏi xem: Nó là thế nào nhỉ? Đặt vấn đề cho giải Nobel văn học Việt Nam liệu có lãng mạn quá không?




[1]http://www.vietnamnet.vn/vanhoa/2008/10/807795/
http://vietimes.com.vn/vn/tinhcachviet/3986/index.viet
 


30.10.2008
Thuận

"… Những người đọc nhiều nói giỏi thì làm nghệ thuật ý niệm… Ai vẫn thích tạo tác khéo léo thì thành nghệ sĩ sắp đặt, sử dụng những vật liệu ưa thích nhất của mình. Ai ưa trình diễn thì tất nhiên là sẽ trình diễn… Những người sống trong các tầng văn hóa đường phố hoặc thế giới ngầm thì làm nghệ thuật bình dân... Những ai có biết hoặc học vẽ hẳn hoi như Georg Baselitz thì khai thác kỹ năng hội họa của mình theo hướng tân biểu hiện… Ai thích video thì làm nghệ thuật video… Còn những ai có khiếu ẩn dụ và thích lợi dụng những gì sẵn có, thì làm nghệ thuật vay mượn, nghĩa là cóp nhặt những vật phẩm hoặc tác phẩm của người ta rồi ghép nối thành một cái gì đó của mình… kệ cho ai muốn hiểu thế nào thì hiểu…"

"Góp chuyện hậu hiện đại" của ông Trịnh Lữ cho cảm giác rằng nghệ thuật hậu hiện đại dễ như trở bàn tay, rằng các nghệ sĩ hậu hiện đại cứ thích gì thì làm nấy, chủ yếu dựa vào "khiếu" và sở trường của mình, rồi lợi dụng ba chữ hậu hiện đại mà đánh lừa công chúng…

Trên thực tế, trừ những kẻ lăng xăng tạo dáng, nghệ sĩ (hậu hiện đại hay không) ngoài say mê, đều phải có nguyên tắc sáng tạo, lớn hơn nữa là phải bộc lộ được quan điểm nghệ thuật của mình.

Chọn nghệ thuật sắp đặt để đưa không gian nghệ thuật vượt khỏi bức tường quét sơn trắng, để thay đổi quan hệ giữa người xem và tác phẩm, chứ không phải vì "thích tạo tác khéo léo" như ông Trịnh Lữ đánh giá (chữ "khéo léo" có lẽ nên dành cho thợ thủ công thì hơn). Nhờ không gian mới này mà nghệ sĩ có thể liên kết các hình thức nghệ thuật khác nhau, các vật liệu khác nhau, và trong nhiều trường hợp, chính người xem cũng biến thành một bộ phận của tác phẩm. Một bức tranh treo ở đâu cũng vẫn là bức tranh ấy, nhưng một tác phẩm sắp đặt nếu bày ở phòng triển lãm, hay giữa quảng trường, hoặc trong rừng hoang… sẽ mang những ý nghĩa khác nhau.

Sửa chân dung Mao không phải đơn giản là "cóp nhặt", "biến báo gạch xóa đi một tí", rồi "kệ ai muốn hiểu thì hiểu" như ông Trịnh Lữ nhận xét, mà phải có một ý đồ nghệ thuật nhất định, để ít ra thì tác phẩm của mình không rơi tõm vào hàng nghìn dị bản chân dung cùng thể loại, trong đó có một xê-ri của danh họa Andy Warhol (hài hước nhất có lẽ là khuôn mặt Mao đỏ hồng trên nền xanh nước biển). Warhol đã đưa ra những cái nhìn khác về Mao, những hình ảnh khác của Mao, và thông qua đó, biểu lộ thái độ chính trị của ông với cựu chủ tịch Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tương tự, nhân loại cũng được thưởng thức loạt chân dung của minh tinh màn bạc bí hiểm bậc nhất hành tinh. Thế đấy, mỹ thuật của thế kỉ 20 không thể không mang dấu ấn của chính trị và truyền thông. Marxismmedia. Mao Trạch Đông và Marylin Monroe.

"Cái bệ xí” (thực chất là chiếc bồn tiểu) mà ông Trịnh Lữ đề cập trong bài sẽ khó lòng trở thành một tác phẩm nghệ thuật, nếu Marcel Duchamp đã không lật ngược nó rồi đặt lên bệ trắng, tìm cách chiếu sáng làm nổi rõ những đường cong và cuối cùng, chọn cho nó cái tên Fountain. Những đường cong (được sản xuất một cách công nghiệp) của Fountain có thể sánh ngang các đường cong mà tạo hóa dành cho nàng trinh nữ, bởi cái đẹp không là vật bất biến, mỗi thời đại có một thẩm mỹ riêng. Vâng, mỹ thuật của thế kỉ 20 cũng không thể không mang dấu ấn của capitalism và công nghiệp.

Theo quan điểm này, chữ "mỹ" không biến mất, chỉ có điều nó không còn giống như trước.

Vài nhận xét dựa trên hiểu biết cá nhân, không từ đó suy ra bất cứ điều gì, nhất là về kiến thức của ông Trịnh Lữ.

Cá nhân tôi không phải là một cuồng fan của hậu hiện đại, không có chuyện bửu bối hay cứu cánh ở đây. Nhưng tôi tin rằng, như mọi lý thuyết, nó có ích cho những ai làm nghệ thuật (thơ lục bát cũng cần lý thuyết nữa là). Có ích tới đâu, còn phụ thuộc vào từng cá nhân. Ngu muội sẽ mãi mãi là phận học đòi. Sáng dạ cũng chỉ là chớp được cái nháy mắt của hiền nhân. Còn lại vẫn là thử thách.
 


30.10.2008
Phạm Miên Tưởng

Họ là những niềm hãnh diện của chúng tôi

Đọc xong bài viết của Võ Quốc Linh, tôi muốn nói thêm vài lời.

Người Việt Nam định cư trên nước Úc chắc chắn đã đóng góp rất nhiều cho nước Úc và đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều phương diện, nhưng phương diện nghệ thuật là dễ được trông thấy nhất. Tôi tin là nghệ thuật đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xoá bỏ rất nhiều những thành kiến tiêu cực của người Úc da trắng đối với người Úc gốc Việt.

Sống trên nước Úc, tôi vô cùng biết ơn điêu khắc gia quá cố Lê Thành Nhơn và những nghệ sĩ hôm nay như Hoàng Ngọc-Tuấn, Tạ Duy Bình, Mỹ Lệ Thi, Khoa Đỗ. Với điêu khắc, âm nhạc, kịch nghệ, mỹ thuật, điện ảnh, họ đã xuất hiện trước con mắt của người Úc như những biểu tượng đẹp đẽ của văn hoá, của tâm hồn và tài năng người Việt Nam lưu vong.

Lê Thành Nhơn đã qua đời, nhưng một số bức tượng tuyệt mỹ của ông sẽ hiện hữu mãi trong viện bảo tàng của Úc và sẽ còn đứng mãi ở những địa điểm văn hoá trên nước Úc. Với gần hai mươi vở kịch đầy cách tân táo bạo của mình, kịch tác gia Tạ Duy Bình được giới phê bình xếp vào hàng tiền phong của nghệ thuật sân khấu đương đại Úc. Nhiều tác phẩm đầy tính khám phá của nữ hoạ sĩ Mỹ Lệ Thi đã được chính thức mang vào chương trình giảng dạy mỹ thuật ở các trường trung học tại Úc. Khoa Đỗ là đạo diễn trẻ thành công nhất ở Úc và được quốc gia Úc trao tặng danh hiệu "Young Australian of the Year" năm 2005. Hoàng Ngọc-Tuấn là nhạc sĩ gốc Việt Nam đầu tiên và duy nhất có những tác phẩm được giới thiệu trên chương trình MASTERPIECE của đài truyền hình quốc gia đa văn hoá SBS. Vở nhạc kịch Soft Silk Rough Linen của ông diễn tả một lịch sử đầy những cuộc ly tan của dân tộc Việt Nam và thảm trạng vượt biển tìm tự do, đã được lưu diễn tại nhiều nơi bởi The Seymour Group, gồm những nghệ sĩ tiền phong hàng đầu của Úc. Mười năm qua, trong lễ hội Children's Festival, nhiều ngàn thiếu nhi thuộc mọi sắc tộc đã diễn hành theo bản nhạc Children's Festival Parade của Hoàng Ngọc-Tuấn. Đó là bài official anthem của lễ hội, như một thứ quốc ca của thiếu nhi. Hàng năm, trong ngày lễ hội, tôi đưa vợ con tôi đến để vui chơi và ngắm từng đoàn thiếu nhi thuộc nhiều màu da cùng diễn hành trong tiếng hát của các ban hợp xướng và tiếng nhạc của các đội kèn đồng thay phiên nhau trình diễn bài Children's Festival Parade, cho đến lúc lễ hội kết thúc dưới ánh pháo hoa huy hoàng.

Những thành tựu đó đã làm cho rất nhiều người Úc da trắng nhìn về cộng đồng Việt Nam với con mắt tôn trọng và hiểu biết. Nhờ những nghệ sĩ gốc Việt Nam đó, chúng tôi có những niềm tự hào để vui sống và ngẩng cao đầu trong nước Úc đa văn hóa.
 


29.10.2008
Nguyá»…n Mai SÆ¡n

Thưa ông Nguyễn Đăng Thường,

Đọc đến câu “Sự hoài nghi của chủ nghĩa hậu hiện đại là cốt để đặt lại các vấn đề và tạo ra một cái/cách nhìn mới. Nếu đem sự hoài nghi ấy để hoài nghi lại giá trị của chủ nghĩa hậu hiện đại thì ta sẽ bị mắc vào cái vòng luẩn quẩn hay bị rơi vào ngõ cụt. Nói cách khác, chủ nghĩa hậu hiện đại không thể là con rắn tự cắn đuôi. Sự hoài nghi của chủ nghĩa hậu hiện đại lại càng không nên hiểu là ‘muốn nói sao cũng được’ một cách thô thiển” của ông, tôi nhớ đến câu tục ngữ của người Việt: “Dao sắc không cắt được chuôi”. Cho nên không cần phải “nói cách khác” bằng việc khẳng định “Chủ nghĩa hậu hiện đại không thể là con rắn tự cắn đuôi”. Có nghĩa rằng, bằng tinh thần hoài nghi, anh có thể hoài nghi tất cả, chỉ trừ anh ra thôi vì anh là “hậu hiện đại”. Nếu chủ nghĩa nào cũng tự cho phép trừ mình ra thì thưa ông Nguyễn Đăng Thường cái “context” xã hội trên thế giới này sẽ như thế nào nhỉ? Bất khả tri chăng? Biết người mà không biết mình chăng? Mặt người có lọ nghẹ thì chê mặt mình có lọ nghẹ thì… chăng?

Và nếu nói một cách đơn giản rằng: “Sự hoài nghi của chủ nghĩa hậu hiện đại” chỉ “là cốt để đặt lại các vấn đề và tạo ra một cái/cách nhìn mới”, tôi nghĩ, thiền học đã đặt ra vấn đề này từ mười hai thế kỷ về trước. Vậy “Chủ nghĩa hậu hiện đại” có gì mới trong vấn đề này?

Khi dùng từ “chủ nghĩa hậu hiện đại”, tôi xin ông Nguyễn Đăng Thường có thể cho độc giả biết “cha đẻ” của chủ nghĩa hậu hiện đại là ai, như vậy thì mới biết rằng cái “không thể cắn đuôi” là không thể cắn vào “cha đẻ” nào. Vì rằng tôi thấy những người “có quyền” đứng vào “hậu hiện đại” trên thế giới nhiều quá và còn đang lan cả sang Việt Nam, và hình như họ nói chẳng giống nhau về chính “hậu hiện đại”, nội chỉ có cái “nguyên nhân đầu tiên” của khái niệm thôi đã đầy rối rắm và nhiều “hoài nghi” đến độ mà có người phải hiểu “mỗi thời đại đều có chủ nghĩa hiện đại của riêng mình” rồi.

Tôi chú ý đến ý kiến ngắn của ông Trần Văn Tích:

Dẫu vậy, vẫn chưa có ai, hình như kể cả ông Hoàng Ngọc-Tuấn, xác định được người khai sinh và niên đại chào đời của các từ postmodern, postmodernism. (Vì phần trích dẫn tài liệu liên quan đến hai từ này quá nhiều, nên nếu đã có ai trong quí vị góp ý trên talawas chỉ rõ được tác giả nào đã “đăng bộ“ các từ này vào năm nào thì xin vui lòng tha lỗi cho người góp ý hôm nay, vì đã sơ sót không đọc thật kỹ.) Dường như hoàn cảnh chào đời của hai từ postmodernpostmodernism không giống hoàn cảnh của từ cybernetics…”

Thưa ông Nguyễn Đăng Thường, “chủ nghĩa hậu hiện đại” là “chủ nghĩa” kiểu gì khi ngay cả khái niệm, định nghĩa, “cha đẻ” của nó còn nhiều “hoài nghi” như vậy? Phải chăng còn nhiều từ dùng khác chính xác hơn như “Hoàn cảnh hậu hiện đại”, “Tinh thần hậu hiện đại”, “Trào lưu hậu hiện đại”…? Trong ý kiến trước, tôi có nói: “Tôi không bàn về lịch sử ra đời của từ “hậu hiện đại” cũng như chuyện chữ nghĩa (càng bàn càng xa) của nó, vì khái niệm “hiện đại” vẫn còn là cái “đương là”, cái “đang ở”, thì cái gì có “hậu” ắt có “tiền”, tức có đối đãi, phân biệt”. Nếu ông Nguyễn Đăng Thường có thể “xác định” được như ông Trần Văn Tích nói thì cái hoài nghi kia mới “tạm thời” lắng xuống, bằng không thì chính “Chủ nghĩa hậu hiện đại” với những–gì–liên–quan đến “khái niệm” của nó đang tạo ra sự “muốn nói sao cũng được” bằng tinh–thần–của–chính nó. Và khi ở trong tình thế “dao sắc không cắt được chuôi”, mọi sự không cho phép “muốn nói sao cũng được” đã đi ngược lại với tinh thần của chính nó mới trở nên thô thiển một cách không đáng có, tức ngụy tín. Phải chăng theo cách nghĩ của một số người, có một thứ “chủ nghĩa hậu hiện đại” hiện ra để đánh đổ “độc quyền” nhưng lại độc quyền chính mình, nếu không ông Nguyễn Đăng Thường tại sao phải đặt vấn đề “muốn nói sao cũng được” khi đưa ra những “hình nhộng” mà không chỉ có “chủ nghĩa hậu hiện đại” mới có quyền nắm giữ (mọi người có quyền “đúng/sai” hiểu rằng chẳng có “hậu hiện đại” gì trong những hình ảnh ấy được không?)?