trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 28 bài
  1 - 20 / 28 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt Nam
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
12.7.2008
Chu Thiên
Phê bình “Giai phẩm mùa Thu” tập I
 
1956 là một năm bản lề đối với toàn bộ khối XHCN trước đây. Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô cuối tháng Hai 1956 với “Báo cáo mật” của Nikita Khrushchev về những tội trạng của Stalin mở ra một giai đoạn “tan băng” ngắn ngủi nhưng cũng đủ để dẫn đến những biến động quan trọng trong các nước XHCN. Tháng Tám 1956, Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức một lớp học 18 ngày về đường lối cải cách chống tệ sùng bái cá nhân tại Liên Xô. Trong chừng mực nào có thể xếp phong trào Nhân văn-Giai phẩm tại Việt Nam vào bối cảnh quốc tế do sự kiện nói trên mở ra, đó là đề tài còn cần được nghiên cứu. Trong loạt tư liệu do Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài đăng trên báo Văn nghệ trong khoảng thời gian từ tháng Tám 1956 đến đầu năm 1957, với thư kí toà soạn là Nguyễn Đình Thi. Đây cũng là giai đoạn mà các số Giai phẩm và 5 số Nhân văn ra đời. Số Giai phẩm mùa Xuân đầu năm 1956 bị tịch thu cũng được in lại trong thời gian này.
talawas
Tập I Giai phẩm mùa Thu, theo như nhà xuất bản quảng cáo, đã in lại lần thứ hai. Sự bán chạy ấy cố nhiên làm cho mọi người phấn khởi, chứng tỏ nhân dân đang đòi hỏi rất nhiều ở văn nghệ. Và sự đòi hỏi ấy sẽ càng tăng với dịp Chính phủ chủ trương phát huy tự do dân chủ và thúc đẩy trăm hoa đua nở. Ở đây, đứng về phía người đọc, tôi sẽ nhận xét, thông qua tập sách báo chạy này, xem sự đòi hỏi ấy đã thỏa mãn được như thế nào? Tôi quan niệm rằng người đọc mong mỏi trăm hoa đua nở với đủ hương thơm sắc lạ, chứ không phải chỉ quý hồ hoa nở cho nhiều, cho nên người đọc có quyền đòi hỏi giá trị nghệ thuật của các hoa, nhất là những hoa của nhóm tư nhân giồng tỉa lại cần phải đảm bảo màu tươi sắc thắm vượt hẳn hoa "quốc doanh". Dựa theo quan niệm ấy, tôi đi tìm những cái hay, cái đúng trong tập Giai phẩm mùa thu tập I.

*


Bài đầu tiên − mà là bài có giá trị nhất được chú ý nhất − là bài "Phê bình lãnh đạo văn nghệ" của Phan Khôi. Uy tín của ông Phan trong văn giới, cá tính sắc cạnh và cương trực của ông đã gây được nhiều cảm tình và tín nhiệm của người đọc. Mọi người mong đợi rồi chăm chú đọc ông. Lời văn sáng sủa đanh thép lại đưa ra nhiều hiện tượng cụ thể mà trước đây người ta mới mang máng, càng làm cho mọi người lấy làm thú vị. Nhưng phút thú vị đầu tiền cứ giảm dần cho đến khi đọc hết, ngừng lại suy nghĩ, thì hầu hết các độc giả vô tư đều có ít nhiều phản ứng, phản ứng về mọi khía cạnh khác nhau. Về phần tôi, tôi sẽ gác bỏ hết mọi cái vụn vặt, mà chỉ nêu lại đây mấy điểm vấp phải ngay khi đang đọc:

Phản ứng đầu tiên là về sự đặt vấn đề của ông Phan không được minh bạch. Dưới một cái đầu đề to tát, người ta chờ đợi ở ông những nhận xét về đường lối, về tổ chức, về lý luận, về chính sách văn nghệ và những dự kiến xây dựng sửa chữa như thế nào, thì trái lại đằng này chỉ thấy ông đưa ra những hiện tượng bộ cục, cá biệt, và những nhìn xét một chiều không đủ phản ánh đúng đắn toàn diện sự lãnh đạo và phong trào văn nghệ toàn quốc. Tôi nói bộ cục, vì sự phê bình chỉ tập trung vào một số người trong Ban Chấp hành Hội Văn nghệ, mà thực tế do sự tổ chức lỏng lẻo của Văn nghệ không có một ngành dọc chặt chẽ, Hội cũng chỉ như là một chi hội ở các nơi, trong khi Ban Chấp hành Hội phạm những sai lầm, thì chi hội ở các nơi đã đạt được những thành tích đáng kể, phát hiện và bồi dưỡng được nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng hiện nay. Tôi nói một chiều, vì những vụ Giai phẩm mùa Xuân và giải thưởng văn nghệ đều có những mặt khác quan trọng của nó mà ông Phan không nói đến. Thực tế, vụ Giai phẩm mùa Xuân là một biểu hiện đấu tranh xã hội do sức phản ứng mãnh liệt của quần chúng mà có, mãnh liệt đến nỗi, tôi còn nhớ cả những người hiện nay biểu đồng tình với Trần Dần, lúc ấy cũng xôn xao ghê gớm. Trước tình hình ấy, triệu tập Hội nghị để thảo luận phê bình là rất đúng. Tôi không được dự, vì có bao giờ Hội nhớ mời đến tôi, − âu cũng là một thắc mắc về sự lãnh đạo của Hội, − nhưng căn cứ theo tường thuật của báo Trăm hoa, thì trong Hội nghị sự phấn khởi thì nhiều mà nỗi lo âu thì ít, vì đấy không phải là do ý kiến độc đoán của một vài người. Cái sai lầm ở đây là sự thu hồi số sách ấy và những bài phê bình liên tiếp trên báo Văn nghệ của Hoài ThanhNguyễn Đình Thi. Quần chúng rất ghét cái gì quá đáng, nên do đấy sự phản ứng không ở về phía Giai phẩm nữa, mà quay trở lại với Hội Văn nghệ. Không tìm ra nguyên nhân, chỉ đọc bài ông Phan thôi, người ta sẽ phải buồn thay cho hơn một trăm con người văn nghệ đang ngồi làm thinh hôm ấy, sao mà nó chẳng văn nghệ một tí nào. Về giải thưởng văn nghệ theo tôi nghĩ, thì dư luận thắc mắc với một số quyển được giải thưởng là rất chính đáng, nhưng mặt khác, ta cũng phải nhận rằng, Hội Văn nghệ cũng chưa hề dìm đi mất một tác phẩm quý giá nào, − (cái tầm thường của một số trong Ban chấp hành, nếu thật có, cũng chỉ mới tới mức nâng tác phẩm của cánh mình đến chỗ tầm thường mà thôi,) − mà chính là giới văn nghệ chúng ta chưa có tác phẩm nào thể hiện được đầy đủ cái vĩ đại của dân tộc ta đang mỗi ngày mỗi lớn mỗi đẹp, điều ấy không phải hoàn toàn là riêng lỗi của lãnh đạo.

Cái phản ứng thứ hai mà là phản ứng khó chịu nhất, là ông Phan đã dùng giọng mỉa mai không đúng đem hiện tượng gán vào chế độ. Ta rất tán thành ông Phan chỉ trích những sai lầm khuyết điểm do cá nhân hay do khó khăn trên bước trưởng thành gây ra hay do những lầm lẫn của lãnh đạo mà có. Nhưng ta chối tai ngay khi thấy ông đem những cái thối nát của chế độ xưa mà đối chiếu và suy bì với bây giờ, nhất là sự so sánh ấy lại không đúng. Sự kiêng kỵ ở các kỳ thi phong kiến đã thành trường quy, ghi thành điều luật hẳn hoi, mà nhà văn quá cố Ngô Tất Tố đã gọi quá đúng là "xiềng xích trong văn chương": tất cả cái gì dính dáng đến vua, thân thể, tính tình, nơi ở, cho đến cả công việc thường của vua cũng vậy, bản thân cái ấy và những chữ đứng quanh cái ấy đều không được dùng đến những chữ xấu "khiếm nhã", ai phạm phải sẽ bị đánh hỏng, và tùy theo nặng nhẹ mà định tội nữa, thế thì mấy chữ "gia miêu chi hại" "thiên tử chi ấp" (chữ ấp chỉ cái xóm nhỏ của nhân dân, dùng chỉ nơi vua ở không xứng, chứ không phải "ôm ấp con gái" như ông Phan xuyên tạc) đều là đã phạm vào trường quy rõ rệt rồi, bố thằng quan trường nào còn dám lấy đỗ. Đấy là việc dĩ nhiên, là luật lệ của kỳ thi, không một sĩ phu nào không theo, có lẽ cả những người bị hỏng cũng thấy là dĩ nhiên, không oán thán, thế mà lại đem nó so sánh với những cái sai lầm ở đây do cá nhân hẹp hòi hay vụng về gây ra, thì thật hoàn toàn trái ngược, nó mất hẳn ý nghĩa so sánh của nó, mà chỉ còn là mỉa mai xúc phạm đến bản chất tốt đẹp của chế độ mà chúng ta − những người có lẽ có nhiều ấm ức hơn ông Phan − đã và đang cố gắng chịu đựng gian khổ để góp công xây dựng thực hiện, mà chúng ta tin và trông thấy trước rằng nó càng ngày càng tốt đẹp, loại bỏ được mọi xấu xa bè phái.

Cũng như thế, cái bài thơ cảm khái vu vơ của cậu cử Nguyễn Thuyên không thể đem ví với bài "Nhất định thắng" của Trần Dần; tính chất của hai vụ cũng khác hẳn nhau. Đằng kia, Lê Văn Duyệt một kẻ có uy thế nhất và được Gia Long tín nhiệm nhất, vớ được bài thơ lời ngông và không cụ thể kia, liền vin lấy làm cớ để hạ kẻ đối địch với mình là Nguyễn Văn Thành. Đằng này, bài thơ có những nét vẽ lệch lạc về miền Bắc thật, lại do phản ứng của quần chúng mà thành to chuyện, còn sự giải quyết có khắt khe thất sách thì những kẻ chấp hành phải chịu trách nhiệm. Đem so sánh ví von như thế rõ ràng là làm giảm nhẹ bớt lỗi cho kẻ phụ trách lãnh đạo văn nghệ mà gây lòng hoài nghi đối với chế độ mà thôi.

Cho nên do những phản ứng trên thêm với nhiều khó chịu vụn vặt nữa − như mỉa mai đề nghị chính đáng của báo Tổ quốc, mỉa mai các người giám khảo có tác phẩm dự thi, − cái bài được mong mỏi nhất đáng lẽ là giá trị nhất, thì chỉ còn có một tác dụng nhỏ yếu là nêu ra mấy hiện tượng cụ thể vụn vặt mà người ta đã biết được ít nhiều từ trước.

Bài văn xuôi thứ hai, mà là bài giữ được nhiều cảm tình nhất là "Bức thư gửi người bạn cũ" của Trần Lê Văn. Bằng một lối văn nhẹ nhàng, châm biếm và thấm thía, ông Trần đã tạo nên một điển hình về con người giả tạo, cơ hội, mà chúng ta lấy làm thú vị nhớ ra rằng đã có gặp anh ta ở nơi này, nơi nọ… và hiện giờ cũng vẫn còn gặp. Có điều chúng ta vẫn chưa được vừa ý − có phải là cầu toàn trách bị chăng? − là nhân vật của ông Trần còn hời hợt quá, còn "tĩnh" quá, trong khi ở ngoài thực tế, cái "chất" giả tạo, cơ hội luôn luôn biến chuyển tiến tới chỗ tinh vi, tế nhị theo với đà tiến bộ của chế độ ta, để rồi cuối cùng nó sẽ biến hóa đi đổi thành cái thật, nếu không sẽ bị đào thải hẳn.

Bài văn thứ ba ở cuối tập, “Tiếng sáo tiền kiếp”, truyện của Trần Duy, người đọc coi như một câu đó. Văn gọn hay, hình ảnh đẹp, nhưng người ta không rõ là truyện tiên hay truyện tục, và cuối cùng triết lý của truyện nói gì, mục đích nó nêu lên cái gì? Sự đau khổ là tất yếu ở đời ư? Sự bất lực của người chống lại định mệnh ư? Tài năng và nghệ thuật cuối cùng chỉ là đau khổ ư? Thật người ta khó tìm ra cái "lẽ sống" của câu truyện không tiên không tục này, do đấy nó không gửi lại lòng ta cái gì cả, ngoài cái não nùng ảm đạm.

Bây giờ tôi bước sang phần thơ. Tôi là người dốt thơ nhưng vốn thích thơ, cũng xin lạm có ý kiến riêng của tôi mà tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm. Cảm tưởng đầu tiên là những bài thơ ở đây không có cái gì đặc sắc hơn những bài thơ in ở những nơi khác, tuy có cái êm đềm thấm thía của Nguyễn Bính, cái là lạ vui tươi của Quang Dũng, cái viễn ảnh bầng sáng của Huy Phương…, nhưng nói chung, nó không làm nổi bật lên được cái gì trong khi hình thức diễn đạt không được trau chuốt chu đáo, nhất là người đọc phần đông đều không thích cái lối kể lể kéo dài trong thơ. Chúng tôi muốn thơ lời ít mà gợi lên nhiều hình ảnh, nhiều cảm xúc. Và vấn đề "đơn âm, sáu giọng" của tiếng Việt đòi hỏi ở nhà thơ sự thận trọng trong việc tạo ra những lối thơ xếp chữ dài ngắn. Sau nữa, tôi thấy có những hình ảnh thô kệch sống sượng trong thơ. Mặc dầu dụng ý là để đả kích, hình ảnh sống sượng ấy bất lợi cho nhà thơ hơn là cho đối tượng đả kích. Tôi dẫn làm thí dụ mấy câu sau đây của Hoàng Cầm:

Rúc đầu vào nách vợ
Hút hít như chó con

(“Tiếng cười”)

Diễn văn cót két chân giường mới,

(“Cưới”)

Tôi thấy nó không đẹp, không thơ tí nào mà không phải là vì lời nó cục cằn. Viết đến đây tôi sực nhớ đến một câu của dân gian xưa, lời rất thô, rất tục:

Em như hòn cứt trôi sông,
Anh như chó đói ngồi trông trên bờ!

nhưng sao mà nó thấm thía đau xót thế.

Tôi lại xin trích mấy câu của Phác Văn, ở trường hợp khác:

Hãy hôn đi!
Hãy nghiến đi!
Cho chảy máu môi người
Một tích tắc mà thôi.

(“Tuổi hai mươi”)

Tôi thấy sống sượng không đẹp, vì thực ra cặp trai gái nào hôn nhau, dù cưỡng ép nữa mà chả giống nhau cả, cái đẹp, cái nên thơ của những cái hôn tình là ở cái quá trình tiến tới bằng tình chân thành và sáng sủa, và còn đẹp ở cái dư vị trong sáng của nó sẽ lưu lại mãi mãi. Nếu cứ nói đơn thuần như thế, thì lứa tuổi hai mươi nam nữ không những không làm theo mà còn cười cho là không biết yêu, không biết hôn nữa là đằng khác.

*


Tôi ngừng lại ở đây để tạm kết luận rằng tập Giai phẩm mùa Thu tập 1, về toàn bộ, đã vượt hơn tập Giai phẩm mùa Xuân nhiều, nhưng giá trị nghệ thuật cũng còn xa mức đòi hỏi của nhân dân. Ở đây, người đọc cảm thấy như các tác giả nặng về đưa ra ý kiến, chủ trương mà nhẹ phần trau dồi nghệ thuật. Cho nên cũng cùng một tác giả mà người ta thấy những bài ở nơi khác có phần hay hơn. Người đọc mong rằng hoa nở càng nhiều thì sắc hương càng trội, có thế thì cái nạn công thức mới dần dần biến hết, đàn văn của chúng ta mới thật là trăm hồng nghìn tía đua tươi. Bởi vậy, giá trị nghệ thuật: đẹp, hay, đúng, là chủ yếu. Tôi tin và chờ đón những bông hoa tươi thắm hơn sẽ nở ra với những tập sắp tới.

18/9/1956
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Ná»™i, s. 141 (4.10.1956), tr. 7, 8. Lại Nguyên Ân biên soạn.