10.10.2008
Việt Hải
Thưa ông Nguyễn Mai Sơn, 1. Ông có viết: “Đúng như ông Khanh nói, ai bảo Trung Quốc ‘mất chất’, ‘tư bản hóa’ thì bảo, bây giờ không phải điều quan tâm của họ nữa. Quan trọng là cứ phóng Thần Châu đều đặn, phát triển kinh tế, mở rộng truyền bá Hán ngữ trên thế giới, có bao nhiêu đặc thù của Trung Hoa đem hết ra khoe, đến nỗi cứ gặp màu đỏ là thấy Trung Quốc. Việt Nam muốn được như Trung Quốc thì cũng còn hụt hơi.“ Sự ngưỡng mộ của ông Nguyễn Mai Sơn cho một Trung Quốc ngày nay là có lý của ông. Song điều đó cũng không ngăn người khác thử đặt lại vấn đề. Có một đất nước “ cứ phóng Thần Châu đều đặn, phát triển kinh tế,…” nhưng trong đó, người với người chẳng ai còn biết có thể tin được ai; sinh mạng, sức khỏe con người, dù là con trẻ, cũng không đáng một đồng cân nào. Tới mức, trước mối nguy đó tư bản nước ngoài dù hám lợi cách mấy cũng phải “chột dạ” không nỡ ngậm miệng, liền bị chính quyền ra sức che giấu, khiến họ phải cầu xin sự giúp đỡ từ chính phủ nước họ. Giả sử có một xã hội khác, dù còn trong “cõi hồng hoang”, “ăn lông ở lỗ”, nhưng người với người không dối lừa, không cần đề phòng lẫn nhau, an toàn sống bên nhau. Không biết xã hội nào trong hai xã hội ấy là nhân bản, nhân văn hơn? Những đặc điểm nào của hai xã hội trên được cho là quan trọng hơn, cao quý hơn, người hơn cho ngôi vị làm con người? Theo tôi, cũng còn tùy nhân sinh quan mỗi người vậy. 2. Trong ý kiến trước, tôi nhận định: truyền thông Công giáo ở hải ngoại nhìn sự việc qua nhiều lăng kính khác nhau. Như thế không có nghĩa rằng truyền thông Công giáo, các bài viết của người lương, giáo trong nước đi đúng lề bên phải. Sự thật nó như vậy, ông Sơn không ưng cũng một lẽ và ông giải thích nguồn cơn hiện tượng ấy do đâu là quyền của ông. Lại có sự thật nữa là: một phần lớn giáo dân không có cái may được tiếp cận nhiều luồng thông tin như ông Nguyễn Mai Sơn, nhưng khi theo dõi truyền thông trong nước, đồng thời nghe nguyên văn bài phát biểu của đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt được đọc lại trước Thánh lễ tại tất cả các nhà thờ thì họ hiểu ngay đâu là sự thật thôi. Và như thế, họ càng cảm thương, lo lắng cho vị chủ chăn của mình bị hiểu lầm do lối xuyên tạc, cắt xén thông tin thâm độc của các cơ quan truyền thông nhà nước.
9.10.2008
Ngoc Duyen
"... tôi không thể nói thay người khác được, nhưng dư luận ban đầu chưa có ai phản đối, chỉ có những người hưởng ứng, ủng hộ." Ôi, thầy Hạc phát biểu đúng y như cách của các lãnh đạo nhà nước ta. À mà không nói như vậy thì làm sao còn làm Chủ tịch HĐCVDA này được. Chúc thầy sức khoẻ.
9.10.2008
Phong Uyên
Thế mới biết lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm những người thức thời và là những người biết suy luận đúng như Marx, "tôn giáo là thuốc phiện cho nhân dân" nên đã không cản trở Cơ đốc giáo, "một thứ thuốc phiện", bành trướng ở Trung Quốc. Theo ước đoán, có chừng từ 70 đến 130 triệu người theo đạo Chúa này, gấp gần 2 lần số đảng viên cộng sản. Gián tiếp để mặc Cơ đốc giáo bành trướng trong khi đàn áp người Hồi giáo, Đảng Cộng sản Trung Quốc được 2 điều lợi: 1. Những người theo Cơ đốc giáo chỉ lo cho đời sống tinh thần của mình sẽ không đụng tới chính trị như những người Hồi giáo có thể chịu ảnh hưởng của Islamism quốc tế. 2. Làm lợi cho kinh tế, thương mại Trung Quốc vì những doanh nhân Tây phương, gặp những đối tác Trung Quốc mang tên Chistian, Paul, James..., dễ có thiện cảm hơn là những người mang tên Mao Sếng Sáng. Bởi vậy giới doanh nhân thành thị, giới sinh viên đại học đổ xô nhau theo đạo Cơ đốc, nhất là những phái Tin lành. Ngoài chuyện được coi là "hiện đại", họ còn nghĩ tới làm ăn buôn bán sau này. Có thể trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có phái thức thời. Nhưng tiếc thay, như tôi đã có dịp nhiều lần nói, phe Bảo thủ vẫn có đủ sức "thọc gậy bánh xe", nên mới có những vụ Thái Hà, Tòa Khâm sứ.
8.10.2008
Quá Giang
Bảo tàng Luận văn Tiến sĩ, tôi ủng hộ. Lần nào đi Hà Nội, thầy tôi đều ghé Văn Miếu Quốc tử Giám, và đều thuê hướng dẫn viên giới thiệu. Mỗi lần như thế thầy đều rủ rê thêm bà con, bạn bè đi cùng cho vui. Ai hỏi sao đi nhiều lần thế? Thầy bảo: "Vì đó là tinh hoa quốc tuý của dân tộc mình. Ở Văn Miếu tôi học được nhiều điều. Ông bà ta ngày xưa rất trọng cái học. Từ cái học hình thành nhân cách và kiến thức của mỗi người. Cách học ngày xưa rất mở, dù ảnh hưởng bởi chế độ phong kiến, nhưng các thầy dạy không phải kiểu thầy đọc trò chép. Mỗi người tự nghiên cứu, rồi thể hiện bằng cách riêng của mình, không phải bắt chước, sao chép. Các thầy đều tôn trọng ý kiến riêng của mỗi học viên, đánh giá cao các ý kiến sáng tạo."
Ở Văn Miếu, mỗi khoa thi đều có ghi tên đầy đủ những người đỗ tiến sĩ qua mỗi thời kì. Tới đó ta thấy được niềm tự hào của dân tộc, lấy cái học làm trọng. Các tiến sĩ lưu danh đến muôn đời. Gần đây Viện Bảo tàng Dân tộc học lại nêu ra ý kiến thành lập Viện Bảo tàng Luận văn Tiến sĩ thời cận đại. Một ý kiến thật hay, mặc dù không mới. Ngặt một nỗi, các tiến sĩ giấy nhà ta bây giờ sợ không dám đưa luận văn mình vào viện để lưu trữ. Dĩ nhiên luận văn đó cũng lưu danh.
Hay quá, lúc mà các tiến sĩ thi nhau ào ạt ra đời thì giải pháp này hay hơn cả. Ai đưa luận văn ra công luận chắc người đó là tiến sĩ thật.
8.10.2008
Äá»— Kh.
Hồn Trương Các, Mác hàng Tửu?
Bài liệt kê của Võ Tấn Phong (" Chủ nghĩa Mác?"), tôi xin phép không có ý kiến về toàn bộ. Một thắc mắc nhỏ, là để phản biện “các nhà Marxist Việt Nam" được nêu danh, tác giả mang trường hợp của Trương Tửu mà ưu ái những hai lần, lần đầu trích dẫn làm chứng: “Trương Tửu đã áp dụng thủ đoạn đó trong lúc y đem hiện tượng ‘văn học chống chế độ hiện tại’ là một hiện tượng có ý nghĩa tiến bộ trong xã hội cũ, ứng dụng vào trong chế độ mới, mà chính quyền Nhà nước đã về tay nhân dân, mà sự chống đối đó trở thành một hành động phản cách mạng.” và lần thứ nhì chú thích: "… là những người cộng sản chỉ kêu gọi đối xử nhau lịch sự khi đang ở thế yếu hoặc đuối lý, còn khi họ mạnh, thì ‘bọn phản động Phan Khôi, Trương Tửu, bọn Mỹ-Diệm, những tên tay sai bán nước, bọn phản động đội lốt thầy tu’ là những lời lẽ họ rất ưa dùng để chỉ những ai đối lập." Chúng ta biết, và ông Võ Tấn Phong phải biết, là các nạn nhân của chế độ tại Việt Nam hẳn là không thiếu, chẳng hiểu vì sao ông cứ nêu Trương Tửu. Theo tôi ngờ ngợ (nếu không phải xin nhờ chỉ dẫn hộ), thì Trương Tửu lại dám thuộc tạng “các nhà Marxist Việt Nam” được/bị tác giả phê bình! Chí ít là nhân vật này từng được/bị quy kết là trốt-kít, không rõ thật hay giả (và có ăn tiền của Intelligence Service Anh quốc hay không). Nhưng Leo Trotsky, chính y, cũng chẳng rõ có phải là hay được /bị là nhà Marxist hay không, chuyện này cũng đã có những bàn cãi dông dài. May thay là ông Trần Thiện Huy được tác giả nhắc đến thì còn sống và còn có dịp để giãi bày.
|