© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
10.1.2004
Vương Sóc, Lão Hiệp
Người đẹp bỏ tôi thuốc bùa mê
Ðối thoại văn học
Vũ Công Hoan dịch
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19 
 
Phần IV
Phim Trung Quốc học đòi phong nhã

2. Cần thị trường hay cần nghệ thuật?

Vương Sóc: Phim Trung Quốc đáng cười ở chỗ nào? Ðiều phim Trung Quốc cần là kinh tế thị trường, sức ép ở chỗ này cũng dễ giải quyết. Nhưng ở đó, nó lại có một nền kinh tế kế hoạch khống chế. Với vận hành thao tác của nghề làm phim, cho nên nó không phải công nghiệp phim thật sự, mà là làm phường phim, cửa hiệu phim. Cho nên, có hiện tượng, các đạo diễn trẻ có đầu óc suy nghĩ mới hiện nay, không dính bám bên nào đầu nào, vẫn có thể ra được một chút ít tác phẩm thật. Chỉ cần khi anh bám đầu này thì phải bám đầu kia, hai đầu đều bám, thì ngựa chẳng ra ngựa, lừa chẳng ra lừa, chẳng phải cái gì cả. Ở nước Mỹ chỉ có một đầu thị trường. Tác giả người ta đều là thiên tài. Sau khi có tên tuổi liền nhanh chóng được phim thương nghiệp thu hút, kết nạp vào. Nơi dàn dựng yêu cầu anh chỉ được quay những bộ phim thương nghiệp rất hoàn mỹ, rất loại đúng đề tài hình hoá. Thế cũng được, đơn thuần, tôi cảm thấy trình độ kỹ thuật của đạo diễn thế hệ thứ năm đã đạt tới, hoàn toàn có thể giàn dựng được phim thương nghiệp rất hay như bộ phim "Con tàu Titanic". Ở đấy cũng có thể nói là theo đuổi nghệ thuật chứ, việc gì cứ phải mệt mãi như thế? Muốn theo đuổi nghệ thuật lại không theo đuổi nổi. Kỹ thuật của anh rất tốt, anh lại rất tôn trọng thị trường, anh lại muốn tiếp tục sống, thì chẳng bằng, hãy vứt bỏ nguỵ trang của phim nghệ thuật đi, xé rách mặt đi, mà giàn dựng phim loại hình hoá. Làm đơn thuần như thế, còn có thể làm cho người xem, người biên kịch, người phê bình phim, không đến nỗi không biết đâu mà lần.

Lão Hiệp: Trương Nghệ Mưu quay phim phần nhiều đều là cải biên từ tiểu thuyết. Ông Mưu làm phim khác hẳn Tạ Tấn. Ngày xưa từ "Thiên vân sơn truyền kỳ", "Người chăn ngựa" đến "Vòng hoa dưới núi cao", "Thị trấn Phù Dung", cuốn tiểu thuyết nào bán chạy, ông Tấn quay phim cuốn đó, trở thành một bà chủ nhà am hiểu tình hình thị trường nhất. Còn Trương Nghệ Mưu thì ngoài "Cao Lương đỏ" là cuốn tiểu thuyết xôn xao dư luận ra, các bộ phim khác như "Cúc Ðậu", "Ðèn lồng đỏ treo cao", "Sống", "Thu Cúc", "Có chuyện cứ nói tử tế". Ông Mưu quay phim theo tiểu thuyết của ai, thì người đó liền trở nên nổi tiếng. So với Tạ Tấn thì cũng coi là có tài, cao tay hơn.

Vương Sóc: Trương Nghệ Mưu đọc tiểu thuyết sau đó quay phim, đúng là rất mệt, hơn nữa hiện nay lối này khó đi, không đi được nữa. Hiện nay, những cái người ta viết trong tiểu thuyết đã không thích hợp để ông ấy đọc nữa. Bởi vì phim đi vào con đường thương nghiệp rất nhanh. Về cơ bản, thì bản chất của phim vốn rất ăn ý, hợp gu với những tác phẩm mà đại chúng và thương mại yêu cầu. Anh việc gì cần đến tiểu thuyết nữa? Tiểu thuyết, thứ nhất là tác phẩm của lớp trẻ, tác phẩm của lớp trẻ khó nắm bắt, họ không có khả năng ấy đọc tiểu thuyết của thanh niên, họ không nảy sinh được liên tưởng hình tượng cụ thể. Thứ hai, tiểu thuyết của dân thành phố, tiểu thuyết viết về nông thôn cũng phần lớn đều là để người thành phố đọc. Hay nói một cách khác, Trương Nghệ Mưu không tìm được chỗ quay trong thành phố. Những tác phẩm trong thành phố của ông ta cảm thấy tương đối nhiều rồi, đều không hay nữa rồi, đều không thể quay thành phim nữa rồi. Quay phim ở thành phố, ông ta không biết vở kịch này nên bắt đầu từ đâu, nhân vật này nên như thế nào. Ông ta vừa không biết xem tiểu thuyết vừa không nảy sinh được ý tưởng, thì anh bảo ông ta quay làm sao? Hoàn toàn không nảy sinh được bất cứ một hình tượng nào, thì làm sao có thể tiếp tục đọc tiểu thuyết để quay phim?

Lão Hiệp: Cho nên Trương Nghệ Mưu hầu như chưa hề động đến thành phố, ngay từ lúc bắt đầu làm phim, ông ta đã đánh bạn với ruộng đất với cao lương.

Vương Sóc: Vậy tôi cảm thấy, họ giả vờ cũng đã nhiều năm rồi, nên trở về bộ mặt vốn có của họ, thật thà quay một bộ phim quy định, quy định của thị trường cũng được, quy định của vần điệu chính cũng được. Bởi vì tác phẩm quy định này không gây khó dễ cho họ nói đến chân, thiện, mỹ. Chân, thiện, mỹ có thể chuyển đổi được thông qua tác phẩm mô thức hoá. Chỉ có những cái khác như bi quan, tuyệt vọng, đen tối... mới là ở các dạng các kiểu. Những bộ phim ấy yêu cầu có cảm nhận đặc biệt và thủ pháp quay chụp đặc biệt. Mà tác phẩm của họ phải gây xúc động, khiến người xem phát khóc, chuyện ấy đơn giản quá, kịch truyền hình đã làm việc này. Tôi cố tình đưa ra một mô thức khác, mọi người không thừa nhận mô thức này sẽ đâm ra rất mệt, sẽ gây ra rất nhiều hiểu lầm. Thật ra mọi người có chung một mục đích, nói cho cùng thì không có gì khác biệt. Vậy thì khỏi phải giả vờ giả vịt che đậy mục đích này. Làm tới mức không quy phạm như thế, bản thân câu chuyện kể tới mức không mô thức hoá như thế sẽ làm cho người ta nghi ngờ bản thân đạo diễn phải chăng có mục đích theo đuổi nào khác? Ðâu có ! Vậy thì hà tất gì làm cho tôi cảm thấy khả nghi? Cứ làm ra vẻ lén lén, lút lút rình mò làm gì ?

Lão Hiệp: Thật ra quay phim chúc mừng năm mới như Phùng Tiểu Cương, là con đường thương nghiệp của đại chúng là xong. Trong cốt tuỷ vốn cần cái này, song lại cứ phải làm ra vẻ theo đuổi nghệ thuật cao xa bằng được, thì mệt quá. Có lẽ, từ gốc rễ anh đã phải giả dối, nên anh cũng không cảm thấy mệt.

Vương Sóc: Kẻ thù lớn nhất của đạo diễn Trung Quốc chính là ông ta. Theo đuổi nghệ thuật này nọ của người Trung Quốc, đã hại rất nhiều người. Trong lòng họ không được như ý là cứ hay ra bộ vùng vằng. Phùng Tiểu Cương về sau này đổ vỡ là đổ vỡ ở chỗ này. Anh xem ông ta đấy, ông ta muốn từ phim mừng tuổi, quay sang phim nghệ thuật, nhất định đòi thành công trong liên hoan phim quốc tế. Rất có thể đây là sự mở đầu "xấu, hỏng" của ông ta. Bát cơm ngon lành tử tế anh không ăn, còn định học đòi đến chỗ chơi trò theo đuổi.

Lão Hiệp: Trong số những đạo diễn đã có tên tuổi này biết đâu tới đây, sẽ có người làm Cục trưởng Cục điện ảnh gì đấy. Dựa vào sự ranh ma gian giảo quyện đã tôi luyện, lăn lộn trong giới làm phim thì làm một quan chức nắm quyền sinh quyền sát có thẩm quyền nghề nghiệp, lại bình dị dễ gần gũi, thật không phải là việc gì khăn gì.

Vương Sóc: Anh nào bước lên cái bậc đó thì anh sẽ thấy hết. Người khác sẽ chăm chắm nhìn vào anh ta, không làm cái này, thì làm cái kia. Các đạo diễn đáng thương, họ càng đáng thương hơn.

Lão Hiệp: Những đạo diễn này thì sao ư? Các giọng cao cả hát tới mức gần bằng các thánh nhân thời xưa rồi. Nào là giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể lay chuyển, uy vũ không thể khuất phục. Ðại Vũ đi qua cổng nhà mình ba lần không tạt vào. Vợ thì cũng thế, con thì cũng vậy. Vì một chút thanh danh, bỏ cả vợ con, kiểu ý thức này về sau luôn luôn lúc nào cũng nhồi nhét. Nhồi nhét và nhồi nhét tới cực đoan. Cá nhân họ đạt tới sự hoàn mỹ cực đoan, hoàn mỹ đến tự tư cực đoan. Thậm chí ngay đến người ruột thịt, hoặc mọi người chung quanh đều là công cụ hoàn mỹ của bản thân anh ta. Thật ra, trong củ tỉ là giàu sang có thể quyến rũ, nghèo khó có thể chuyển lay, uy vũ có thể khuất phục.

Vương Sóc: Có một cách nói tôi đặc biệt không chịu nổi. Khi họ quay "Cao lương đỏ" đã từng nói, hình như Mạc Ngôn nói thì phải: Tổ tiên chúng ta đã từng có những anh hùng hào kiệt dũng cảm xông lên. Còn bây giờ thì đều là kẻ bất lực, đồ bỏ đi. Khi quay bộ phim "Ðêm Tần Thuỷ Hoàng", Trần Khải Ca vẫn nói câu này. Trong lịch sử Trung Quốc đã từng có những người chí sỹ nhân đức như vậy, bây giờ hết sạch. Quay phim này là để nói với đại chúng: Người Trung Quốc ngày xưa không có vẻ khiếp nhược như bây giờ, đã từng hết sức ngang tàng, bướng bỉnh một thời.

Lão Hiệp: Khỏi cần họ nói làm gì đến chuyện đã từng có trong lịch sử, cứ nói ngay đến lịch sử chiến tranh đối ngoại diễn ra của dân tộc Hán chúng ta cũng biết. Dân tộc Mông Cổ có một dúm người, cưỡi những con ngựa lùn bé nhỏ, xủng xoảng một hồi, chiếm hết Trung Nguyên, chia người thành mấy đẳng cấp, người Hán thuộc đẳng cấp thấp nhất. Dân tộc Mãn cũng chỉ có một dúm người, cũng cưỡi ngựa bé nhỏ lùn tịt vượt qua sơn hải quan là quét sách Trung Nguyên, bắt các người để tóc đuôi sam to cồm cộm. Nhưng người dân tộc Hán cũng rất hóm hỉnh, hiện nay đều coi những kẻ xâm lược ngoại tộc đó là anh hùng dân tộc của mình. Từ lâu Lỗ Tấn đã từng nói đến sự hèn hạ dí dỏm này, Dư Thừa Vũ còn phải chuyên môn viết về Ðại đế Khang Hy đã lập công bằng võ lực, trị nước bằng văn chương như thế nào, đã bắn bao nhiêu con hổ, bắn hổ trong vườn rừng nhà vua, trước khi bắn đã chuẩn bị sẵn hổ để nhà vua vui lòng. Lại nói đến người Nhật Bản, Trung Quốc đất rộng như thế, người Nhật Bản đâu có chiếm được nhưng họ đã chiếm đấy. Chiếm như thế nào? Mỗi người Nhật cưỡi một con ngựa, cắm một lá cờ mặt trời có nòng súng, cứ mỗi người chiếm một thôn, một thị trấn. Một khi đã chiếm được thì lập tức có một bầy lớn nguỵ quân, tiếp theo là nguỵ quyền xuất hiện...Theo kinh nghiệm đọc lịch sử của tôi, thì người Trung Quốc chém giết người mình, bao giờ cũng có kẻ thắng lợi. Khởi nghĩa nông dân, tiểu phỉ, vây ráp quân phiến loạn, đánh nội chiến, người chết không sao đếm nổi. Ðại tướng Bạch Khởi đời Tần, một lần chôn sống hơn 40 vạn tù binh. Lúc đánh nhau có bao nhiêu người cơ chứ? Lại còn cậy người Trung Quốc đông, người Trung Quốc nhiều, nhiều như rau cỏ ấy mà!
Nguồn: Nguyên bản tiếng Trung, Nxb Văn Nghệ Trường Giang, in lần thứ nhất, 2000, Nxb Văn hoá dân tá»™c, Hà Ná»™i 2002